CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng
Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn thì cịn một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng như: hệ số thu nợ, nợ quá hạn/tổng dư nợ và vịng quay vốn tín dụng. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 17: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010
Hệ số thu nợ lần 1,18 0,63 0,70
Nợ quá hạn/Tổng Dư nợ % 0,79 0,45 0,21
Vịng quay vốn tín dụng vịng 0,89 0,60 0,82
- Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng trong cơng tác thu nợ. Hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng năm 2008 là 1,18. Năm 2009 do nền kinh tế có nhiều biến động, ảnh hưởng của lạm phát, giá cả tăng cao, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, nơng dân bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường dẫn đến mất mùa, thiệt hại về vốn nên cơng tác thu hồi nợ gặp khó khăn làm cho hệ số thu nợ giảm xuống còn 0,63. Năm 2010 hệ số thu nợ tăng lên 0,70, đây là những kết quả đáng ghi nhận của các cán bộ tín dụng Ngân hàng đã tích cực nhắc nhở, đôn đốc trả lãi và gốc đến hạn. Mặt khác do thiện chí trả nợ của khách hàng ngày một tốt hơn. Tuy hệ số thu nợ của Ngân hàng có biểu hiện tương đối tốt nhưng Ngân hàng cần phải ổn định hệ số này, vì DSCV có xu hướng tăng nhanh hơn DSTN, đồng thời cán bộ tín dụng cần phải tăng cường hơn nữa công tác thu hồi nợ đối với khách hàng.
- Nợ quá hạn/tổng dư nợ: Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2008 chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,79% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì có 0,79 đồng nợ quá hạn. Đến năm 2009 thì 100 đồng cho vay có 0,45 đồng nợ quá hạn. Sang năm 2010 Ngân hàng hạn chế cho vay các dự án nhiều rủi ro, cử nhiều cán bộ tín dụng giỏi xuống các huyện có mức dư nợ cao, giám sát mục đích sử dụng vốn của các doanh nghiệp một cách chặt chẽ tránh việc sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh tốn nợ, tiến hành đẩy mạnh thu nợ quá hạn nên làm cho chỉ tiêu này giảm một cách đáng kể, trong 100 đồng cho vay chỉ có 0,21 đồng nợ quá hạn. Đối với chỉ tiêu này nếu dưới 5% , mức cho phép của Ngân hàng nhà nước, là hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt. Nhìn chung, nợ q hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh là thấp và liên tục giảm qua ba năm, đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
- Vịng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, đồng vốn quay nhanh thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Vòng quay vốn tính dụng được tính bắt đầu từ lúc Ngân hàng mang vốn cho vay sau đó thu hồi lại thì kết thúc 1 vịng quay vốn. Ta thấy vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ln
biến động qua ba năm, năm 2008 là 0,89 vòng, năm 2009 là 0,60 vòng, giảm 0,29 vòng so với năm 2008, năm 2010 là 0,82 vòng tăng 0,22 vòng so với năm 2009. Qua phân tích ta thấy được vịng quay vốn của Ngân hàng năm 2009 giảm so với năm 2008 và năm 2010 bắt đầu tăng trở lại, mặc dù sự sụt giảm này là khơng đáng kể nhưng ít, nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, làm giảm khả năng luân chuyển vốn, đáp ứng chậm nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Mặc dù vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có tăng giảm qua ba năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt mức chỉ tiêu là 1 vòng, nghĩa là số vốn Ngân hàng cho vay thu hồi tương đối chậm làm giảm hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ còn ở mức thấp, trong khi tình hình vay vốn ngày càng gia tăng nên dẫn đến đồng vốn quay vòng chậm.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng ngày càng có hiệu quả hơn, dư nợ và doanh số cho vay tăng trưởng nhanh, Ngân hàng đã khai thác hết tiềm năng đầu tư trong địa bàn tỉnh, nợ quá hạn giảm qua các năm. Tuy nhiên, DSTN còn nhiều biến động và giảm trong năm 2009 làm cho vòng quay vốn tín dụng thấp dẫn đến giảm lợi ích của Ngân hàng. Tóm lại, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy những hiệu quả đạt được, tăng cường cơng tác tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh đưa hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG