CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn
4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Do doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH tăng trưởng không đồng đều nên dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành là một tất yếu. Ta có thể theo dõi bảng số liệu sau đây để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong công tác thu nợ của từng ngành kinh tế:
Bảng 10 : DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 Số tiền % Số tiền %
Nông- lâm nghiệp 170.840 162.944 192.122 -7.896 -4,62 29.178 17,91 Thủy sản 8.707 8.334 10.726 -373 -4,28 2.392 28,70
TTCN - xây dựng 7.510 9.649 11.057 2.139 28,48 1.408 14,59
Thương mại, dịch vụ 111.798 116.762 146.795 4.964 4,44 30.033 25,72
Ngành khác 7.297 7.007 7.623 -290 -3,97 616 8,79
Tổng cộng 306.152 304.696 368.323 -1.456 -0,48 63.627 20,88
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm
Nông - Lâm nghiệp Thủy s ản TTCN - Xây dựng Thương m ại, dịch vụ
Ngành khác
Hình 12 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ
* Nông – Lâm nghiệp
Doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp tăng giảm qua các năm cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ là 162.944 triệu đồng giảm 7.896 triệu đồng tương đương 4,62% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 giá phân bón tăng liên tục, sâu bệnh, thời tiết thất thường thường xuyên xảy ra nên đã làm cho lúa và rau màu của nông dân ở các xã Thuận An, Đơng Bình bị hư hại nên họ không trả được nợ cho NH đúng hạn. Chính vì vậy, cơng tác thu nợ của ngân hàng có phần giảm sút. Nhưng đến năm 2009, doanh số thu nợ của NH đã tăng trở lại cụ thể là 192.122 triệu đồng tăng 29.178 triệu đồng ( tăng 17,91%) so với năm 2008. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh như vậy là do năm 2008 tình hình thu nợ giảm nên năm 2009 cán bộ tín dụng tăng cường các biện pháp thu nợ hơn nữa như gửi giấy báo nợ khi khoản nợ sắp đến hạn trả. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân và thành lập các hợp tác xã bưởi ở Mỹ Hòa, xà lách xoang ở Thuận An…để có đầu ra cho nơng sản, giúp nơng dân sản xuất ngày càng có lợi nhuận đảm bảo trả nợ vay cho NH đúng hạn.
* Ngành Thủy sản
Cũng như doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp thì doanh số thu nợ đối với ngành thủy sản cũng đạt kết quả như vậy. Doanh số thu nợ năm 2008
giảm 373 triệu đồng ( giảm 4,28%) so với năm 2007 vì trong năm 2008 giá cá tra nguyên liệu giảm và giá thức ăn ngày càng tăng dẫn đến một số hộ nuôi cá bị thua lỗ không trả nợ đúng hạn được cho ngân hàng. Vì thế, cơng tác thu hồi nợ của NH có phần bị giảm sút. Nhưng đến năm 2009 doanh số thu nợ tăng trở lại là 10.726 triệu đồng tăng 2.392 triệu đồng (28,7%) so với năm 2008. Năm 2008 nhiều hộ ni cá gặp khó khăn nên sang năm 2009 nhiều chủ nuôi ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp…bỏ ao nuôi không đầu tư nữa, mặt khác nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêu thụ sản phẩm cá tra mạnh trở lại và các doanh nghiệp biết khai thác thị trường nội địa nên cá tra nguyên liệu thiếu, giá cá tăng. Mặt dú gặp khó khăn nhưng với chính sách khuyến khích phát triển ngành thủy sản và hỗ trợ lãi suất trong cho vay nên các hộ ni nhỏ ở Bình Minh, Bình Tân vẫn tiếp tục nuôi và thu được lợi nhuận nên đã trả nợ cho NH đúng hạn, nâng cao uy tín đối với NH, trở thành khách hàng thân thuộc của NH. Vì thế, doanh số thu nợ của NH tăng trở lại.
* TTCN – Xây dựng
Cùng với sự gia tăng trong doanh số cho vay trong mấy năm qua thì doanh số thu nợ cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Cụ thể năm 2008 là 9.649 triệu đồng tăng 2.139 triệu đồng ( tăng 28,48%) so với năm 2007. Năm 2008 nền kinh tế khó khăn nên NH đã thực hiện chính sách: gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với kết quả thẩm định, thường xuyên thăm hỏi, trao đổi công việc kinh doanh với khách hàng hay thậm chí sẳn sàng xuống tận cơ sở để đảm bảo công tác thu nợ của cán bộ tín dụng khá tốt, vì vậy NH đã khơng ngừng nâng cao doanh số thu nợ đối với ngành này. Năm 2009 thì tăng 1.408 triệu đồng (14,59%) so với năm 2008. Ngoài nguyên nhân là do cán bộ tín dụng tích cực thu nợ, nguyên nhân khác là do ngành TTCN- xây dựng sản xuất ngày càng có hiệu quả với sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền địa phương vào các ngành sản xuất truyền thống của của huyện như làm nhang, làm tương, tàu hủ… Vì vậy họ ln trả nợ cho NH đúng hạn.
* Ngành Thương mại dịch vụ
Doanh số thu nợ đối với ngành Thương mại dịch vụ ngày càng tăng trưởng cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ là 116.762 triệu đồng tăng 4.964 triệu đồng (khoảng 4,44 %) so với năm 2007. Doanh số thu nợ tăng nhưng không lớn
lắm do trong năm 2008 tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế cho vay của ngân hàng tạo tâm lý lo lắng cho hộ kinh doanh, nên hộ vay chỉ trả nợ khi nợ đến hạn hoặc gia hạn nợ, chứ không trả nợ trước hạn nhất là đối với các giấy nhận nợ theo phương thức cho vay hạn mức tín dụng. Điều này đã làm cho doanh số thu nợ năm 2008 của ngành thương mại và dịch vụ dường như không tăng nhiều. Đến năm 2009 tăng 30.033 triệu đồng (tăng khoảng 25,72 %) so với năm 2008. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng một phần là do doanh số cho vay ngành thương mại và dịch vụ năm 2009 tăng khá cao. Mặt khác ngành thương mại dịch vụ hoạt động ngày càng có hiệu quả nên việc trả nợ vay cũng được thực hiện rất nghiêm túc.
* Ngành khác
Việc thu hồi nợ đối với các ngành khác cũng có sự giảm sút trong năm 2008, cụ thể như sau: năm 2007 thu nợ đạt 7.297 triệu đồng cao hơn năm 2008 là 290 triệu đồng, nếu so về mặt tỷ lệ thì giảm 3,97%. Đến năm 2009 thu nợ tăng trở lại 7.623 triệu đồng cao hơn năm 2008 là 616 triệu đồng tương đương với 8,79%. Nguyên nhân là do nền kinh tế 2008 gặp khó khăn, lạm phát cao nên đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Vì vậy cơng tác thu nợ giảm đôi chút. Tuy ngành thủy sản và các ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay của chi nhánh nhưng việc thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao, do đó Chi nhánh cần có những biện pháp đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ ở hai nhóm ngành nghề này để tránh rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến doanh thu của mình.
Nhìn chung, việc thu nợ của Chi nhánh đạt kết quả khá cao, tăng trưởng qua từng năm. Đạt được kết quả như vậy là do cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng từ lúc đánh giá lựa chọn khách hàng đến lúc cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Ngoài ra cán bộ tín dụng cịn phải theo dõi chặt chẽ các khế ước vay vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Nếu đơn vị thật sự có khả năng trả nợ nhưng do chu kỳ kinh doanh dài hơn kế hoạch nên khơng thu hồi được vốn kịp thời thì cán bộ tín dụng linh hoạt cho đơn vị gia hạn nợ mà khơng chuyển sang nợ q hạn. Chính nhờ phương pháp này Chi nhánh không những tạo cho khách hàng phát triển sản xuất mà còn tạo mối quan hệ vững chắc với khách hàng, thúc đẩy công tác thu nợ ngày càng tốt hơn.