5.2. Giải pháp cụ thể
5.2.2. Giải pháp năng cao hoạt động tín dụng
5.2.2.1 Hạn chế cho vay cá nhân
- Thông tin về các khách hàng cá nhân thì thường ít minh bạch, khó tìm hiểu. Do đó, các khoản cho vay cá nhân ln tiềm ẩn rủi ro cao hơn các khoản cho vay khác, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu ở các khoản cho vay này cao. Do đó, việc đầu tiên nhằm hạn chế rủi ro là phải giảm dư nợ cho vay cá nhân.
5.2.2.2 Bổ sung nhân viên tín dụng
- Như đã đề cập ở trên, cho vay doanh nghiệp ít rủi ro hơn cho vay cá nhân, đồng thời đem đến nguồn thu lớn cho ngân hàng do các khoản vay thường
có giá trị lớn, thêm vào đó thơng tin về doanh nghiệp lại minh bạch hơn. Vì những lí do này, định hướng tập trung phát triển tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng. Vì nhân viên phịng tín dụng hiện nay ít. Do đó, để phát triển hoạt động tín dụng theo đinh hướng đó, ACB cần bổ sung thêm nhân viên phịng tín dụng, giúp q trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
5.2.2.3 Đa dạng hóa danh mục tiền gửi cũng như danh mục cho vay
- Trong cơ chế thị trường, Ngân hàng không nên đổ vốn đầu tư vào một hoặc một vài khách hàng, cho dù khách hàng đó có kinh doanh hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, ACB huy động vốn và cấp tín dụng cho nhiều loại khách hàng khác nhau, thuộc các ngành nghề kinh tế khác nhau, khu vực khác nhau, thành phần khác nhau với những nguồn thu nhập và loại tài sản thế chấp khác nhau. Sự đa dạng hóa sẽ giúp hạn chế rủi ro tổn thất bởi vì dịng tiền từ những nhóm khách hàng khác nhau đến dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự sụt giảm từ dòng tiền của khách hàng này có thể được bù đắp phần nào bởi dịng tiền đến từ nhóm khách hàng khác.
5.2.2.4 Ưu đãi đối với những khách hàng có uy tín thanh tốn tốt
- Đối với những khách hàng luôn tự giác trả nợ và luôn trả nợ đúng hạn thì ACB nên có những chính sách ưu đãi như: tặng quà khách hàng vào những dịp lễ tết; sử dụng lãi suất ưu đãi cho những lần vay sau của khách hàng. Điều này tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và các khách hàng có uy tín, đồng thời cũng kích thích khách hàng này tiếp tục trả nợ đúng hạn. ACB cũng nên thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao với các doanh nghiệp lớn, các khách hàng lâu năm, nhằm tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng.
- Chủ động tìm kiếm những khách hàng có uy tín trên thị trường, có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động ở lĩnh vực, ngành nghề thuộc tiêu chí ưu tiên theo chiến lược kinh doanh, chính sách tín dụng của ACB hiện thời, tiếp đó bằng những hoạt động marketing như gửi thư giới thiệu các sản phẩm cho vay hay gọi điện trực tiếp đến khách hàng và bằng một số ưu đãi nhất định, ACB lơi kéo họ về phía mình và tiến hành mở rộng thị phần để thu hút khách hàng đó. Như vậy
mọi thơng tin mà ACB thu được sẽ chính xác hơn, vừa đánh giá được thực lực của khách hàng lại vừa mở rộng hoạt động tín dụng, lại có thế tránh được rủi ro tín dụng.
5.2.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định
- Nâng cao chất lượng thẩm định trên cơ sở đổi mới đồng bộ mơ hình tổ chức, hồn thiện qui chế, quy trình và cách thức tổ chức việc thẩm định.
- Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào từng loại khách hàng và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong qui trình thẩm định nhưng phải tuân thủ chặc chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc; tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc khơng chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.
5.2.2.6 Kiểm tra, đánh giá lại khách hàng
- Cần tăng cường rà soát, đánh giá lại khách hàng theo mức độ tín nhiệm; hiệu quả sản xuất kinh doanh; xu hướng phát triển ngành hàng, kiểm tra lại toàn bộ tài sản đảm bảo, cả những hồ sơ lưu kho lẫn hiện trạng để kịp thời nhận phát hiện, ngăn chặn các loại hình có rủi ro mới có thể phát sinh.
- Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ; định kỳ phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ tín dụng. Rà sốt, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
5.2.2.7 Quản lý và xử lý nợ phải được thực hiện thường xuyên
- Định kỳ hạn thu nợ và trả lãi tiền vay phù hợp sẽ giúp khách hàng trả nợ thuận lợi hơn, hạn chế trường hợp khơng có đủ tiền trả nợ đến hạn hoặc có nguồn thu nhưng chưa đến hạn trả, khách hàng có thể sử dụng vào việc khác.
+ Định kỳ hạn trả nợ phù hợp ngân hàng dựa vào 4 căn cứ cơ bản:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư
Khả năng trả nợ và thu nhập khách hàng
+ Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với bộ phận kế tốn cho vay thơng qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để phục vụ thu hồi hoặc xử lý tín dụng.
+ Chi nhánh phải thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
+ Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm sốt trong hoạt động tín dụng.
- Thực hiện việc xử lý nợ thích hợp với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ hiện nay có thể bao gồm:
+ Gia hạn nợ
+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ
+ Miễn giảm tiền lãi vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ nguồn vốn vay do nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ gốc và phần còn lại. + Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tùy mức độ vi phạm có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chấm dứt cho vay, hoặc khởi kiện trước pháp luật.
- Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình xử lý nợ vay. Một ngân hàng không phải cấp một món vay để thu hồi lại là các tài sản đảm bảo hay một quyền đòi nợ nào đó. Đây chỉ là một giải pháp để xử lý nợ vay chứ không phải là một biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
* Với những điểm giải pháp vừa nêu, hy vọng sẽ góp phần giúp cho chi nhánh ngày càng có sự phát triển hơn trong công tác huy động vốn và cho vay, khắc phục được những khó khăn hiện tại và sẳn sàng đối mặt với những thách thức về những quy định mới do NHNN ban hành để từ đó đúng với phương châm hoạt động chung của ACB.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Á Châu nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận được đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.
Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho Ngân hàng TMCP Á Châu bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn. Từ đó địi hỏi Ngân hàng TMCP Á Châu phải tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, kế tốn tài chính, tối đa hố lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro qua đó tiếp tục giữ vững vị trí của mình và khơng ngừng lớn mạnh.