Đánh giá về nợ xấu/tổng dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 80 - 83)

4.3. Đánh giá chất lượng tín dụng của ACB AnGiang qua ba năm 2008-

4.3.6. Đánh giá về nợ xấu/tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy nợ xấu/Tổng dư nợ năm 2008 là 0,15%, năm 2009 là 0,18% năm 2010 là 0,09%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 có tăng lên nhưng vẫn cịn ở mức thấp, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,2% vào năm 2009 và tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra là dưới mức cho phép của NHNN (3%). Có kết quả này là do Chi nhánh trong thời gian qua đã tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng, thực hiện một cách triệt để qui định của NHNN về biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đồng thời con số này cũng làm mất đi khơng ít cơ hội sinh lời, tức ACB sẽ không cho vay bằng mọi giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mà chỉ chọn những dự án khả thi tài trợ vốn, nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hiệu quả cho chi nhánh.

4.3.7. Đánh giá về chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng (nợ quá hạn/tổng dư nợ).

Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng tín dụng. Ta nhận thấy nợ quá hạn/tổng dư nợ năm 2008 là 0,71%, năm 2009 là 1,12% năm 2010 là 0,43%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ thuộc các nhóm nợ 1 và 2

chuyển qua trong năm 2008 do khách hàng vẫn chưa hồi phục lại sau năm khủng hoảng nên đến năm 2009 tình hình nợ xấu tại chi nhánh trong tăng mạnh nên làm hệ số rủi ro tín dụng trong năm này tăng nhưng vẫn cịn ở mức thấp, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức cho phép của NHNN là 5%. Từ chứng tỏ Chi nhánh đã hiện rất tốt cơng tác tín dụng, kiểm tra và suy xét kỹ các đối tượng đủ điều kiện trước khi cấp tín dụng, đồng thời thường xuyên theo dõi khách hàng trước và sau khi sử dụng giải ngân. Điều này nói lên rằng chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh là rất tốt.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2008-2010

5.1.1 Đối với hoạt động huy động vốn

- Vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng qua các năm, vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, sang năm 2010, tỷ trọng tăng đến 73,41% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy sự tích cực của tồn thể nhân viên của ngân hàng trong vấn đề huy động, khả năng tìm kiếm khách hàng ngày càng được hồn thiện hơn. Trong đó tiền gửi thanh tốn và tiền gửi tiết kiệm trên 90% qua các năm. Đặc biệt như năm 2010 là 390.789 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,3% trong nguồn vốn huy động của ACB.

5.1.2 Đối với hoạt động cho vay

- Trong các năm qua, doanh số cho vay ACB – chi nhánh An Giang luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Tổng dư nợ cho vay của đạt 425.943 triệu đồng năm 2009 và đạt 480.093 triệu đồng năm 2010. Do các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán,… Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn và hiệu quả của hoạt động tín dụng, Chi nhánh hạn chế cho vay đối với các ngành nghề rủi ro, đặc biệt cho vay ngắn hạn hiện tại vẫn là đối tượng cho vay chính của ngân hàng với doanh số từ hoạt động này chiếm từ 62-70% trên tổng doanh số cho vay. Và vị trí then chốt trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay sản xuất nông nghiệp và cơng thương.

- Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay ở khách hàng cá nhân quá lớn, năm 2010 chiếm tỷ trọng 72,69% trong tổng doanh số cho vay, điều này đã làm tăng rủi ro cho ngân hàng đặc biệt như năm 2009, nợ xấu của khách hàng cá nhân tăng đột biến đến 401,23% so với năm 2008. Ngồi ra, cho vay doanh nghiệp ít rủi ro hơn

cho vay cá nhân, đồng thời đem đến nguồn thu lớn cho ngân hàng, các khoản vay thường có giá trị lớn, thêm vào đó thơng tin về doanh nghiệp lại minh bạch hơn. Do đó, định hướng tập trung phát triển tín dụng doanh nghiệp sẽ hợp lý hơn trong mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng của Chi nhánh, đặc biệt ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhiều như hiện nay.

- Về dư nợ cho vay: tăng trưởng qua các năm. Đến năm 2010, thì dư nợ đạt 546.861 triệu đồng. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ thì có thể kể đến các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách tín dụng linh hoạt. Bên cạnh chính sách kích cầu của chính phủ đã giúp dư nợ tăng cao trong những năm này.

- Đối với hoạt động thu nợ: ta nhận thấy rằng ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động thu nợ. Cụ thể, thu nợ tăng dần qua các năm, đặc biệt là theo theo ngàng nghề như: nông nghiệp, công thương, tiêu dùng... đều tăng. Nhưng một điều đáng lưu ý là tình hình thu nợ năm 2009 đối với ngắn hạn và khách hàng doanh nghiệp lại giảm, nhưng rất ít. Thu nợ ngắn hạn trong năm 2009 giảm 1,82% so với năm 2009, cịn đối với doanh nghiệp thì giảm 10,81%. Nguyên nhân là do sau cuộc khủng hoảng năm 2008, một số mạt hàng tại tỉnh tăng cao, doanh nghiệp thì vẫn chưa phục hồi hoàn toàn nên dẫn đến hoạt động thu hồi không tốt trong năm 2009 là không tránh khỏi. Nhưng nhìn chung, để có được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng của cán bộ thẩm định và bộ phận xử lí nợ của ngân hàng đã nổ lực trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)