Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 264.986 88,92 209.882 93,28 394.911 90,78 -55.104 -20,80 185.029 88,16 Trung, dài hạn 33.014 11,08 15.118 6,72 40.089 9,22 -17.896 -54,21 24.971 165,17 Tổng DSTN 298.000 100 225.000 100 435.000 100 -73.000 -24,50 210.000 93,33
Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng cả về phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn. Cơng tác thu nợ đóng vai trị quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và nó cũng phụ thuộc vào khả năng, sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng. Nếu công tác thu hồi nợ tốt sẽ làm giảm nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro. Dựa vào bảng 8 ta thấy công tác thu hồi qua ba năm của Ngân hàng như sau: năm 2008 DSTN của Ngân hàng là 298.000 triệu đồng, sang năm 2009 DSTN chỉ đạt 225.000 triệu đồng giảm 73.000 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm là 24,50%. Năm 2010 DSTN tăng mạnh đạt 435.000 triệu đồng, tăng 210.000 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 93,33%. DSTN năm 2008 lớn hơn DSCV năm này là do trong năm cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi đạt hiệu quả cao, Ngân hàng thu hồi được các món nợ tồn đọng trong năm 2007. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân sự tăng giảm DSTN qua ba năm thì ta đi vào phân tích DSTN theo thời hạn cho vay, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế. Từ bảng 8 ta có hình sau: 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Ngắn hạn Trung, dài hạn
- Doanh số thu nợ ngắn hạn: vì DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV của Ngân hàng nên DSTN ngắn hạn cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DSTN. Qua bảng số liệu ta thấy DSTN ngắn hạn tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2008 thu nợ ngắn hạn đạt 264.986 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,92% trong tổng DSTN. Sang năm 2009 thu nợ ngắn hạn giảm nhẹ còn 209.882 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,28%, giảm 55.104 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm 20,80%. Đến năm 2010 DSTN đạt 394.911 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,78%, tăng 185.029 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng 88,16%. Thu nợ ngắn hạn năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008 là do tình hình kinh tế sau khủng hoảng đời sống người dân còn nhiều khó khăn dẫn đến cơng tác thu nợ của Ngân hàng cịn chậm, thêm vào đó trong năm 2008 chính phủ đã bắt đầu áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay cùng lúc tăng cao nên một số doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc thanh tốn lãi cho Ngân hàng và phải gia hạn tạm thời các khoản nợ làm DSTN trong năm 2009 giảm. Sự tăng mạnh của thu nợ ngắn hạn trong năm 2010 cũng do DSCV năm 2010 tăng trưởng mạnh, khách hàng và các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh đạt hiệu quả nên có động lực thanh toán nợ cho Ngân hàng. Sỡ dĩ DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 90% là do các khoản cho vay ngắn hạn thường có thời gian dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn được xoay vịng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng theo.
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn: tình hình thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng cũng tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2008 thu nợ trung và dài hạn đạt 33.014 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,08% trong tổng DSTN. Năm 2009 thu nợ giảm chỉ còn 15.118 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,72%, giảm 17.896 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm là 54,21%. Đến năm 2010 thu nợ tăng đạt 40.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,22%, tăng 24.971 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 165,17%. Tình hình tăng giảm của thu nợ trung và dài hạn cũng xuất phát từ những nguyên nhân tương tự như đối với thu nợ ngắn hạn. Các khoản cho vay dài hạn thường có lãi suất cao nên việc lãi suất cho vay năm 2009 gia tăng đã gây khơng ít tổn thất cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn, làm giảm lợi nhuận
trong hoạt động kinh doanh của họ và giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngồi ra, do cịn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất cũng góp phần làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng, đó là nguyên nhân của sự sụt giảm trong DSTN năm 2009 so với năm 2008. Năm 2010 thu nợ trung-dài hạn tăng một phần là do Ngân hàng đã thu được các khoản nợ của các doanh nghiệp, tổ chức vay năm 2009 để mua sắm tài sản cố định, sang năm 2010 tình hình kinh doanh thuận lợi nên các doanh nghiệp tiến hành thanh toán nợ cho Ngân hàng. Ta thấy, DSTN trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn nên thu hồi vốn rất chậm. Do đó, Ngân hàng thường cân nhắc rất kỹ đối với các dự án cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro và Ngân hàng cũng chủ yếu là tập trung vào các hoạt động cho vay ngắn hạn.
4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế