Phân tích tổng quát nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1. Phân tích tổng quát nguồn vốn

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Tình hình nguồn vốn qua ba năm của ngân hàng như sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 195.000 57,35 320.000 67,37 380.000 58,46 125.000 64,10 60.000 18,75 Vốn điều chuyển 145.000 42,65 155.000 32,63 270.000 41,54 10.000 6,90 115.000 74,19 Tổng nguồn vốn 340.000 100 475.000 100 650.000 100 135.000 39,70 175.000 36,84

(Nguồn: Phòng Kế Tốn Ngân hàng Cơng Thương ST)

Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể: năm 2008 tổng nguồn vốn là 340.000 triệu đồng, năm 2009 nguồn vốn tăng thêm 135.000 triệu đồng so với năm 2008 tương

ứng tỷ lệ tăng là 39,70% nâng tổng nguồn vốn năm 2009 đạt 475.000 triệu đồng, năm 2010 nguồn vốn tiếp tục tăng mạnh đạt 650.000 triệu đồng, tăng 175.000 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 36,84%. Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn điều chuyển. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu phân tích từng nguồn vốn cụ thể:

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng qua ba năm 2008-2010

- Vốn huy động: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn qua ba năm. Cụ thể năm 2008 vốn huy động chỉ chiếm 57,35%, đến năm 2009 chiếm 67,37% và năm 2010 tỷ trọng vào khoảng 58,46% trong tổng nguồn vốn, giảm nhẹ so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Năm 2009 vốn huy động đạt 320.000 triệu đồng tăng 125.000 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 64,10%. Năm 2010 vốn huy động là 380.000 triệu đồng tăng 60.000 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 18,75%. Nguyên nhân khiến nguồn vốn huy động tăng trưởng đều qua các năm là do Ngân hàng đã có nhiều nổ lực trong công tác huy động vốn, đổi mới phương thức huy động bằng nhiều hình thức khác nhau, phong phú và đa dạng hơn như: tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng bằng vật chất, chương trình khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền với mức lãi suất hấp dẫn như ” Gửi tiền sinh lộc – Quà tặng trao tay”, “Tặng lãi suất

– Tri ân khách hàng”. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phát triển các dịch vụ để tăng nguồn vốn huy động như dịch vụ thu phí cầu đường liên trạm thanh toán

qua Vietinbank, đây là sản phẩm được phối hợp giữa Vietinbank và Tổng cục đường bộ - Giao thông vận tải. Đặc biệt năm 2010 vốn huy động tăng mạnh là do tình hình kinh tế khu vực phát triển ổn định, tình hình sản xuất nơng nghiệp và hoạt động kinh doanh mua bán của người dân có nhiều thuận lợi nên người dân có động lực gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn.

- Vốn điều chuyển của Ngân hàng chủ yếu được điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên, nhưng có một phần nhỏ trong đó là được điều chuyển từ Ngân hàng đồng cấp. Nhìn chung vốn điều chuyển tăng đều qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể, cụ thể: năm 2008 vốn điều chuyển của Ngân hàng là 145.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42,65% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2009 nguồn vốn điều chuyển tăng 10.000 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng là 6,90%. Sang đến năm 2010 vốn điều chuyển ở mức khá cao là 270.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,54% trong tổng nguồn vốn, tăng 115.000 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 74,19%. Tỷ lệ vốn điều chuyển có xu hướng tăng qua các năm là do doanh số cho vay của Ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn tốc độ huy động vốn nên Ngân hàng cần điều chuyển thêm vốn từ Ngân hàng cấp trên để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)