Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế 2009-2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 89 - 90)

Thương mại dịch vụ: Tình hình nợ xấu của ngành này có biến động qua các

năm. Năm 2010 thì nợ xấu của ngành giảm 21,23% so với năm 2009 tức là giảm 259 triệu đồng. Sang năm 2011, tình hình nợ xấu đã tăng mạnh, tăng tới 2.428 triệu đồng, tăng 252,65% so với năm 2010. Nguyên nhân giá cả hàng hóa thị trường có xu hướng tăng. Khiến các doanh ngiệp kinh doanh phải trả nhiều chi phí hơn để sản xuất ra cùng loại mặt hàng như trước đây, do đó dẫn đến làm trì trệ khả năng trả nợ và một phần cũng do nợ quá hạn từ năm trước chuyển qua.

Nông nghiệp: Nợ xấu của ngành nông nghiệp biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 nợ xấu ngành nông nghiệp là 529 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 673 triệu đồng tăng lên 27,22% so với năm 2009. Do nguyên nhân là thời tiết thất thường, ảnh hưởng đến việc thu hoạch của nông dân, làm giảm thu nhập, khó khăn trong việc trang trải cho cuộc sống và chậm trả nợ. Năm 2011 nợ xấu đã giảm bớt 553 triệu so với năm 2010. Do đội ngũ nhân viên tín dụng tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và có ưu đãi lãi suất trong lĩnh vực này

2009 50,94% 21,84% 27,22% 2010 40,97% 24,71% 34,32% 2011 29,87% 19,06% 51,07%

Doanh Nghiệp Nhà Nước Doanh nghiệp tư nhân Hộ cá thể & CB CNV ngành. Tuy nợ xấu qua các năm đều tăng nhưng tỷ trọng của nợ xấu so với doanh số cho vay thì rất là nhỏ, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả. Phần nợ xấu vẫn còn trong năm 2011. Hy vọng sang năm 2012 tình hình kinh tế ổn định hơn thì Ngân hàng sẽ khơng cịn nợ xấu. Cụ thể nợ xấu qua các năm của ngành công nghiệp chế biến: năm 2010 nợ xấu 287 triệu đồng tăng 44 triệu so với năm 2009, năm 2011 nợ xấu tăng 180 triệu so với năm 2010.

Xây dựng: Tình hình nợ xấu của ngành xây dựng cũng tăng mạnh. Năm 2010

nợ xấu tăng 17,03% so với năm 2009, sang năm 2011 nợ xấu tăng mạnh tới 622,53%. Là do nền kinh tế gặp khó khăn, đầu tư cơng giảm đi, thị trường bất động sản suy thoái và do DSCV của ngành này tăng cao. Nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

4.5.3. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nợ xấu xuất hiện ở thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, và kinh tế cá thể. Tỷ trọng nợ xấu cao nhất là thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 70%, cụ thể năm 2009, tỷ trọng nợ xấu là 83,9%, năm 2010 là 70,9%. Và năm 2011 tỷ trọng nợ xấu là 70% trong tổng nợ xấu. Là do Ngân hàng cho vay với thành phần này cao và những năm qua tình hình kinh tế khơng ổn định nên những doanh nghiệp hoạt động khơng có hiệu quả nên có khó khăn trong cơng tác thu nợ. Tuy nhiên số lượng nợ xấu vẫn còn rất nhỏ so với doanh số cho vay của thành phần này nên đánh giá chung thì hoạt động của Ngân hàng vẫn còn hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)