Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009-2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 48)

Thu nhập: Trong ba năm qua, tình hình thu nhập của Ngân hàng tăng tương đối ổn định và đạt mục tiêu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 thu nhập là 197.620 triệu đồng. Năm 2010, thu nhập tăng lên 255.762 triệu đồng, tăng 58.142 triệu đồng, với tốc độ tăng là 29,42 % so với năm 2009. Đến năm 2011, thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng lên đến 326.456 triệu đồng, tăng 70.649 triệu đồng, tăng về tốc độ là 27,64 % so với năm 2010. Đây là năm có giá trị cao nhất. Điều đó chứng tỏ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, quy mô hoạt động cũng ngày càng mở rộng. Thu nhập của Ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: thu từ lãi cho vay, thu từ hoạt động thanh toán, thu từ các dịch vụ khác, …trong đó, nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu

và gần như chiếm toàn bộ thu nhập trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn thu này tăng lên là do doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Mặt khác, Ngân hàng đã tập trung phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ để góp phần tăng thu nhập. Đồng thời Ngân hàng đã cố gắng trong việc xử lí và thu hội nợ tồn đọng phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.

Chi phí: Bên cạnh việc tăng doanh thu thì chi phí cũng là yếu tố quan trọng để

xác định lợi nhuận của Ngân hàng. Ngân hàng phải làm thế nào để chi phí bỏ ra là thấp nhất, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng nhiều nhất. Qua bảng số liệu cho thấy, chi phí của Ngân hàng có sự tăng giữa các năm. Năm 2009, chi phí là 172.024 triệu đồng. Sang năm 2010, chi phí tăng lên đến 225.279 triệu đồng, tăng 53.705 triệu đồng, tăng về tốc độ là 31,22% so với năm 2009. Đến năm 2011, chi phí của Ngân hàng tăng lên 281.035 triệu đồng, tăng 55.756 triệu đồng, tốc độ tăng là 24,75% so với năm 2010. Chi phí của Ngân hàng tăng lên là do Ngân hàng mở rộng qui mô, tăng nguồn vốn hoạt động, tăng trưởng của doanh số cho vay và số dư nợ. Thêm vào đó, do các Ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên các Ngân hàng đã chạy đua lãi suất với nhau. Việc chi trả lãi tiền gửi tăng kéo theo tổng chi phí cũng tăng.

Lợi nhuận: Nhìn chung thì lợi nhuận của Ngân hàng khá cao, có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, lợi nhuận của Ngân hàng là 25.596 triệu đồng. Sang năm 2010, lợi nhuận tăng lên 30.483 triệu đồng, tăng 4.887 triệu đồng, với tốc độ tăng là 19,09% so với năm 2009. Đến năm 2011, lợi nhuận tăng lên đến 45.420 triệu đồng, tăng 14.937 triệu đồng, tốc độ tăng là 49,01% so với năm 2010. Lợi nhuận cao như vậy phần lớn là do sự đóng góp của nguồn thu từ hoạt động tín dụng.

Từ những kết quả đạt được chứng tỏ Ngân hàng đã có những thành cơng nhất định trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Điều này là do sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp của ban lãnh đạo Ngân hàng. Lợi nhuận ngày càng tăng, kết quả kinh doanh ngày cao đã giúp cho Ngân hàng cũng cố được thế mạnh của mình trong thời đại

cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Qua đó có thể thấy được bản lĩnh và tinh thần làm việc nghiêm túc của toàn bộ nhân viên Ngân hàng trong việc nâng cao uy tín và lợi nhuận của Ngân hàng.

3.3.1. Thuận lợi

- Được thành lập từ rất lâu nên ngân hàng đã có một lượng khách hàng ổn định, có uy tín cao, là địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng trong tỉnh.

- Thành phố Cao Lãnh mới thành lập, nên cơ hội cho các chủ đầu tư là rất lớn. Do đó, lượng khách hàng này trong tương lai sẽ là những cộng sự trong hợp tác. - Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định.

- Trụ sở làm việc rộng lớn. Trang bị đầy đủ những thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ tốt cho công tác kinh doanh và vận hành.

- Trụ sở đặt tại trung tâm của thành phố tỉnh nên rất thuận lợi cho việc giao dịch và gặp gỡ khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên có năng lực chun mơn cao, nhiều kinh nghiệm; ban lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát và nhanh nhạy.

- Ngân hàng đã chủ động và tích cực xây dựng một hệ thống cơng nghệ hồn chỉnh trong nghiệp vụ kế tốn, tín dụng, thẩm định phù hợp với các hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng được ngăn chặn.

- Chủ trương tập trung cho vay những món vay lớn do đó thuận lợi trong cơng tác quản lý khách hàng.

3.3.2. Khó khăn

- Nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng vốn.

- Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương, thủ tục hồ sơ vay vốn, chính sách tiền gửi của NHCT tới mọi người dân cịn hạn chế, cơng tác tiếp thị cịn bất cập.

- Cơng tác xử lí nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro hiệu quả chưa cao. - Các dịch vụ tiện ích mới cịn phát triển chậm, cả Chi nhánh chỉ có một máy ATM ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ này.

- Việc hoàn chỉnh hồ sơ thế chấp các đơn vị DNNN còn chậm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác thu hồi nợ tồn đọng khó địi.

- Nợ của một số đơn vị chủ yếu là DNNN khi hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến giải thể, phá sản hoặc chuyển thành công ty cổ phần, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nợ của ngân hàng khơng được ưu tiên thậm chí giải quyết khơng đúng theo quy định.

- Việc khắc phục những tồn tại cũ, kiến nghị của các đồn thanh tra, kiểm tra cịn chậm.

- Do phân cấp uỷ quyền của NHCT VN đối với Chi nhánh nên một số nghiệp vụ trong cơng tác thanh tốn quốc tế còn lệ thuộc vào phòng chuyên đề NHCT, xử lý thanh toán chậm, khách hàng phải giao dịch với NHTM khác.

- Các địa phương chưa có chính sách quy định cụ thể về việc xử lý nợ, đồng thời ý thức trả nợ của người dân chưa cao, có nhiều trường hợp cố tình khơng trả nợ nên ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ.

3.4. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NHCT CHI NHÁNH

ĐỒNG THÁP

3.4.1 Nghiệp vụ huy động vốn

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

3.4.2 Nghiệp vụ cho vay

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, thực hiện các dự án đầu tư, phát triển

kinh doanh. Đối tượng cho vay đa dạng, phong phú, phương thức cho vay phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh.

3.4.3 Cung cấp các dịch vụ

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh. + Thực hiện dịch vụ mua ngoại tệ, chi trả kiều hối.

+ Cung cấp dịch vụ thẻ ATM.

+ Ngồi ra cịn mua bán các loại trái phiếu kho bạc, bảo lãnh và các dịch vụ khác.

3.5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Căn cứ chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam và tình hình thực tại địa phương, để đạt được mục tiêu chung của toàn hệ thống là “ Phát triển – An toàn - Hiệu quả”, Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Đồng Tháp đề ra các mục tiêu trọng tâm để phấn đấu thực hiện trong thời gian tới như sau:

- Thực hiện tốt chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

- Mở rộng quy mô hoạt động, mạng lưới kinh doanh, bảo đảm an toàn vốn kinh doanh có hiệu quả.

- Tập tung nhân lực và tài lực xử lý nợ quá hạn trong cho vay nông nghiệp, thu các khoản nợ tồn đọng, củng cố và phát triển mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ nhằm cập nhật những kiến thức cơ bản, bảo đảm nhanh chóng tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến và hiện đại.

- Sắp xếp, bố trí lại tổ chức, phân định rõ chức năng, nhiêm vụ của từng cán bộ quản lý, của từng người lao động và từng bộ phận nghiệp vụ.

- Thực hiện chủ trương cơ cấu lại khách hàng, cơ cấu lại dư nợ theo hướng nâng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án dự án có tính khả thi cao, sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, khách hàng có uy tín, đầu tư vốn cho DNNN phải xem xét kỹ tùng phương án sản xuất kinh doanh, ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty Cổ phần, Công

ty TNHH, DNTN, hộ cá thể. Bên cạnh đó đầu tư kinh tế hộ cá thể là trọng điểm, kiểm soát chặc chẻ khâu luân chuyển vốn.

- Kiên quyết, khéo léo thực hiện nguyên tắc theo luật định về quyền cho vay hay không cho vay là của tổ chức tín dụng để vừa đảm bảo được mối quan hệ hài hòa, khơng căng thẳng giữa chính quyền sở tại và Ngân hàng TMCP Cơng Thương Đồng Tháp, vừa đảm bảo tránh được các khoản tín dụng nhiều rủi ro do chính quyền các cấp đề nghị.

- Phấn đấu nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí đảm bảo lợi nhuận trên đầu người của Ngân hàng TMCP Công Thương Đồng Tháp cao hơn lợi nhuận đầu người bình quân của các chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trên cùng địa bàn.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK TẠI CHI

NHÁNH ĐỒNG THÁP

4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà cịn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Đồng Tháp nguồn vốn hoạt động bao gồm chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở .

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả gốc lẫn lãi đúng hạn. Nguồn vốn điều hòa từ hội sở: Nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, nguồn vốn này có chi phí trả lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đvt: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động tại chỗ 558.946 727.332 1.024.340 168.386 30,13 297.008 40,83 Vốn điều hòa 810.721 1.304.764 1.543.660 494.043 60,94 238.896 18,3 Tổng Nguồn vốn 1.369.667 2.032.096 2.567.990 662.429 48,36 535.894 26,37

[Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp]

Qua những con số thể hiện trong bảng ta thấy nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là vốn điều chuyển từ cấp trên chiếm từ 50 – 60% trong khi vốn huy động chỉ chiếm từ 35-48% tổng nguồn vốn. Do ý thức tầm quan trọng của nguồn

558.946 810.721 1.369.667 727.332 1.304.764 2.032.096 1.024.340 1.543.660 2.567.990 2009 2010 2011 Năm

Vốn huy động tại chỗ Vốn Điều Hòa Tổng Nguồn vốn HĐ

vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên Vietinbank Đồng Tháp đã nỗ lực lớn huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để Ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay.

Mặc dù có những khoản mục có sự thay đổi về tỷ trọng trong nguồn vốn của Ngân hàng. Nhưng để hiểu rõ hơn về nguồn vốn của Ngân hàng thì bảng số liệu chi tiết sau đây sẽ thể hiện rõ hơn những thay đổi cụ thể của từng khoản mục nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm qua:

Hầu hết các NHTM nói chung và Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp nói riêng nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn cho khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động tại chỗ thì Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều hịa từ Hội sở chính, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất của vốn huy động nên cũng đóng góp một phần lớn vào chi phí của chi nhánh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, chi nhánh ln nỗ lực phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn vay này. Ta có thể xem cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2009-2011 như sau:

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 2.032.096 triệu đồng, với tốc độ tăng 48,36% tương ứng tăng 662.429 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tăng 535.894 triệu đồng, tương ứng tăng 26,37% so với cùng kỳ năm trước. Để có được kết quả như vậy là do Ngân hàng không ngừng phấn đấu, làm việc tích cực của ban lãnh đạo và tồn thể nhân viên trong Ngân hàng.

Vốn huy động: Nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2010 tăng

168.386 triệu đồng, tương đương 30,13% so với năm 2009, sang năm 2011 nguồn vốn huy động tăng 297.008 triệu đồng, tức 38,9 % so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân cho sự tăng liên tục của nguồn vốn huy động là vì Ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn, đồng thời triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn, Vietinbank Đồng Tháp đã hạn chế được tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang Ngân hàng khác vì Ngân hàng ln quan tâm tới khách hàng, tạo lòng tin vững chắc nơi khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới nên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm.

Vốn điều hòa: Vốn điều hòa của Ngân hàng cũng tăng đều qua các năm, năm

2010 tăng 494.043 triệu đồng, tương đương 60,94 % so với năm 2009, sang năm 2011 thì vốn điều hịa tăng 238.896 triệu đồng, tức 18,3%. Cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng qua các năm điều này cho thấy nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn rất cao, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì khơng đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Vì thế phải cần một phần vốn từ hội sở. Điều này cũng giải thích vì sao chi phí của Ngân hàng tăng là vì vốn điều chuyển từ hội sở sẽ có lãi suất cao.

4.1.2. Phân tích tình hình vốn huy động

Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)