- ACB đang có vị trí dẫn đầu trong khối các NHTMCP nói chung và Chi nhánh ACB – An Giang nói riêng, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao và có tổng tài sản lớn.
- Mục tiêu của ACB – An Giang là góp phần vào ACB để tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong khối NHTMCP trong suốt 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thơng lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB – An Giang hướng tới là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP ở tỉnh và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN.
- Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới của ACB – Chi nhánh An Giang. Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất và sẽ ngày càng đóng một vai trị quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Quy mô này tương đương quy mô của ngân hàng khu vực và giúp ACB có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB – AN GIANG QUA 3 NĂM 2008-2010
Qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2008 đến năm 2010 ta có nhận xét như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – An Giang (2008 – 2010)
ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 39.780 68.418 70.126 28.638 71,99 1.708 2,50 Chi phí 23.153 42.916 49.710 19.763 85,36 6.794 15,83 LNST 11.971 19.127 15.312 7.155 59,77 (3.815) (9,94)
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận rịng
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB – An Giang giai đoạn 2008-2010
( Nguồn : Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Á Châu – An Giang)
- Về tổng thu nhập : thu nhập của Chi nhánh tăng rất nhanh qua 3 năm cụ thể là: Năm 2009 tổng thu nhập đạt 68.418 triệu đồng, so với năm 2008 tổng thu nhập tăng mạnh với tỷ lệ là 71,99 % tương ứng tăng 28.638 triệu đồng. Sang năm 2010 tổng thu nhập tăng nhẹ với tỷ lệ là 2,50 % so với năm 2009, đạt 70.126 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự can thiệp của chính phủ thơng qua chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Cụ thể là gói hỗ trợ lãi suất 4% để kích cầu và mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp (trong tháng 2, NHNN đã giảm lãi suất cơ bản xuống 7% và duy trì cho tới tháng 11, trong năm 2009) đã tạo điều kiện để Ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng, đặc biệt là về tín dụng và thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng cũng góp phần vào thu nhập của Chi nhánh.
- Tổng chi phí: Cùng với sự tăng trưởng của tổng thu nhập thì tổng chi phí cũng tăng đáng kể, cụ thể tăng 85,36% vào năm 2009 so với năm 2008 tương ứng tăng 6.794 triệu đồng. Một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí là do Điều 18 của Thông tư 13 quy định các Ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 80% tổng vốn huy động về cho vay (trong đó: tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước... khơng được tính vào tổng vốn huy động được cấp tín dụng) nên dẫn đến cạnh tranh huy động vốn đã đẩy chi phí đầu vào tăng. Cụ thể trong năm 2009, lãi suất huy động đã gần chạm trần cho vay là
10,5%/năm (bằng 150% lãi suất cơ bản) của ngân hàng nhà nước và Chi nhánh cũng áp dụng chương trình khuyến mãi “Qùa tặng tri ân” với lãi suất tặng thêm cho khách hàng gửi tiết kiệm lên đến 0,2%/năm, đây cũng được xem là chương trình khuyến mãi tặng lãi suất lớn nhất trên thị trường lúc bấy giờ nên đã làm tăng mạnh chi phí đầu vào. Sang năm 2010 thì tổng chi phí tăng 15,83 % về tỷ lệ và tương ứng tăng 6.794 triệu đồng so năm 2009, đạt 49.710 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2010 chi phí lãi và chi phí hoạt động đều tăng cao trong so với cùng kỳ. Đáng chú ý là trong những tháng đầu năm 2010 thì nhu cầu về vốn tăng làm cho các ngân hàng thi nhau áp dụng các hình thức lãi suất thưởng, khuyến mãi và chi phí cho nhân viên cũng tăng cao trong năm này.
- Lợi nhuận ròng: Qua các năm lợi nhuận rịng có sự biến động tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2009, nhờ có những chính sách hỗ trợ của chính phủ tạo tiền đề cho các doanh nghiệp đến vay vốn ở ngân hàng nhiều hơn đã làm cho hầu hết các ngân hàng đều có lãi, và ACB – An Giang cũng nằm trong xu thế đó, với mức tăng đáng kể là 59,77% so với năm 2008, đạt 19.127 triệu đồng tăng 7.155 triệu đồng. Qua năm 2010 lợi nhuận giảm 9,94% tương ứng giảm 3.815 triệu đồng so năm 2009, đạt 15.312 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận ròng giảm nhẹ trong năm 2010 là do hai lĩnh vực hoạt động thế mạnh của ngân hàng là dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng đều có sự giảm sút đáng chú ý. Thị trường ngoại hối năm 2101 có nhiều biến động khó dự đốn, các sàn vàng đóng cửa theo yêu cầu của NHNN trong khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng đóng góp một phần lớn vào thu nhập của Chi nhánh nên dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm này.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA ACB - CHI NHÁNH AN GIANG QUA 3 NĂM
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ACB AN GIANG QUA 3 NĂM 2008 - 2010.
4.1.1. Phân tích tổng qt tình hình nguồn vốn.
Từ bảng số liệu 2 thể hiện tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm ta có nhận xét như sau:
- Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng lên qua 3
năm. Năm 2009 đạt 378.673 triệu đồng tăng 212.806 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 56,2% về tỷ lệ. Năm 2010 đạt doanh số 583.063 triệu đồng, so năm 2009 giảm không đáng kể chỉ 1,42% hay giảm 8.416 triệu đồng. Nguyên nhân chi nhánh phải không ngừng đáp ứng các nhu cầu vay vốn ngày càng tăng cao của khách hàng. Từ đó phải sử dụng các hình thức huy động vốn hiện tại mà chi nhánh đang áp dụng: huy động từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh tốn của các tổ chức tín dụng… để cho vay. Nhưng nếu chỉ sử dụng nguồn này duy nhất để cho vay thì có lẽ chi nhánh sẽ khó lịng đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Vì thế mà nguồn vốn đi vay từ hội sở cũng là một nguồn vốn quan trọng của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Cụ thể là:
- Vốn huy động: Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính của Chi nhánh
trong hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu cho thấy, vốn huy động chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2008 chiếm 57,92% trên tổng nguồn vốn, năm 2009 chiếm 71,68% và năm 2010 chiếm 73,41%, qua đó cho thấy Chi nhánh đã chủ động hơn trong vấn đề huy động vốn tại chỗ đồng thời ACB là ngân hàng chiếm ưu thế trong lĩnh vực dịch vụ của khối NHTM nên cũng thu hút một nguồn tiền gửi rất lớn từ các tổ chức kinh tế trong vấn đề thanh tốn. Bên cạnh đó, năm 2009 tình hình kinh tế đã trở nên ổn định trở lại nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính phủ với gói kích cầu về kinh tế. Mặt bằng lãi suất trên thị trường đã “hạ nhiệt”, từ đó đã tạo ra cơ hội cho chi nhánh huy động được vốn nhiều hơn. Mặt khác, Ngân hàng còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền
GVHD: Trần Thị Thu Duyên 28 SVTH: Tạ Hoa Đăng Trinh 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn điều chuyển Vốn huy động
Bảng 2: Tổng quát tình hình nguồn vốn của ACB – An Giang qua 3 năm 2008 -2010
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn : Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Á Châu – An Giang)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 219.338 57,92 423.950 71,68 428.027 73,41 204.612 93,29 4.077 0,96 Vốn điều chuyển 159.335 42,08 167.529 28,32 155.036 26,59 8.194 5,14 (12.493) (7,46) Tổng 378.673 100 591.479 100 583.063 100 212.806 56,20 (8.416) (1,42)
Biểu đồ 2: Tổng quát tình hình nguồn vốn của ACB – An Giang qua 3 năm 2008 -2010
thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để khai thác khách hàng tiềm năng trên địa bàn đến gửi tiền. Với chính sách huy động vốn đa dạng và năng động như vậy nên tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cũng tăng đáng kể. Chi tiết là, vốn huy động năm 2009, đạt 423.950 triệu đồng, tăng mạnh đến 93,29% về tỷ lệ tương ứng tăng 204.612 triệu đồng. Sang năm 2010, tình hình kinh tế có nhiều biến động, chính sách lãi suất được NHNN điều hành tăng giảm liên tục nên ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh. Từ đó làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ, tăng 4.077 triệu đồng tương ứng tăng 0,96% về tỷ lệ, đạt doanh số 428.027 triệu đồng.
- Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển là nguồn vốn được hỗ từ hội sở
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khi Chi nhánh thiếu hụt. Vốn điều chuyển càng nhỏ thì chứng tỏ Chi nhánh càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn của hội sở trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể là qua 3 năm ta thấy nguồn vốn điều chuyển chiếm một tỷ trọng ngày càng nhỏ dần. Năm 2008 vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng đến 42,08% trong tổng nguồn vốn, năm 2009 là 28,32%, sang năm 2010 chỉ còn 26,59%. Về tốc độ tăng trưởng thì năm 2009 vốn điều chuyển là 167.529 triệu đồng tăng 8.194 triệu đồng hay tăng 5,14% so năm 2008. Đến năm 2010 nguồn vốn này đạt 155.036 triệu đồng, giảm 12.493 triệu đồng so năm 2009. Mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ln có sự tăng trưởng cao, do Chi nhánh luôn tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm thêm khách hàng mới và chi phí để trả cho vốn điều chuyển ln cao hơn chi phí cho vốn huy động tại chỗ nên để hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn thì ngân hàng đã hạn chế việc nhận vốn điều chuyển mà đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Nhìn chung tỉ lệ vốn huy động tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn qua các năm. Ta thấy rằng từ năm 2009 và năm 2010 thì tỷ trọng vốn huy động tăng lên, luôn lớn hơn 70%, đã cho thấy sự hoạt động của chi nhánh ngày càng ít phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ hội sở và có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh doanh tại địa bàn.
GVHD: Trần Thị Thu Duyên 30 SVTH: Tạ Hoa Đăng Trinh
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ACB – An giang qua 3 năm
ĐVT : Triệu đồng
( Nguồn : Phịng tín dụng ngân hàng TMCP Á Châu – An Giang)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TG TCTD 21.880 9,98 37.125 8,76 37.238 8,70 15.245 69,68 113 0,30 TG TT 86.868 39,60 121.112 28,57 123.571 28,87 34.244 39,42 2.459 2,03 TG TK 106.831 48,71 261.372 61,65 267.218 62,43 154.541 144,66 5.846 2,24 TG khác 3.759 1,71 4.341 1,02 0 0 582 15,48 (4.341) (100) Tổng 219.338 100 423.950 100 428.027 100 204.612 93,29 4.077 0,96
4.1.2 Phân tích tổng qt tình hình huy động vốn.
Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy tình hình vốn huy động của ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 tổng vốn huy động của ngân hàng là 219.338 triệu đồng, sang năm 2009 là 423.950 triệu đồng, tăng 204.612 triệu đồng (tức là 93,29%) so với năm 2008, đến năm 2010 tổng vốn huy động tăng lên là 428.027 triệu đồng, tăng nhẹ 4.077 triệu đồng (tức là 0,96%) so với năm 2009. Trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu, mỗi khoản mục đó ln chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm: Đây là nguồn tiền gởi chủ yếu từ lượng tiền nhàn rỗi
trong dân cư và tăng dần qua các năm. Năm 2008 là 106.831 triệu đồng, sang năm 2009 là 261.372 triệu đồng, tăng đột biến đền 144,66% (tức là tăng 154.541 triệu đồng). Nguyên nhân là do trong năm 2009, ACB – An Giang đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm như: chương trình khuyến mại “Gửi hôm nay, tặng ngay lãi suất” dành cho quý khách hàng tham gia gửi Tiết kiệm lãi suất thả nổi (Floating), kỳ hạn lãnh lãi 3 tháng hoặc 6 tháng, mức gửi chỉ với 5 triệu đồng và các chương trình khuyến mại hấp dẫn khác như “Ngơi Nhà Hạnh Phúc” dành cho tất cả khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND, USD, EUR và Vàng (SJC và ACB) các kỳ hạn từ 2 tháng tới 36 tháng với tổng giá trị giải thưởng trên 2,7 tỷ đồng hay sản phẩm tiền gửi tiết kiệm - bảo hiểm “Lộc Bảo Tồn” nhân dịp chào đón năm mới, ngoài việc nhận được mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn khách hàng còn được hưởng thêm quyền lợi bảo hiểm bằng đúng giá trị số tiền đã gửi trong suốt kỳ hạn 13 tháng được cung cấp bởi tập đồn Prévoir Life Việt Nam. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức lãnh lãi hàng tháng hoặc cuối kỳ. Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm nhằm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng, đã tạo điều kiện cho khoản mục này tăng cao trong năm 2009. Đến năm 2010 đạt 267.218 triệu đồng, tăng nhẹ 2,24%, tức là 5.846 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong những tháng đầu năm với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản ở mức 8% (quyết định số 3180 QĐ-NHNN, số 1011/QĐ-NHNN, và số 1311/QĐ-NHNN) đã làm cho hoạt động cho vay các ngân hàng không thể vượt quá 150% lãi suất cơ bản (tức là lãi suất cho vay khơng q 12%), khi đó thì lãi suất huy động vốn ở các ngân hàng cũng
bị giới hạn trong biên độ này nên lãi suất huy động ở các ngân hàng là chạm ngưỡng và như nhau và càng làm khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh.
Chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động là tiền gửi của thanh tốn. Loại tiền gửi này nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động thanh tốn chứ khơng nhằm mục đích sinh lời. Năm 2008 là 86.868 triệu đồng, sang năm 2009 là 121.112 triệu đồng, tăng 34.244 triệu đồng (tức là 39,42%) so với năm 2008. Do trong năm 2009 nền kinh tế bắt đầu hồi phục và hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động bình thường trở lại thì các cá nhân mở các tài khoản thanh toán để thanh toán tiền cho đối tác hay nhằm mục đích sử dụng khi có nhu cầu tăng lên, kéo theo vốn huy động ngân hàng cũng được tăng lên. Đến năm 2010 con số này đạt 123.571 triệu đồng, tăng 2.459 triệu đồng (tức là 2,03%) so với năm 2009. Trong năm 2010 chủ trương của Chính phủ là ổn định kinh tế hạn chế lạm phát, nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp năm nay cũng tăng nhiều, nhu cầu thanh toán cũng tăng. Ngoài 2 loại tiền gửi trên thì Ngân hàng cịn có tiền