Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB AnGiang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 30)

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Đứng đầu là Giám đốc – Giám đốc do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phân công bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của NH chi nhánh và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của NH chi nhánh.

Giúp việc cho Giám đốc là phó giám đốc – Phó giám đốc cũng do hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phân công bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh khi Giám đốc đi vắng.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: Đây là trung tâm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh,

hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Là nơi xét duyệt các chính sách, xử lý và kiến nghị với cấp có thẩm quyền, xử lý các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh toán của chi nhánh, đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chi nhánh.

 Phòng hành chánh và kế tốn: +Cơng việc Hành chánh:

- Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được ACB hội sở duyệt hàng năm.

Bp.Hành chánh - Kế Toán Hành chánh Kế toán BAN GIÁM ĐỐC P.KH Doanh nghiệp Quan hệ KHDN P.KH Cá nhân Tư vấn Tài chính Phân tích Tín dụng Hỗ trợ & Nghiệp vụ DVKH Tiền gửi DVKH Tiền vay KSV Giao dịch PLCT & QLTS KSV Tín dụng P.Giao dịch & Ngân quỹ

Giao dịch

- Lên kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ cơng nhân viên và quan hệ với trung tâm đào tạo ACB.

- Theo dõi toàn bộ các nhân viên bằng chương trình vi tính. - Tổng hợp kế hoạch của từng phịng ban.

- Soạn thảo văn bản, thơng báo, quyết định, công văn...tiếp nhận và phân công các công văn từ ACB hội sở, Ngân hàng nhà nước, các nơi khác gửi đến. Gửi các cơng văn từ các phịng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.

+ Cơng việc Kế tốn:

- Thực hiện ngun tắc, chế độ kế toán thống kê, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của Ngân hàng.

- Làm việc với cơ quan thuế, theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động của Ngân hàng.

- Thực hiện thanh toán liên Ngân hàng, kiểm tra kinh doanh vàng, đá q. - Hạch tốn chi phí tồn chi nhánh.

- Tổng hợp, lập các biểu mẫu báo cáo, bảng cân đối kế tốn.

 Hoạt động Tín Dụng và Thanh tốn quốc tế: gồm Phịng KH cá nhân và Phòng doanh nghiệp.

- Đây là nơi giao dịch kinh doanh chính của Ngân hàng tạo thành nguồn thu lớn trong mọi hoạt động.

- Thẩm định xét duyệt và kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất Nông nghiệp, Công thương nghiệp, tiêu dùng, các dự án xây nhà ở…

- Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện vai trò tham mưu Ban Giám đốc trong kế hoạch phát triển, tiếp nhận hồ sơ có quan hệ thanh quốc tế.

- Ngoài ra đây là bộ phận quan trọng và quyết định đầu ra trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư đó.

 Phịng giao dịch và ngân quỹ:

- Kiểm tra thực thu thực chi cho chứng từ kế tốn. - Cân đối thanh khoản điều chình vốn.

- Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ.

- Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố (bản chính) của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh tốn thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển toán giữa ngân hàng với khách hàng, phát hành các loại séc và làm dịch vụ thanh tốn khác. Hằng ngày phịng cịn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định số lượng hoạt động.

- Đào tạo và huấn luyện các giao dịch viên (Tellers) trong nghiệp vụ ngân quỹ.

 Hỗ trợ & Nghiệp vụ:

Nếu phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh, phòng giao dịch và ngân quỹ thực hiện thu chi; thì phần hành Hỗ trợ và nghiệp vụ ví như các mắt xích sẽ giúp các phòng trên vận hành đúng theo quy chế của ngân hàng nói riêng và đúng theo quy định pháp luật nói chung, cũng góp phần làm giảm thiểu các rủi ro.

3.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chính của ACB An Giang

 Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 6, 9, 12, và trên 12 tháng, tiền gửi tiết kiệm theo lai bậc thang, tiết kiệm tích góp dự thưởng. Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Á Châu.

- Phát hành giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (VND, USD). - Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.

 Hoạt động tín dụng:

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, thực hiện các dự án đầu tư…

- Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 Các dịch vụ khác:

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho tổ chức cá nhân nước ngồi: Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh tốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu,…

- Thanh toán quốc tế: thanh toán chuyển tiền bằng điện, thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu, tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu,… Dịch vụ kiều hối chuyển tiền nhanh Wester Union từ 185 quốc gia trên thế giới cho khách hàng trong nước.

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn

 Thuận lợi:

- Được sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Á Châu, sự quan tâm của các sở ban ngành đã hỗ trợ nhiệt tình giúp Chi nhánh hồn thành nhiệm vụ được giao, tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong quá trình hoạt động.

- Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh định hướng đầu tư cho nền kinh tế. Đối với hoạt động tín dụng, chi nhánh thực hiện triệt để chính sách tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả. Mọi khoản vốn giải ngân phải trên cơ sở xem xét thận trọng tính hiệu quả, khả thi của phương án xin vay, giá trị tài sản đảm bảo lớn, tính thanh khoản cao, tính pháp lý của tài sản đảm bảo chặt chẽ. Cán bộ tín dụng quản lý khách hàng vay hết sức sâu sắc, cụ thể cuối mỗi tháng cán bộ tín dụng đều gọi điện nhắc nhở, đôn đốc khách hàng nộp lãi và thanh tốn nợ, mặt khác, khi phát sinh nợ có vấn đề thì tập trung xử lý kiên quyết, triệt để nên thời gian nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp, rủi ro mất vốn không xảy ra.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chun môn cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, gần gũi, tận tụy, năng động, vui vẻ, tạo sự thoải mái khi khách hàng đến giao dịch với nhân viên ngân hàng. ACB - An Giang không chỉ làm tốt công tác tuyển dụng, chọn được nhân viên có năng lực, mà cả khâu bố trí sau tuyển dụng, đào tạo nâng cao tay nghề cũng được xem trọng nhằm phát huy tối đa sở trường của nhân viên, tạo nên hiệu suất làm việc cao cho ngân hàng.

- Ngân hàng có cơ sở vật chất, phương tiện làm việc văn minh, hiện đại. Hiện ACB An Giang đã dời về trụ sở mới tại “khu đất vàng” ngã tư đèn bốn

ngọn có 09 tầng, có trang bị thang máy vào ngày 23/02/2011 được đánh giá là một trong những trụ sở ngân hàng đẹp và hiện đại nhất thành phố.

 Khó khăn:

- Nhu cầu vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng khơng có đủ tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp khơng hợp lệ do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của Chi nhánh.

- Việc xử lý nợ tồn đọng và nợ quá hạn cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó việc đánh giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết nhưng việc thực hiện các thủ tục đấu giá tài sản còn mất nhiều thời gian và công sức. Gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn.

- Ngân hàng thương mại cổ phần ACB chỉ có một chi nhánh đặt tại trung tâm thành phố Long Xuyên, một phòng giao dịch ở Châu Đốc, trong khi tỉnh An Giang cịn có 9 huyện, 1 thị xã. Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân ở xa trụ sở ACB An Giang là khách của ACB gặp trở ngại nhất định trong giao dịch với ngân hàng. Do đó việc mở rộng thêm khách hàng ở xa trụ sở ACB cũng rất khó khăn. Cơng tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi hồ sơ thu nợ khách hàng cũng khơng thuận lợi, chi phí quản lý món vay dễ tăng lên kéo theo hiệu quả kinh doanh giảm, việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đến những khách hàng tiềm năng nơi đây thực sự là một thách thức đáng kể cho ACB cả thực tại và trong tương lai.

- Dân cư có nguồn vốn nhàn rỗi tương đối lớn nhưng chưa có thói quen và chưa có tin tưởng vào việc gởi tiền vào ngân hàng nên đây là một trở ngại lớn trong việc huy động vốn của ngân hàng.

- Khí hậu thiên nhiên trong những năm qua biến đổi liên tục và diễn ra theo chiều hướng xấu, giá cả thị trường tăng cao làm cho một số hộ dân phải lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

3.1.5. Phương hướng hoạt động năm 2011

- ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP nói chung và Chi nhánh ACB – An Giang nói riêng, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và có tổng tài sản lớn.

- Mục tiêu của ACB – An Giang là góp phần vào ACB để tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong khối NHTMCP trong suốt 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình qn), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB – An Giang hướng tới là NHTMCP có quy mơ tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP ở tỉnh và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN.

- Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới của ACB – Chi nhánh An Giang. Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất và sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp ACB có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG QUA 3 NĂM 2008-2010

Qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2008 đến năm 2010 ta có nhận xét như sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – An Giang (2008 – 2010)

ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 39.780 68.418 70.126 28.638 71,99 1.708 2,50 Chi phí 23.153 42.916 49.710 19.763 85,36 6.794 15,83 LNST 11.971 19.127 15.312 7.155 59,77 (3.815) (9,94)

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu nhập

Chi phí

Lợi nhuận rịng

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB – An Giang giai đoạn 2008-2010

( Nguồn : Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Á Châu – An Giang)

- Về tổng thu nhập : thu nhập của Chi nhánh tăng rất nhanh qua 3 năm cụ thể là: Năm 2009 tổng thu nhập đạt 68.418 triệu đồng, so với năm 2008 tổng thu nhập tăng mạnh với tỷ lệ là 71,99 % tương ứng tăng 28.638 triệu đồng. Sang năm 2010 tổng thu nhập tăng nhẹ với tỷ lệ là 2,50 % so với năm 2009, đạt 70.126 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự can thiệp của chính phủ thơng qua chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Cụ thể là gói hỗ trợ lãi suất 4% để kích cầu và mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp (trong tháng 2, NHNN đã giảm lãi suất cơ bản xuống 7% và duy trì cho tới tháng 11, trong năm 2009) đã tạo điều kiện để Ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng, đặc biệt là về tín dụng và thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng cũng góp phần vào thu nhập của Chi nhánh.

- Tổng chi phí: Cùng với sự tăng trưởng của tổng thu nhập thì tổng chi phí cũng tăng đáng kể, cụ thể tăng 85,36% vào năm 2009 so với năm 2008 tương ứng tăng 6.794 triệu đồng. Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí là do Điều 18 của Thông tư 13 quy định các Ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% tổng vốn huy động về cho vay (trong đó: tiền gửi khơng kỳ hạn của tổ chức kinh tế, bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước... khơng được tính vào tổng vốn huy động được cấp tín dụng) nên dẫn đến cạnh tranh huy động vốn đã đẩy chi phí đầu vào tăng. Cụ thể trong năm 2009, lãi suất huy động đã gần chạm trần cho vay là

10,5%/năm (bằng 150% lãi suất cơ bản) của ngân hàng nhà nước và Chi nhánh cũng áp dụng chương trình khuyến mãi “Qùa tặng tri ân” với lãi suất tặng thêm cho khách hàng gửi tiết kiệm lên đến 0,2%/năm, đây cũng được xem là chương trình khuyến mãi tặng lãi suất lớn nhất trên thị trường lúc bấy giờ nên đã làm tăng mạnh chi phí đầu vào. Sang năm 2010 thì tổng chi phí tăng 15,83 % về tỷ lệ và tương ứng tăng 6.794 triệu đồng so năm 2009, đạt 49.710 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2010 chi phí lãi và chi phí hoạt động đều tăng cao trong so với cùng kỳ. Đáng chú ý là trong những tháng đầu năm 2010 thì nhu cầu về vốn tăng làm cho các ngân hàng thi nhau áp dụng các hình thức lãi suất thưởng, khuyến mãi và chi phí cho nhân viên cũng tăng cao trong năm này.

- Lợi nhuận ròng: Qua các năm lợi nhuận rịng có sự biến động tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2009, nhờ có những chính sách hỗ trợ của chính phủ tạo tiền đề cho các doanh nghiệp đến vay vốn ở ngân hàng nhiều hơn đã làm cho hầu hết các ngân hàng đều có lãi, và ACB – An Giang cũng nằm trong xu thế đó, với mức tăng đáng kể là 59,77% so với năm 2008, đạt 19.127 triệu đồng tăng 7.155 triệu đồng. Qua năm 2010 lợi nhuận giảm 9,94% tương ứng giảm 3.815 triệu đồng so năm 2009, đạt 15.312 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận ròng giảm nhẹ trong năm 2010 là do hai lĩnh vực hoạt động thế mạnh của ngân hàng là dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng đều có sự giảm sút đáng chú ý. Thị trường ngoại hối năm 2101 có nhiều biến động khó dự đốn, các sàn vàng đóng cửa theo yêu cầu của NHNN trong khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng đóng góp một phần lớn vào thu nhập của Chi nhánh nên dẫn đến lợi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)