Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 48 - 56)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3. Phân tích hoạt động tín dụng

4.3.2. Doanh số thu nợ

4.3.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay qua ba năm 2008 – 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 264.986 88,92 209.882 93,28 394.911 90,78 -55.104 -20,80 185.029 88,16 Trung, dài hạn 33.014 11,08 15.118 6,72 40.089 9,22 -17.896 -54,21 24.971 165,17 Tổng DSTN 298.000 100 225.000 100 435.000 100 -73.000 -24,50 210.000 93,33

Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng cả về phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn. Công tác thu nợ đóng vai trị quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và nó cũng phụ thuộc vào khả năng, sự “mong muốn” trả nợ của khách hàng. Nếu công tác thu hồi nợ tốt sẽ làm giảm nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro. Dựa vào bảng 8 ta thấy công tác thu hồi qua ba năm của Ngân hàng như sau: năm 2008 DSTN của Ngân hàng là 298.000 triệu đồng, sang năm 2009 DSTN chỉ đạt 225.000 triệu đồng giảm 73.000 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm là 24,50%. Năm 2010 DSTN tăng mạnh đạt 435.000 triệu đồng, tăng 210.000 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 93,33%. DSTN năm 2008 lớn hơn DSCV năm này là do trong năm cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi đạt hiệu quả cao, Ngân hàng thu hồi được các món nợ tồn đọng trong năm 2007. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân sự tăng giảm DSTN qua ba năm thì ta đi vào phân tích DSTN theo thời hạn cho vay, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế. Từ bảng 8 ta có hình sau: 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Ngắn hạn Trung, dài hạn

- Doanh số thu nợ ngắn hạn: vì DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV của Ngân hàng nên DSTN ngắn hạn cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DSTN. Qua bảng số liệu ta thấy DSTN ngắn hạn tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2008 thu nợ ngắn hạn đạt 264.986 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,92% trong tổng DSTN. Sang năm 2009 thu nợ ngắn hạn giảm nhẹ còn 209.882 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,28%, giảm 55.104 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm 20,80%. Đến năm 2010 DSTN đạt 394.911 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,78%, tăng 185.029 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng 88,16%. Thu nợ ngắn hạn năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008 là do tình hình kinh tế sau khủng hoảng đời sống người dân cịn nhiều khó khăn dẫn đến cơng tác thu nợ của Ngân hàng cịn chậm, thêm vào đó trong năm 2008 chính phủ đã bắt đầu áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay cùng lúc tăng cao nên một số doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc thanh tốn lãi cho Ngân hàng và phải gia hạn tạm thời các khoản nợ làm DSTN trong năm 2009 giảm. Sự tăng mạnh của thu nợ ngắn hạn trong năm 2010 cũng do DSCV năm 2010 tăng trưởng mạnh, khách hàng và các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh đạt hiệu quả nên có động lực thanh tốn nợ cho Ngân hàng. Sỡ dĩ DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 90% là do các khoản cho vay ngắn hạn thường có thời gian dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi đồng vốn được xoay vịng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng theo.

- Doanh số thu nợ trung và dài hạn: tình hình thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng cũng tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2008 thu nợ trung và dài hạn đạt 33.014 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,08% trong tổng DSTN. Năm 2009 thu nợ giảm chỉ còn 15.118 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,72%, giảm 17.896 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm là 54,21%. Đến năm 2010 thu nợ tăng đạt 40.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,22%, tăng 24.971 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 165,17%. Tình hình tăng giảm của thu nợ trung và dài hạn cũng xuất phát từ những nguyên nhân tương tự như đối với thu nợ ngắn hạn. Các khoản cho vay dài hạn thường có lãi suất cao nên việc lãi suất cho vay năm 2009 gia tăng đã gây khơng ít tổn thất cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn, làm giảm lợi nhuận

trong hoạt động kinh doanh của họ và giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngồi ra, do cịn nhiều khó khăn vướng mắc, giá cả hàng tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất cũng góp phần làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng, đó là nguyên nhân của sự sụt giảm trong DSTN năm 2009 so với năm 2008. Năm 2010 thu nợ trung-dài hạn tăng một phần là do Ngân hàng đã thu được các khoản nợ của các doanh nghiệp, tổ chức vay năm 2009 để mua sắm tài sản cố định, sang năm 2010 tình hình kinh doanh thuận lợi nên các doanh nghiệp tiến hành thanh toán nợ cho Ngân hàng. Ta thấy, DSTN trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn nên thu hồi vốn rất chậm. Do đó, Ngân hàng thường cân nhắc rất kỹ đối với các dự án cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro và Ngân hàng cũng chủ yếu là tập trung vào các hoạt động cho vay ngắn hạn.

4.3.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế qua ba năm 2008 - 2010

Đơn vị tính:Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 8.611 2,89 7.531 3,35 9.512 2,19 -1.080 -12,54 1.981 26,30 Thương mại – dịch vụ 96.989 32,55 111.990 49,77 155.649 35,78 15.001 15,47 43.659 38,98 Khác 192.400 64,56 105.479 46,88 269.839 62,03 -86.921 -45,18 164.360 155,82 Tổng DSTN 298.000 100 225.000 100 435.000 100 -73.000 -24,50 210.000 93,33

- Nông nghiệp: doanh số thu nợ ngành nông nghiệp tăng giảm không đều qua ba năm. DSTN giảm nhẹ trong năm 2009 và tăng trong năm 2010. Cụ thể: năm 2008 DSTN ngành nông nghiệp là 8.611 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,89%. Sang năm 2009 thu nợ giảm chỉ còn 7.531 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,35%, giảm 1.080 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ giảm là 12,54%. Đến năm 2010 thu nợ ngành này tăng 9.512 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,19%, tăng 1.981 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 26,30%. Năm 2009 DSTN ngành nông nghiệp giảm nhẹ so với năm 2008 là do trong năm người nông dân phải gánh chịu những thiệt hại do gạo xuất khẩu không được giá, dịch chuột cắn phá ruộng lúa, biến đổi khí hậu và ơ nhiễm mơi trường đã làm cho thời tiết thất thường, nắng hạn, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm giảm năng suất cây trồng, khiến đời sống của nơng dân gặp khơng ít khó khăn, do đó nhiều khoản nợ đã được gia hạn thêm thời gian làm ảnh hưởng tới công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Năm 2010 do DSCV ngành nông nghiệp tăng nên DSTN của ngành cũng tăng, bên cạnh đó cịn do trong năm 2010 các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam có được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn, giá gạo xuất khẩu của các hợp đồng đã ký đạt khá cao so với mặt bằng chung của năm 2009. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp nâng giá mua lúa hàng hóa của nơng dân, cụ thể giá lúa phơi khô từ 4.900 – 5.000 đồng/kg trong khi năm 2009 giá chỉ từ 3.800 - 4.000 đồng/kg. Nông dân kinh doanh lúa gạo được giá thu được lợi nhuận cao nên có khả năng thanh tốn nợ cho Ngân hàng và các khoản dư nợ còn tồn đọng năm trước.

Từ bảng 9 ta có hình sau: 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 Triệ u đồng 2008 2009 2010 Năm Nông nghiệp Thương mại – dịch vụ Khác

- Thương mại – dịch vụ: Năm 2008 thu nợ của ngành là 96.989 triệu đồng

chiếm tỷ trọng 32,55%, năm 2009 thu nợ đạt 111.990 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,77% , tăng 15.001 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng là 15,47%. Đến năm 2010 DSTN tăng lên 155.649 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,78%, tăng 43.659 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 38,98%. Thương mại – dịch vụ là lĩnh vực mà Ngân hàng tập trung đầu tư vốn khá nhiều trong tổng doanh số cho vay và DSCV của ngành này cũng tăng đều qua các năm. Do đó việc DSTN của ngành này tăng nhanh qua ba năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng DSTN của Ngân hàng chứng tỏ công tác thẩm định khách hàng để cho vay của Ngân hàng có hiệu quả, các doanh nghiệp, cơng ty vay vốn của Ngân hàng kinh doanh sản xuất có lợi nhuận nên hồn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Trong năm 2010 DSTN của ngành tăng là do ảnh hưởng của các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính theo chính sách này thì các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, giúp cho việc nộp thuế của doanh nghiệp thuận tiện và nhanh chóng hơn, bên cạnh đó trong năm 2010 doanh nghiệp cịn được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 3 tháng. Tất cả những chính sách đó đã góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó góp phần làm cho việc thu nợ của ngành này thuận lợi hơn trong năm 2010.

- Ngành khác: Doanh số thu nợ của ngành khác luôn biến động qua ba năm. Năm 2008 DSTN của ngành là 192.400 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64,56%. Năm 2009 thu nợ của ngành khác giảm chỉ còn 105.479 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,88%, giảm 86.921 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm là 45,18%. Đến năm 2010 thu nợ tăng đạt 269.839 triệu động chiếm tỷ trọng 62,03%, tăng 164.360 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 155,82%. Nguyên nhân sự sụt giảm DSTN của ngành khác trong năm 2009 là do thị trường bất động sản chưa kịp phục hồi sau khi bị đóng băng hồn tồn trong đợt lạm phát năm 2008, nhiều nhà đầu tư kinh doanh bất động sản mua vào nhưng không bán ra được làm cho nguồn vốn bị ứ đọng không thu hồi được nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Sang năm 2010 thu nợ ngành này tăng mạnh là do khách hàng vay kinh doanh ngoại tệ và kim loại quý thu được lợi nhuận cao nên hồn trả vốn

vay nhanh chóng cho Ngân hàng. Thêm vào đó, cịn do Ngân hàng thu được các khoản nợ của công ty xây dựng vay để xây các chung cư cao tầng, văn phòng cho thuê, nhà ở…trong những năm trước, do đặc thù của loại hình kinh doanh chung cư, nhà ở, văn phịng cho thuê cần thời gian tương đối dài nên các khoản vay này thường là dài hạn và nó đã góp phần làm tăng DSTN của ngành khác trong năm 2010.

4.3.2.3. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 10: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm 2008 - 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp Nhà nước 74.973 25,16 40.136 17,84 66.351 15,25 -34.837 -46,47 26.215 65,32 Doanh nghiệp tư nhân 223.027 74,84 184.864 82,16 368.649 84,75 -38.163 -17,11 183.785 99,42 Tổng DSTN 298.000 100 225.000 100 435.000 100 -73.000 -24,50 210.000 93,33

(Nguồn: Phịng Tín dụng Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng)

Từ bảng 10 ta có hình sau: 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Triệ u đồng 2008 2009 2010 Năm Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp nhà nước: so với năm 2008 thì DSTN của doanh nghiệp nhà nước giảm vào năm 2009 và tăng vào năm 2010. Cụ thể: năm 2008 thu nợ của doanh nghiệp nhà nước là 74.973 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,16%. Sang năm 2009 thu nợ giảm chỉ còn 40.136 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,84%, giảm 34.837 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm là 46,47%. Năm 2010 thu nợ tăng 26.215 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 65,32%, đạt 66.351 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,25%. DSTN của doanh nghiệp nhà nước giảm nhẹ trong năm 2009 là do trong năm các doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải vào các lĩnh vực ngồi chun mơn như chứng khốn, bất động sản trong khi các thị trường này chưa kịp phục hồi sau đợt lạm phát cao năm 2008, nó đã góp phần làm thiếu vốn sản xuất của các doanh nghiệp nên gây ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình thu nợ của Ngân hàng. Vào năm 2010 thu nợ của thành phần kinh tế này tăng nhanh một phần là do DSCV tăng mạnh và do các doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ các dự án đầu tư trong năm 2009 nên tiến hành thanh toán nợ năm 2010 cho Ngân hàng và kể cả các khoản nợ tồn đọng trong năm 2009.

- Doanh nghiệp tư nhân: Nhìn chung, DSTN của thành phần kinh tế này qua ba năm tăng trưởng tương đối tốt, mặc dù thu nợ có giảm nhẹ trong năm 2009 nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể. Cụ thể: năm 2008 thu nợ là 223.027 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,84%. Sang năm 2009 thu nợ giảm còn 184.864 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,16%, giảm 38.163 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ giảm 17,11%. Đến năm 2010 thu nợ tăng nhanh đạt 368.649 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,75%, tăng 183.785 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng 99,42%. Tuy doanh số thu nợ có chiều hướng tăng nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn doanh số cho vay. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân được xem là thành phần kinh tế kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn hẳn các doanh nghiệp nhà nước nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp tư nhân bị giảm lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, cụ thể như: các doanh nghiệp mới thành lập thường vay nợ quá nhiều mà khơng có sản phẩm mang tính cạnh tranh dẫn đến thiệt hại về vốn, sử dụng quá nhiều nhân viên làm cho tăng gánh nặng trả lương, doanh nghiệp bị xù nợ có thể dẫn đến phá sản…Những nguyên nhân đó làm cho DSTN của thành phần kinh tế này tăng chậm hơn DSCV.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)