Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 2009-2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 69 - 73)

Nhìn chung thì Ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay với tất cả các loại hình doanh nghiệp cả kinh tế nhà nước lẫn tư nhân và khách hàng cá thể. Trong đó cho vay với thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Và tỷ trọng của thành phần này luôn tăng qua các năm. Năm 2009 tỷ trọng chiếm 23,69%, năm 2010 tăng lên chiếm 35,94%, đến năm 2011 là 44,75%. Do hiện nay nước ta có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đối nhiều nên nhu cầu vốn vay cao dẫn đến

doanh số cho vay với loại hình này tăng cao. Còn các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm.

Đối với Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng doanh số cho vay các doanh nghiệp

Nhà nước liên tục giảm qua ba năm. Năm 2010 đạt 857.802 triệu đồng, giảm 154.881 triệu đồng, tương ứng giảm 15,29 % so với năm 2009. Đến năm 2011 giảm 64.918 triệu tương ứng giảm 7,57% so với năm 2010. Doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước liên tiếp giảm với tốc độ không đều qua ba năm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây thực hiện Quyết định 187/2004/NĐCP về cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước đã đi lên cổ phần hóa, cịn một số khác thì làm ăn kém hiệu quả và ngày càng có nguy cơ bị giải thể nên chi nhánh hạn chế cho vay thành phần kinh tế này. Vì vậy doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngày càng giảm xuống.

Đối với các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh

nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…. là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao thứ nhì sau hộ cá

thể và CB CNV, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng đều qua các năm. Năm 2010 đạt 2.050.514 triệu đồng, tăng 1.095.543 triệu đồng, tương ứng tăng 114,72% so với năm 2009. Đến năm 2011 tăng 880.862 triệu tương ứng tăng 42,96% so với năm 2010. Doanh số cho vay các thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng cao và doanh số cho vay so với các năm sau có phần tăng nhẹ. Điều này cũng khơng có gì là ngạc nhiên, vì trong những năm gần đây các thành phần kinh tế khác đang có xu hướng phát triển mạnh, cả về số lượng lẫn về quy mơ sản xuất. Thêm vào đó là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình biến động của thị trường và ngày càng chứng tỏ rõ sự năng động trong nền kinh tế thị trường nên tỷ trọng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế khác luôn tăng.

Đối với thành phần kinh tế hộ cá thể: Tỷ trọng có sự tăng nhẹ, năm 2010

tăng 35,63% và sang năm 2011 tăng 1,04%. Điều này có thể lý giải như sau: Thực hiện chủ trương của tỉnh các ngân hàng đã xem xét để cho vay nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, nhằm cải thiện nền kinh tế. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho doanh số cho vay của chi nhánh Ngân hàng tỉnh tăng lên đáng kể.

Tóm lại, qua phân tích doanh số cho vay theo đối tượng trong ngắn hạn và dài hạn thì doanh số cho vay đều tăng chủ yếu là tăng trong cho vay ngắn hạn. Mà tăng cao nhất là trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, nơng nghiệp và ở các loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể - CB CNV. Điều này phản ánh được tiến độ phát triển kinh tế thương mại dịch vụ của thành phố Cao Lãnh, khả năng phát triển kinh tế ngày càng nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống. Qua phân tích tình hình cho vay, ta thấy Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp đã có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng: đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay các thành phần kinh tế khác, ưu tiên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ngừng mở rộng các đối tượng khách hàng tiềm năng. Cũng nhờ đó mà Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp đã tạo được tiền đề cho một hướng đi đúng. Cho vay đa thành phần kinh tế, một hướng đi đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã nắm bắt được sự thay đổi trong chủ trương chính sách của Chính phủ mà có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới nên đã duy trì được mức cho vay hợp lý với nguyên tắc “An toàn - Hiệu quả - Tăng trưởng”.

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ

Một Ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến cơng tác thu nợ, nó được thể hiện bằng năng lực của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh về mặt hiệu quả của Ngân hàng, nhằm đảm bảo vốn hiện có và tăng số vịng quay của đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra đầu tư, doanh số thu nợ này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của Ngân hàng với người đi vay. Vòng quay vốn của người đi vay trong một chu kì sản xuất kinh doanh nào đó. Nếu số thu nợ càng lớn so với doanh số cho vay thì có thể kết luận rằng việc sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả..

4.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Qua biểu đồ ta thấy lĩnh vực thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu trung và dài hạn chiếm trên 90% trong tổng DSTN. Do đặc điểm của cho vay ngắn

hạn là có vịng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kì kinh doanh.

Mặc dù có những khoản mục có sự thay đổi tỷ trọng về doanh số thu nợ của Ngân hàng. Nhưng để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của Ngân hàng thì phải xem xét cụ thể doanh số thu nợ của từng khoản mục. Cụ thể như sau:

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Ngắn hạn 3.737.636 3.949.607 5.476.994 211.971 5,67 1.527.387 38,67 Trung & dài hạn 124.184 224.991 375.475 100.807 81,18 150.484 66,88

Tổng 3.861.820 4.174.598 5.852.469 312.778 8,09 1.677.871 40,19

[Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Cơng Thương Chi nhánh Đồng Tháp]

Nhìn chung, doanh số thu nợ tăng lên qua 3 năm. Trong đó năm 2009 doanh số thu nợ đạt 3.861.820 triệu đồng, năm 2010 đạt 4.174.598 triệu đồng, tăng lên 312.778 triệu đồng hay tăng 8,09 % so với năm 2009. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 5.852.469 triệu đồng, tăng 1.677.871 triệu đồng, tương đương 40,19 % so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thu nợ liên tục tăng cho thấy được hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá cao.

Tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt nên công tác thu hồi nợ của cho vay ngắn hạn được thuận lợi. Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nợ của Ngân hàng

qua 3 năm 2009-2011: 124.184 3.737.636 3.861.820 224.991 3.949.607 4.174.598 375.475 5.852.469 2009 2010 2011 Năm Năm

Trung & dài hạn Ngắn hạn Tổng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)