Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Huy động vốn là vấn đề cơ bản quyết định cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của mỗi ngân hàng, đó là cơng tác trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng. Trong những năm gần đây, do biến động của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn làm cho công tác huy động vốn của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng gặp khơng ít khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực hết mình để hồn thành tốt công việc được giao Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan trong việc huy động nguồn vốn. Vốn huy động của Ngân hàng tăng đều qua ba năm 2008-2010. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng qua ba năm 2008 – 2010 Đơn vị tính:Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tiền gửi tiết

kiệm 112.000 57,44 125.000 39,06 150.000 39,48 13.000 11,61 25.000 20,00 Tiền gửi thanh toán 72.000 36,92 180.000 56,25 200.000 52,63 108.000 150,00 20.000 11,11 Phát hành giấy tờ có giá 11.000 5,64 15.000 4,69 30.000 7,89 4.000 36,36 15.000 100 Tổng vốn huy động 195.000 100 320.000 100 380.000 100 125.000 64,10 60.000 18,75

(Nguồn: Phịng Kế Tốn Ngân hàng Công Thương ST)

- Tiền gửi tiết kiệm: người dân trong địa bàn gửi tiền chủ yếu là tiền gửi

tiết kiệm có kỳ hạn và một phần nhỏ lượng tiền không kỳ hạn bởi khi gửi tiết kiệm người gửi tiền không biết khi nào sử dụng. Nhìn chung lượng tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục qua ba năm và cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2008 là 57,44%, đến năm 2009 tỷ trọng giảm xuống còn 39,06% và năm 2010 là 39,48% trong tổng vốn huy động. Về tiền gửi tiết kiệm năm 2008 Ngân hàng huy động được 112.000 triệu đồng, đến năm 2009 lượng vốn này tăng 13.000 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng là 11,61%, sang năm 2010 chỉ đạt 150.000 triệu đồng tăng 25.000 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 20%. Năm 2009 lượng tiền gửi tiết kiệm chỉ tăng nhẹ so với năm 2008 là do trong năm 2008 tình hình kinh tế trong khu vực gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân sản xuất sinh lợi không nhiều, sang đến năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế đã dần ổn định, lạm phát đã được kiềm chế phần nào nhưng với tâm lý tiền bị mất giá nên người dân có xu hướng rút tiền để đầu tư vào các tài sản ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát

như mua vàng, ngoại tệ, đầu tư bất động sản…Trước những khó khăn đó tồn thể Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như tập thể cán bộ đã nổ lực trong việc thuyết phục những khách hàng truyền thống không rút tiền khỏi Ngân hàng và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Trong năm 2010 lượng tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh là do Ngân hàng đã đổi mới phương thức huy động bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn, ngồi hình thức huy động vốn truyền thống qua tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn thì trong năm Ngân hàng cịn tăng cường huy động vốn qua chứng chỉ tiền gửi với chương trình “ Mua chứng chỉ tiền gửi – May mắn trúng

Camry”, chương trình tiết kiệm VND thả nổi“Rồng vàng Thăng Long – Đón mừng đại lễ”, chương trình huy động vốn siêu lãi suất, theo đó khách hàng gửi

tiền tiết kiệm có kỳ hạn trên 6 tháng sẽ được tặng thêm lãi suất từ 0,25% đến 0,5%/năm, với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn Ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng mới đến gửi tiết kiệm tại Ngân hàng nâng tổng lượng tiền gửi tiết kiệm trong năm 2010 lên 150.000 triệu đồng.

Từ bảng 4 ta được hình sau:

Năm 2008

57.44% 36.92%

5.64%

Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi thanh toán Phát hành giấy tờ có giá Năm 2009 39.06% 56.25% 4.69% Năm 2010 39.48% 52.63% 7.89%

Hình 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng qua ba năm 2008 – 2010

- Tiền gửi thanh tốn: Qua phân tích ta thấy lượng tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng tăng mạnh qua ba năm và tỷ trọng của khoản mục này trong tổng nguồn vốn huy động cũng tăng liên tục qua các năm. Tiền gửi thanh toán tăng mạnh trong năm 2009 chiếm tỷ trọng 56,25% trong tổng vốn huy động, trong khi năm 2008 khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng là 36,92% và năm 2010 tỷ trọng giảm nhẹ còn 52,63%. Năm 2008 lượng tiền gửi thanh toán của Ngân hàng là 72.000 triệu đồng, đến năm 2009 lượng tiền gửi này đạt 180.000 triệu đồng, tăng 108.000 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng là 150%, sang năm 2010 mặc dù tỷ trọng trong tổng vốn huy động có giảm nhưng nhìn chung lượng tiền gửi thanh toán vẫn tăng đều đạt 200.000 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 11,11%. Sự tăng trưởng khơng ngừng của hình thức huy động vốn này chứng tỏ thanh toán qua ngân hàng đã dần phổ biến đối với người dân nói chung và trong thành phố Sóc Trăng nói riêng. Đối với Ngân hàng thì dù đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng cũng có thời gian chúng nhàn rỗi và Ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư, tuy nhiên nguồn vốn này rất không ổn định nên Ngân hàng thường phải dự trữ lại với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ có xu hướng thực hiện việc thanh tốn mua bán thơng qua ngân hàng bởi vì vừa rất tiện lợi, hiệu quả kinh tế cao và an toàn cho nguồn vốn của họ. Đó chính là lý do khiến khoản mục tiền gửi thanh toán của Ngân hàng tăng mạnh trong những năm gần đây.

- Phát hành giấy tờ có giá: khoản mục này có xu hướng tăng qua ba năm và chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2008 khoản tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá là 11.000 triệu đồng chiếm 5,64% tỷ trọng vốn huy động, năm 2009 khoản huy động này là 15.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,69%, tăng 4.000 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng là 36,36%. Sự gia tăng của khoản huy động này là do trong năm 2009 lãi suất phát hành chứng chỉ tiền gửi cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm, thêm vào đó là uy tín của Ngân hàng tạo được niềm tin nơi khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng đầu tư mua giấy tờ có giá của Ngân hàng. Năm 2010 khoản mục này tăng mạnh đạt 30.000 triệu đồng chiếm 7,89% trong tổng vốn huy động, tăng 15.000 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 100%. Năm 2010 do nhu cầu

vốn tăng đột biến, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh tốn khơng đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh nên Ngân hàng đã tăng cường phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, đó là lý do khiến lượng vốn huy động này tăng đột biến trong năm 2010. Nhìn chung, khoản mục này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn huy động nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên Ngân hàng cần chú ý đến chi phí phát sinh khi phát hành các loại giấy tờ có giá này vì nó có thể làm tăng chi phí cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)