Đơn vị tính:Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 20 0,82 11 0,55 10 0,77 -9 -45,00 -1 -9,09 Thương mại – dịch vụ 991 40,45 533 26,65 258 19,77 -458 -46,22 -275 -51,59 Khác 1.439 58,73 1.456 72,80 1.037 79,46 17 1,18 -419 -28,78 Tổng Nợ quá hạn 2.450 100 2.000 100 1.305 100 -450 -18,36 -695 -34,75
- Nông nghiệp: cũng tương tự như tình hình dư nợ của Ngân hàng nợ quá hạn của ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể năm 2008 nợ quá hạn của ngành là 20 triệu đồng chiếm 0,82% tỷ trọng, sang năm 2009 nợ quá hạn giảm 9 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ giảm là 45%, chỉ còn 11 triệu đồng chiếm 0,55% tỷ trọng. Đến năm 2010 nợ quá hạn giảm nhẹ còn 10 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,77%, giảm 1 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ giảm 9,09%. Sự sụt giảm của nợ quá hạn trong năm 2009 so với năm 2008 là do trong năm 2009 DSCV của ngành này thấp hơn so với DSTN của ngành làm cho dư nợ trong năm của ngành cũng giảm so với năm 2008 nên nợ quá hạn cũng giảm theo. Năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế đã dần ổn định, người dân kinh doanh lúa gạo để xuất khẩu có giá hơn nhưng do DSCV năm 2010 của ngành nông nghiệp tăng nhanh hơn DSTN của ngành làm cho nợ quá hạn năm 2010 chỉ giảm nhẹ khoảng 9,09% so với năm 2009.
- Thương mại-dịch vụ: nhìn chung tình hình nợ quá hạn của ngành thương mại-dịch vụ có xu hướng giảm qua ba năm. Năm 2008 nợ quá hạn của ngành là 991 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,45%. Năm 2009 nợ quá hạn giảm còn 533 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26,65% trong tổng nợ quá hạn, giảm 458 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ giảm 46,22%. Sang năm 2010 nợ quá hạn tiếp tục giảm còn 258 triệu đồng chiếm 19,77% tỷ trọng, giảm 275 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ giảm là 51,59%. Ta thấy tình hình nợ quá hạn của ngành giảm qua ba năm một phần là do phòng quản lý rủi ro của Ngân hàng làm việc có hiệu quả, tích cực trong công tác đôn đốc, theo dõi các khoản nợ q hạn để thu hồi. Bên cạnh đó cịn do kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khả quan hơn trong hai năm gần đây và đặc biệt là nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong năm 2010 đã giúp cải thiện tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng.
- Ngành khác: nợ quá hạn của ngành khác tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2008 nợ quá hạn là 1.439 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58,73%. Năm 2009 nợ quá hạn là 1.456 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,80%, tăng 17 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng là 1,18%. Sang năm 2010 nợ quá hạn giảm còn 1.037 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,46%, giảm 419 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ giảm 28,78%. Năm 2009 nợ quá hạn tăng nhẹ so với năm 2008 là do các khoản cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chậm thu hồi, cho vay mua tài
sản thì rất nhanh bị mất giá bởi sản phẩm thay thế nên nếu người vay không thể trả nợ, thì việc bán tài sản để thu nợ là rất khó. Năm 2010 do Ngân hàng thu hồi được các khoản nợ của công ty xây dựng vay để xây các chung cư cao tầng, văn phòng cho thuê, nhà ở…trong những năm trước góp phần làm nợ quá hạn trong năm giảm đáng kể.
4.3.4.3. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: