Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 25)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trước năm 2001 Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Sóc trăng chỉ là một phịng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Công Thương Cần thơ – có trụ sở chính tại số 09 đường Phan Đình Phùng. Để đáp ứng được sự phát triển kinh tế của tỉnh Sóc Trăng và để nâng cao năng lực cạnh tranh, vào ngày 15/01/2001 phòng giao dịch đã chính thức được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 2 thuộc Ngân hàng Công Thương Cần Thơ theo quyết định số 098/QĐ – NHCT 29 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Đến ngày 15/04/2005 theo quyết định số 090/QĐ - HĐQT NHCT Chi nhánh Ngân Hàng Cơng Thương Sóc Trăng chính thức được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

Tên ngân hàng: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.

Tên tiếng anh: Vietnam Bank For Industry and Trade. Tên thương hiệu: VietinBank

Biểu tượng của ngân hàng:

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Cơng Thương Việt Nam Chi nhánh Sóc Trăng

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng ban

Ban giám đốc:

- Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Được quyền quyết định các vấn đề lien quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật các cán bộ nhân viên của đơn vị.

- Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt dộng của cấp trên giao.

- Thực hiện giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng.

- Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, tỷ lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng.

Phó giám đốc

- Có nhiệm vụ hỗ trợ Giám Đốc trong các mặt nghiệp vụ.

- Giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác do Giám Đốc phân công, ký thay Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về nhiệm vụ được giao.

- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám Đốc trong việc điều hành các mặt công tác của chi nhánh.

Phịng kiểm tốn nội bộ

- Thực hiện chức năng kiểm sốt tình hình hoạt động tại chi nhánh.

- Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam tại chi nhánh, nếu có sai phạm thì tiến hành lập biên bản sai phạm.

Phòng kinh doanh

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng.

- Kiểm tra, giám sát các hồ sơ, thủ tục vay vốn, các điều lệ vay vốn…

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, theo dõi việc thu lãi, thu nợ.

- Thực hiện các công việc kinh doanh: giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vay vốn, phân cơng cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng thiết lập dự án, phương án và làm các thủ tục hồ sơ cần thiết để xin vay vốn.

Phịng kế tốn

- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh tốn thu chi theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để lập lượng vốn hoạt động của ngân hàng.

- Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có nhiệm vụ thơng báo thu nợ, thu lãi của khách hàng, thu thập tổng hợp số liệu phát sinh lên bảng cân đối nghiệp vụ và sử dụng vốn để trình lên Ban Giám Đốc nhằm chỉ đạo kịp thời và đúng lúc.

Bộ phận xử lý nợ

- Thường xuyên giám sát tình hình kinh doanh của ngân hàng để kịp thời có giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

- Xử lý các khoản nợ xấu tại địa bàn chi nhánh.

- Thẩm định hồ sơ nợ xấu và đề xuất phương án trả nợ.

- Thực hiện phương án xử lý nợ theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.  Phịng hành chánh

- Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ phù hợp với từng giai đoạn. Xác định rõ chức năng quyền hạn và nhiệm vụ điều hành của từng cấp, từng cán bộ, từng bộ phận.

- Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lượng công nhân viên chức, biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các hoạt động của đơn vị.

- Ký kết đầy đủ các hợp đồng với công nhân viên chức, xây dựng nội quy lao động đúng luật Nhà Nước đã ban hành.

- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám Đốc ra quyết định đề nghị nâng bậc lương hoặc kỹ thuật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản đơn vị, giám sát trong ngồi, tiếp nhận thơng tin, tin tức có lien quan trình lên Ban Giám Đốc.

Phịng ngân quỹ

Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt khi có nhu cầu theo sự xác định của phịng kế tốn, khách hàng sẽ đến nhận tại ngân quỹ, kiểm tra số tiền khách hàng nộp vào ngân hàng, chi kiều hối.

3.1.2.2. Sơ đồ tổ chức

Hình 2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Cơng Thương Sóc Trăng

BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM TỐN NỘI BỘ

PHỊNG KINH DOANH PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG QUẢN LÝ RỦI RO VÀ NỢ CĨ VẤN ĐỀ PHỊNG NGÂN QUỸ PHỊNG HÀNH CHÁNH

3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SĨC TRĂNG QUA BA NĂM (2008 – 2010)

Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cả các mặt hàng đều leo thang làm cho chi tiêu sinh hoạt của người dân tăng lên đáng kể nên khoản tiền dùng để tiết kiệm giảm làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng là mối quan tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Sóc Trăng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm 2008-2010 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng giai đoạn 2008 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 60.528 46.265 63.500 -14.263 -23,56 17.235 32,25 Tổng chi phí 57.530 43.409 60.000 -14.121 -24,55 16.591 38,22 Lợi nhuận 2.998 2.856 3.500 -142 -4,74 644 22,55

(Nguồn: Phòng Kế Tốn Ngân hàng Cơng Thương ST)

- Tình hình thu nhập của Ngân hàng tăng không đều qua ba năm. Năm 2008 tổng thu nhập đạt 60.528 triệu đồng nhưng sang năm 2009 thu nhập chỉ còn 46.265 triệu đồng, giảm so với năm 2008 số tiền là 14.263 triệu đồng với tỉ lệ giảm là 23,56%. Năm 2010 tổng thu nhập là 63.500 triệu đồng tăng so với năm 2009 17.235 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 32,25%. Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, khoản thu này chiếm tỉ trọng trên 85% tổng thu nhập, năm 2008 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 96% tổng thu nhập nhưng đến năm 2009 nguồn thu này giảm và chỉ chiếm 88% trong tổng thu, sang năm 2010 thu từ hoạt động tín dụng tăng chiếm 98% tổng thu nhập, sự tăng

mạnh của khoản thu này trong 2 năm 2008 và 2010 là nguyên nhân khiến tổng thu nhập của 2 năm này tăng cao. Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2008 tăng cao chủ yếu là do lãi suất cho vay của Ngân hàng rất cao, đây cũng là tình hình chung của các NHTM nước ta, do kinh tế khủng hoảng cũng như lạm phát gia tăng làm lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng. Trong năm này các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để hưởng lợi nhuận từ việc chêch lệch lãi suất đã góp phần đưa lãi suất cao ngất ngưỡng. Đến năm 2009 khi nền kinh tế trong khu vực đã dần ổn định, mọi hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh dần phát triển và với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay là 1%/ tháng hay 12%/ năm làm cho mặt bằng lãi suất giảm xuống. Thu từ hoạt động tín dụng giảm cũng chính là nguyên nhân làm giảm tổng thu nhập năm 2009. Ngoài nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, trong năm 2010 Ngân hàng còn đẩy mạnh phát triển các dịch vụ như dịch vụ thanh toán chuyển tiền, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, dịch vụ kiều hối, dịch vụ Western Union hay còn gọi là dịch vụ chuyển tiền nhanh ra nước ngoài, dịch vụ chiết khấu chứng từ…Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ năm 2010 tăng 5% so với năm 2009 đó cũng chính là ngun nhân làm tăng tổng thu nhập năm 2010.

Từ bảng 1 ta có hình sau: 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm 2008 – 2010

- Tương tự như tình hình thu nhập, tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng trong 2 năm 2008, 2010 và giảm vào năm 2009. Năm 2009, tổng chi phí của

Ngân hàng là 43.409 triệu đồng giảm 14.121 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ giảm là 24,55%. Năm 2010, tổng chi phí tăng mạnh đạt 60.000 triệu đồng, tăng 16.591 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 38,22%. Nếu hoạt động tín dụng tạo nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng thì chi về hoạt động tín dụng cũng là nguồn chi chủ yếu, chiếm trên 70% trong tổng chi phí và chiếm tỷ trọng cao trong 2 năm 2008 và 2010. Năm 2008 tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều bất lợi, lạm phát tăng cao, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô như: giảm chi tiêu Chính phủ, hạn chế phát hành tiền,... Các chính sách đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến Ngân hàng, làm cho Ngân hàng thiếu vốn nghiêm trọng vì thế Ngân hàng phải liên tục gia tăng lãi suất để có được nguồn vốn. Các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn Sóc Trăng cũng tăng mạnh lãi suất để có nguồn vốn hoạt động, với môi trường cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút được nguồn Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn, làm chi phí cho hoạt động tín dụng tăng cao. Đó chính là nguyên nhân làm tăng tổng chi phí trong năm 2008. Đến năm 2009, tổng chi phí giảm so với năm 2008 chủ yếu là do lãi suất huy động vốn giảm xuống và tỷ trọng chi cho hoạt động tín dụng cũng đã giảm, chiếm 71,85% trong tổng chi phí của Ngân hàng. Năm 2010 khi nền kinh tế dần ổn định và Ngân hàng ngày càng tạo được sự tin cậy nơi khách hàng nên số lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán ngày càng tăng, việc chi trả lãi tiền gửi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất huy động làm cho chi phí kinh doanh tăng cao góp phần làm tăng tổng chi phí trong năm 2010.

- Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy, Ngân hàng hoạt động ln có lợi nhuận qua ba năm, lợi nhuận năm 2009 là 2.856 triệu đồng, giảm nhẹ 142 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ giảm là 4,74%. Mặc dù Ngân hàng đã phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất nhưng do chêch lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thấp đã làm lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Năm 2010 lợi nhuận đạt 3.500 triệu đồng tăng 644 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 22,55%. Sự phát triển mạnh các dịch vụ của Ngân hàng làm nguồn thu từ dịch vụ tăng cao là nguyên nhân chính làm tăng lợi nhuận trong năm 2010.

3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG SĨC TRĂNG DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG SĨC TRĂNG

3.3.1. Thuận lợi

- Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng thành lập với hơn 20 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường. Ngân hàng được đặt tại trung tâm thành phố Sóc Trăng, có vị trí rất thuận lợi để khách hàng đến giao dịch, nơi tập trung nhiều dân cư, các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính của tỉnh. Ngân hàng cịn có một phịng giao dịch tại huyện Mỹ Xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của Ngân hàng với người dân trong huyện, tạo sự mau lẹ và giảm bớt thời gian giao dịch cho khách hàng.

- Ngân hàng Công Thương là một hệ thống rộng khắp cả nước và là loại hình Ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhất nên chủ động được nguồn vốn dồi dào, có thể điều hoà vốn cho các chi nhánh trong cả nước. Đó chính là thuận lợi của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng trong việc đảm bảo khả năng thanh tốn của mình, nâng cao uy tín và được nhiều khách hàng tín nhiệm.

- Được sự quan tâm của Ngân hàng Công Thương Việt Nam cụ thể là ban hành các văn bản và chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế. Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và chỉ đạo thực hiện sát sao, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và đạt vượt kế hoạch của cấp trên giao.

- Triển khai thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2001 tạo động lực năng cao chất lượng quản lý tại chi nhánh.

- Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ, năng lực, có khả năng nắm bắt nhanh cơng việc, có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao.

- Các khách hàng của Ngân hàng đa số là khách hàng truyền thống, có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ln gắng bó với Ngân hàng.

3.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng cịn gặp những khó khăn như:

- Thiên tai, dịch bệnh và việc áp dụng khoa học kỹ thuật kém phát triển trong nông nghiệp, thủy sản cũng gây ảnh hưởng cho Ngân hàng.

- Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay theo nghị định 178 của chính phủ cịn nhiều khó khăn, đối với những dự án trung, dài hạn có nhu cầu vốn lớn phải có vốn tự có 30%, Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, trong khi đó thực tế khách hàng vay vốn có giá trị tài sản đảm bảo ở mức thấp nên khách hàng vay không đủ tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Nguồn vốn huy động có tăng nhưng chưa ổn định và bền vững, lãi suất bình quân đầu vào cao nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

- Sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng cổ phần trên cùng địa bàn tỉnh Sóc Trăng làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

3.3.3. Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong năm 2011

Để hội nhập vào sự phát triển chung của đất nước đòi hỏi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng nói riêng phải có định hướng rõ ràng trong hoạt động kinh doanh trong những năm sắp tới, cụ thể Chi nhánh xây dựng những mục tiêu trong năm 2011 như sau:

- Cán bộ công nhân viên Chi nhánh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)