Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn chi nhánh huyện bình minh (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn

4.3.3.1 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 11 : DƯ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 Số tiền % Số tiền %

DN ngoài quốc doanh 9.677 8.665 18.133 -1.012 -10,46 9.468 109,27

Cơ sở SXKD 11.926 16.491 29.443 4.565 38,28 12.952 78,54

Cá thể, hộ SX 134.420 153.844 174.256 19.424 14,45 20.412 13,27

Tổng cộng 156.023 179.000 221.832 22.977 14,73 42.832 23,93

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh)

Cùng với sự gia tăng trong doanh số cho vay, dư nợ ngắn hạn của NH qua 3 năm đều tăng. Năm 2007 tổng dư nợ ngắn hạn là 156.023 triệu đồng thì bước sang năm 2008 đã tăng được 14,73 % về tương đối và 22.977 triệu đồng về tuyệt đối. Đến năm 2009 dư nợ lại tiếp tục tăng với tốc độ tăng cao hơn năm 2008 cụ thể là 221.832 triệu đồng cao hơn năm 2008 là 42.832 triệu đồng tương ứng tăng 23,93%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện dư nợ theo thành phần kinh tế:

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 triệ u đồng 2007 2008 2009 Năm

DN ngoài quốc doanh Cơ sở SXKD Cá thể, hộ SXKD

Hình 13 :BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng giảm không ổn định. Năm 2008 doanh số dư nợ ngắn hạn là 9.677 triệu đồng giảm 1.012 triệu đồng (10,46%) so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ giảm là do năm 2008 nền kinh tế biến động, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay cao nên đã làm giảm doanh số cho vay so với năm 2007 do đó dư nợ giảm. Nhưng sang năm 2009 thì tình hình dư nợ ngắn hạn của NH tăng một cách nhanh chóng cụ thể là tăng 9.468 triệu đồng tăng 109,27% so với năm 2008. Do năm 2009 kinh tế ổn định trở lại, chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh của nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư SXKD nên doanh số cho vay tăng cao, dư nợ tăng cao. Mặc dù dư nợ khá biến động nhưng nó biến động phù hợp với sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ của NH.

* Cơ sở SXKD

Cùng với sự biến động theo chiều hướng tăng của doanh số cho vay thì tình hình dư nợ của thành phần này cũng tăng. Cụ thể năm 2008 tăng 4.565 triệu đông tăng 38,28% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do các cơ sở SXKD không chịu ảnh hưởng của lạm phát, sự biến động của nền kinh tế, giá cả nguyên vật liệu tăng nhưng các cơ sơ sản xuất vẫn tiếp tục mở rơng SXKD vì sản phẩm sản xuất là những sản phẩm cần thiết cho đời sống hằng ngày như nước tương, nước

mắm, tàu hủ…và có thị trường tiêu thụ ổn định nên nhu cầu vốn để phát triển sản xuất ngày càng tăng. Do đó dư nợ của ngành này tăng. Sang năm 2009 tỉ lệ này tăng 78,54% tương ứng là 12.952 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân dư nợ của thành phần cơ sở SXKD luôn tăng là do thành phần này sản xuất ngày càng có hiệu quả, các cơ sở này đầu tư trang thiết bị mới để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm cần nhiều vốn nên dư nợ tăng. Mặt khác các cơ sở sản xuất các mặt hàng truyền thống, chủ lực của huyện nên được sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền địa phương như thành lập các hợp tác xã sản xuất, hướng dẫn kĩ thuật… cho các chủ cơ sở để phát triển những ngành nghề đó. Xác định được mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nên NH đã mở rộng dư nợ cho vay đối với các cơ sở sản xuất đó. Chính vì thế dư nợ cho vay đối với cơ sở SXKD ngày càng tăng.

* Cá thể, hộ SXKD

Tình hình dư nợ của thành phần kinh tế này qua các năm dều tăng liên

tục. Năm 2008 tăng 19.424 triệu đồng tưong ứng 14,45% so với năm 2007. Sang năm 2009 dư nợ của thành phần kinh tế này vẫn tăng tiếp tục lên 20.412 triệu đồng hay tăng 13,27% so với năm 2008. Nguyên nhân dư nợ đối với cá thể, hộ SXKD tăng là do thành phần kinh tế này vẫn là khách hàng chính của ngân hàng. Nền kinh tế ngày càng phát triển nên hầu hết các hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác đều mở rộng sản xuất kinh doanh để theo kịp với thị trường nên họ đã vay vốn của ngân hàng. Điều này cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Qua đó ta thấy xu hướng hiện nay của ngân hàng là tiến tới cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn chi nhánh huyện bình minh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)