Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 224.010 88,89 325.971 91,82 585.164 94,23 101.961 45,52 259.193 79,51 Trung, dài hạn 27.990 11,11 29.029 8,18 35.836 5,77 1.039 3,71 6.807 23,45 Tổng DSCV 252.000 100 355.000 100 621.000 100 103.000 40,87 266.000 74,93
(Nguồn: Phịng Tín dụng Ngân hàng Cơng Thương Sóc Trăng)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng qua ba năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010. Điều đó cho thấy lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng tăng và quy mơ tín dụng của Ngân hàng càng được mở rộng. Cụ thể năm 2008 DSCV của Ngân hàng là 252.000 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 355.000 triệu đồng tăng 103.000 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 40,87%. Đến năm 2010 DSCV tăng vọt đạt 621.000 triệu đồng tăng 266.000 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là
74,93%. Mặc dù bắt đầu từ năm 2008 chính phủ đã bắt đầu áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát làm cho tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng hạn chế nhưng do Ngân hàng đã tích cực phát động nhiều chương trình hấp dẫn để thu hút nguồn vốn huy động, bên cạnh đó cịn nhận được nguồn vốn điều chuyển dồi dào từ ngân hàng cấp trên nên doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm vẫn tăng trưởng ổn định. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của sự gia tăng trong DSCV qua ba năm liền ta sẽ đi vào phân tích cụ thể DSCV theo thời hạn tín dụng, theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế.
Từ bảng số liệu trên ta có hình sau:
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 Triệ u đồng 2008 2009 2010 Năm Trung, dài hạn Ngắn hạn
Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm 2008-2010
- Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong hoạt động tín dụng nếu xét về thời hạn tín dụng thì Ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, khoản cho vay này chiếm khoảng 90% doanh số cho vay qua các năm. Có thể thấy DSCV ngắn hạn của Ngân hàng về mặt tỷ trọng không biến động nhiều qua các năm nhưng về mặt giá trị thì biến động khá nhiều. Năm 2008 DSCV ngắn hạn của Ngân hàng chỉ đạt 224.010 triệu đồng chiếm 88,89% trong tổng tỷ trọng của DSCV. Năm 2009 DSCV ngắn hạn là 325.971 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91,82%, tăng 101.961 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 45,52%. Đến năm 2010 DSCV ngắn hạn đạt 585.164 triệu đồng tăng hơn năm 2009 số tiền 259.193 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 79,51%. Năm 2009 DSCV ngắn hạn tăng so với năm 2008 là do trong năm 2009 hoạt động sản xuất có lợi, lạm phát tương đối giảm nên người dân đẩy mạnh đầu tư sinh lợi, thêm vào đó là do một số dân cư thiếu vốn tạm thời, họ đã mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện kinh tế
gia đình. Cho vay là một hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tốc độ tăng của doanh số cho vay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu vốn càng lớn, đặc biệt các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam có đặc điểm hoạt động dựa vào vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ được thành lập nên Ngân hàng cho các doanh nghiệp và công ty này vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng còn cho vay các hộ kinh doanh cá thể khác như: dịch vụ cầm đồ, kinh doanh xe máy, quần áo may sẵn… đa số các ngành này có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn, nên nếu cần vốn thì họ sẽ vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong năm 2010 các khoản cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng tăng mạnh, các khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu như: công ty Stapimex, công ty Phương Nam, cơng ty Saota...Đó chính là ngun nhân khiến DSCV ngắn hạn năm 2010 tăng nhanh.
Về phía Ngân hàng, thời gian qua Ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay không ổn định do ảnh hưởng lạm phát, sự biến động thất thường của giá ngoại tệ, kim loại quý làm cho giá cả hàng hóa tăng cao. Hơn nữa, đạt được kết quả đáng mừng như vậy là do Ngân hàng đã nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn và tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng, chủ yếu do điều kiện kinh tế tỉnh Sóc Trăng nói chung có nhiều thuận lợi, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển.
- Doanh số cho vay dài hạn: Ta thấy DSCV trung và dài hạn của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ khoảng 10% trong tổng DSCV của Ngân hàng và tỷ trọng ngày càng có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2008 DSCV trung và dài hạn là 27.990 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,11% trong tổng DSCV, sang năm 2009 DSCV trung và dài hạn đạt 29.029 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,18% tăng 1.039 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ tăng là 3,71%. Năm 2010 DSCV đạt 35.836 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,77% tăng 6.807 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 23,45%. Ta thấy số tiền cho vay trung và dài hạn qua ba năm có tăng nhưng khơng quá nhiều, trong năm 2010 tăng 23,45% so với năm
2009 chủ yếu là do Ngân hàng cho vay để sửa chữa và mua sắm máy móc sản xuất nông nghiệp, cho vay cải tạo ruộng vườn, vay đào ao nuôi cá, do số tiền này tương đối lớn với mỗi hộ dân và thời gian thu hồi vốn dài nên Ngân hàng chủ động cho người dân vay trung hoặc dài hạn để phù hợp với quá trình sản xuất của người dân, phát triển kinh tế theo định hướng của địa phương. Bên cạnh đó cịn do từ đầu năm 2010 Ngân hàng nhà nước đã thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 2%/năm, tính trên tổng số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. Với những chính sách cho vay ưu đãi như trên đã thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty vay vốn để đầu tư sản xuất dài hạn làm DSCV trung-dài hạn trong năm 2010 của Ngân hàng tăng. Tuy DSCV trung và dài hạn tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhưng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
4.3.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế