Cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế 2009-2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 77 - 80)

Qua biểu đồ về cơ cấu DSTN của Ngân hàng qua các năm ta thấy DSTN của Ngân hàng đối với thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng trên 50%. Bởi vì ngân hàng ưu tiên tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân nên tỷ trọng về doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này cao. Các thành phần kinh tế còn lại chiểm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm, vì DSCV đối với các thành phần này giảm qua 3 năm

Doanh nghiệp nhà nước: Đối với thành phần Doanh nghiệp Nhà Nước thì cơng tác thu hồi nợ có sự tăng trưởng khơng ổn định. Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ đạt 964.179 triệu đồng, năm 2010 giảm 9,77% còn 945.167 triệu đồng tương đương giảm 94.243 triệu đồng so với năm trước. Năm 2011 giảm còn 314.832 triệu đồng, tương ứng giảm 36,2%. Sở dĩ có sự giảm xuống của công tác thu nợ trong năm 2010, 2011 là do trong các năm này doanh số cho vay của Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế này giảm xuống nên kéo theo doanh số thu nợ trong năm này cũng giảm xuống tương ứng. Mặt khác Ngân hàng cũng có sự xem xét thận trọng khi cho các thành phần kinh tế này vay vì các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả cùng với việc tiếp tục đổi mới chính sách đối với các doanh nghiệp này (kiên quyết loại bỏ những ưu đãi, không phải thế chấp khi vay vốn NH, khi cần thiết được xóa nợ, giãn nợ, khoanh nợ, được Nhà nước bảo hộ,...) làm cho uy tín một phần bị giảm sút cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho NH e ngại cho vay vốn đối với đối tượng này.

Doanh nghiệp tư nhân: Tình hình thu nợ đối với kinh tế tư nhân rất khả quan,

doanh số thu nợ của năm sau cao hơn năm trước tương ứng với doanh số cho vay qua các năm, điều này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân sản xuất có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích nên đã hồn trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Cụ thể: Doanh số thu nợ năm 2009 là 900.784 triệu đồng, năm 2010 doanh số thu nợ đối với kinh tế tư nhân là 1.836.297 triệu đồng tăng 935.513 triệu đồng tương đương 103,9% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 767.405 triệu đồng tức tăng 41,79% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả trên chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả, và có thiện chí trả nợ cho ngân

hàng, muốn tiếp tục quan hệ với Ngân hàng và trong tương lai ngân hàng cần quan tâm đến nhóm khách hàng này hơn nữa vì với xu hướng ngày càng phát triển của xã hội thì các thành phần như doanh nghiệp tư nhân sẽ ngày càng nhiều, khi đó nhu cầu vay vốn sẽ càng cao. DSTN thành phần này tăng cũng có thấy được phương pháp giảm thiểu rủi ro của Ngân hàng bằng cách phân chia cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau đã có hiệu quả.

Hộ cá thể & CB CVC: Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này tăng qua

các năm, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 507.018 triệu đồng tăng 25,39% so với năm 2009. năm 2011 cũng tăng lên 7,58% so với năm 2010.

Tuy tốc độ tăng không lớn nhưng vẫn ln đảm bảo năm sau có doanh số thu nợ cao hơn năm trước. Điều này cho thấy công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn, sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng của Ngân hàng làm khá tốt. họ đều là những khách hàng thực hiện tốt việc trả nợ vay.

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mơ hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào.

4.4.1 Dư nợ theo thời hạn

Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì nó ít rủi ro và vịng quay vốn cũng nhanh hơn, nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn trung và dài hạn, dẫn đến dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trên 80% trong tổng dư nợ.

Bảng 10: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2009-2011

Đvt: Triệu đồng

[Nguồn: Phịng kinh doanh Ngân hàng Cơng Thương Chi nhánh Đồng Tháp]

Ngồi ra, sự gia tăng này cịn do Ngân hàng thu hút được nguồn vốn huy động tăng dẫn đến tăng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, dư nợ của Ngân hàng tăng lên cịn phụ thuộc vào cung cách phục vụ, thương hiệu, sự cạnh tranh lành mạnh và lãi suất của Ngân hàng không ngừng được cải thiện trong những năm qua. Cịn có một nguyên nhân khác do doanh số cho vay của Ngân hàng trong 3 năm tăng nhanh hơn doanh số thu nợ dẫn đến dư nợ tăng theo. Cụ thể qua biểu đồ sau:

1.353.727 1.175.856 177.870 1.849.809 1.563.561 286.248 2.548.467 2.333.467 215.071 2009 2010 2011 Năm

Tổng Ngắn hạn Trung & dài hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)