Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng của ACB

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 63 - 66)

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 212.318 74,79 302.286 70,97 320.067 66,67 89.968 42,37 17.781 5,88 Trung dài hạn 71.556 25,21 123.657 29,03 160.026 33,33 52.101 72,81 36.369 29,41 Tổng 283.874 100 425.943 100 480.093 100 142.069 50,05 54.150 12,71

đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng nhiều sản phẩm cho vay giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Ngoài ra do việc lựa chọn rất kĩ đối tượng khách hàng cho vay để hạn chế rủi ro có thể mang lại cho ngân hàng và chính sách tập trung đánh vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thành phần kinh tế cá thể đã đem lại thành cơng cho chi nhánh. Do đó mà dư nợ cho vay của Ngân hàng ngày vẫn tăng từ năm 2008 đến năm 2010, mặc dù có tăng trưởng hơi chậm vào năm 2010.

- Dư nợ trung và dài hạn: Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ

nhưng cũng tăng qua các năm. Do các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần nên ACB – An Giang đã tập trung cho vay ngắn hạn, và hạn chế cho vay trung và dài hạn với mục đích phịng ngừa những rủi ro tín dụng có thể đe doạ. Năm 2009, dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh 72,81% hay tăng 52.101 triệu đồng so với năm 2008, đạt 123.657 triệu đồng. Đến năm 2010, đạt 160.026 triệu đồng tăng 29,41% về tỷ lệ hay tăng 36.369 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do doanh nghiệp ln có nhu cầu lớn về mua tài sản cố định như mua máy móc, thiết bị, vận tải,… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sau cuộc khủng hoảng. Đặc biệt, nguồn vốn này rất được sự chú ý của người dân có nhu cầu vay tiêu dùng như mua xe trả góp, sửa chữa nhà và phục vụ tiêu dùng khác. Trong năm 2010, các chính sách hạ lãi suất triển khai trong tháng 7/2010 đã bắt đầu đến với các doanh nghiệp vay vốn, Chi nhánh cũng áp dụng ưu đãi theo các nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó, ACB cịn kí thỏa thuận khung với Ban quản lý Các dự án tín dụng quốc tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục triển khai giai đoạn III cho dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn vốn ban đầu là 80 tỷ đồng, tập trung là vốn trung dài hạn. Với mức lãi suất thoải thuận, được áp dụng dao động khoảng 15% - 16%/năm(2) . Thông qua dự án này giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ một cách dễ dàng hơn nên làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng lên đáng kể. Đồng thời, Chi nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng nên đã thu hút được nhiều dự án lớn từ đó dẫn đến dư nợ trung và dài hạn

tăng lên qua các năm.Tóm lại do nhu cầu vay vốn của các ngành sản xuất kinh doanh thường là ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động và thường là theo chu kỳ kinh doanh dưới một năm. Cho nên dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn trung bình trên 65% so với tổng dư nợ cho vay tại ACB – Chi nhánh An Giang

4.2.3.2. Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế.

Qua bảng số liệu 12 trên ta có thể nhận xét về tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ACB qua 3 năm như sau:

- Khách hàng cá nhân: luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng

trưởng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2009 đạt 240.437 triệu đồng, tăng 14,15 % hay tăng 29.803 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010 tăng 147.554 triệu đồng hay tăng 61,37 % so năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ của khách hàng cá nhân tăng là do: doanh số cho vay của khách hàng cá nhân tăng cao qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn. Đồng thời nhu cầu về vốn của khách hàng cá nhân trong thời gian qua là rất lớn, mục đích để phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng,… Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân thường trả nợ đối với món vay dài hạn là trả góp, trả từng lần nên cũng góp phần làm tăng tình hình dư nợ. Đặc biệt, Chi nhánh có đội ngũ phục vụ cho tín dụng cá nhân có nghiệp vụ chun mơn cao, có tinh thần trách nhiệm, tăng cường tiếp thị đến với khách hàng cá nhân. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp: Tình hình dư nợ diễn biến phức tạp

hơn. Năm 2009, đạt 185.506 triệu đồng tăng 112.266 triệu đồng hay tăng đột biến 153,29% so với năm 2008. Với chương trình "Cho vay kích cầu" với mức

lãi suất ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp (mức lãi suất (sau khi được hỗ trợ lãi suất) cho sản phẩm cho vay tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ chỉ còn khoảng 2%/năm, cho sản phẩm vay sản xuất kinh doanh trong nước dao động từ 5,0% -> 5,5%/năm) đã góp phần hỗ trợ, chia sẻ và giúp các doanh nghiệp vượt qua các khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế. Sang năm 2010 thì dư nợ của khách hàng doanh nghệp là 158.870 giảm 14,36% về tỷ lệ hay giảm 26.636 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2010 , lãi suất cho vay

GVHD: Trần Thị Thu Duyên 54 SVTH: Tạ Hoa Đăng Trinh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh an giang - svth tạ hoa đăng trinh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)