Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua ba năm 2008 – 2010

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 43 - 46)

Đơn vị tính:Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 5.503 2,18 7.513 2,12 12.010 1,93 2.010 36,53 4.497 59,86 Thương mại – dịch vụ 87.012 34,53 105.043 29,59 160.121 25,78 18.031 20,72 55.078 52,43 Khác 159.485 63,29 242.444 68,29 448.869 72,29 82.959 52,12 206.425 85,14 Tổng DSCV 252.000 100 355.000 100 621.000 100 103.000 40,87 266.000 74,93

- Ngành nông nghiệp: Dựa vào bảng trên ta thấy DSCV của ngành này tăng đều qua ba năm. Năm 2008 DSCV ngành nông nghiệp là 5.503 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,18%. Năm 2009 DSCV ngành này đạt 7.513 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,12%, tăng 2.010 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng là 36,53%. Đến năm 2010 DSCV tăng mạnh lên đến 12.010 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,93%, tăng 4.497 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 59,86%. DSCV của ngành nông nghiệp tăng qua các năm là do Ngân hàng đã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở các huyện, xã để giúp bà con nơng dân có cơ hội tiếp xúc với các điều kiện vay vốn, thêm vào đó đa số nơng dân sản xuất chủ yếu là cây lúa ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều phải dựa vào khoản thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như thiên tai hay mất giá bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ vào vốn Ngân hàng. Mặc dù số tiền cho vay có tăng qua các năm nhưng kết cấu tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng DSCV có xu hướng giảm dần. Điều đó cho thấy rằng trong những năm gần đây tuy Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì cho vay ngành nơng nghiệp nhưng nguồn vốn chủ yếu tập trung nhiều vào cho vay phục vụ các ngành như công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà.

- Thương mại-dịch vụ: Đây là ngành chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng DSCV của Ngân hàng. Năm 2008 DSCV ngành này là 87.012 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,53%. Sang năm 2009 DSCV ngành đạt 105.043 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,59%, tăng 18.031 triệu đồng so với năm 2008 tỷ lệ tăng 20,72%. Năm 2010 DSCV ngành tăng mạnh đạt 160.121 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,78%, tăng 55.078 triệu đồng so với năm 2009 tỷ lệ tăng là 52,43%. Năm 2009 DSCV của ngành tăng nhẹ so với năm 2008 là do Ngân hàng cho một số hộ kinh doanh cá thể vay nâng cấp, sửa chữa nơi kinh doanh để phát triển các dịch vụ như: dịch vụ Internet, dịch vụ rửa xe, dịch vụ cầm đồ…Năm 2010 DSCV ngành này đặc biệt tăng mạnh là do ảnh hưởng từ việc phấn đấu đưa Thị xã Sóc Trăng trở thành Thành phố loại 2 vào năm 2015 làm cho các hộ dân trong vùng đầu tư mở nhiều quán xá, cửa hàng, dịch vụ…cũng như các doanh nghiệp, cơng ty hình thành và phát triển nhiều trong năm 2010 nên hoạt động thương mại dịch vụ phát triển cao.

Từ bảng trên ta có hình sau: Năm 2008 2.18% 34.53% 63.29% Nơng nghiệp Thương mại – dịch vụ Khác Năm 2009 2.12% 29.59% 68.29% Năm 2010 1.93% 25.78% 72.29%

Hình 7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua ba năm 2008 – 2010

- Ngành khác: Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên Ngân hàng còn cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cho vay cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như mua sắm thiết bị, đồ dùng gia đình, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay cơ sở hạ tầng, vay kinh doanh bất động sản, công nghiệp…DSCV của ngành khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DSCV của Ngân hàng cụ thể như sau: năm 2008 DSCV ngành khác là 159.485 triệu đồng chiếm tỷ trong 63,29%. Sang năm 2009 DSCV của ngành này đạt 242.444 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,29% tăng 82.959 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 52,12%. Năm 2010 DSCV ngành khác tăng mạnh đạt 448.869 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,29%, tăng 206.425 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 85,14%. Nhìn chung DSCV ngành khác tăng qua ba năm nhưng đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010 là do tình hình kinh tế nước ta trong năm 2010 có nhiều biến động, đặc biệt là giá cả tăng nhanh làm cho chi tiêu của người dân thiếu

thốn nên người dân phải vay Ngân hàng để hỗ trợ cho chi tiêu cũng như mua sắm các thiết bị, vật dụng trong gia đình. Bên cạnh đó, giá của ngoại tệ và kim loại quý (vàng) không ngừng tăng nhanh nên người dân có xu hướng lấy tiền mua vàng, ngoại tệ tích trữ vì lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ, cùng với xu thế tích trữ kim loại quý là thời cơ cho các nhà đầu cơ kinh doanh ngoại tệ và kim loại quý để tìm kiếm lợi nhuận từ việc chêch lệch giá mua vào và bán ra, các nhà đầu cơ cũng vay tiền Ngân hàng để thực hiện việc kinh doanh đó. Ngồi những ngun nhân trên thì sự gia tăng này cịn do kinh tế ngày càng phát triển, sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho sản xuất cơng nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm nên người sản xuất ngày càng quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật sản xuất và Ngân hàng là nơi hỗ trợ vốn cho các cơ sở đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

4.3.1.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)