ĐVT:triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/ 2007 CHÊNH LỆCH 2009/ 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 717 891 552 174 24,27 -339 -38.05 Trung- dài hạn 1.091 845 971 -246 -22,55 126 14,91 Tổng cộng 1.808 1.736 1.523 72 3,98 -213 -12,27
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 triệu đồng 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn tổng nợ xấu
Hình 8 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2007 – 2009)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy nợ xấu ngày càng giảm đáng kể cụ thể: năm 2007 là 1.808 triệu đồng, năm 2008 là 1.736 triệu đồng giảm 72 triệu đồng tức giảm 3,98%. Đến năm 2009 thì doanh số nợ xấu tiếp tục giảm còn 1.523 triệu đồng giảm 213 triệu đồng ( 12,27%) so với năm 2008. Nợ xấu giảm qua các năm do NH đẩy mạnh việc thu hồi vốn, thắt chặt hơn việc xét duyệt và thẩm định khơng cho xảy ra tình trạng nợ xấu cao. Mặt khác nợ xấu giảm là do
việc làm ăn của người dân ngày càng có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn cho NH.
4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn
4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Thực hiện theo đúng kế hoạch kinh doanh của NH qua từng năm và căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, trong ba năm 2007–2009, NHNo&PTNT huyện Bình Minh đã tăng dần doanh số cho vay các thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở SXKD và hộ cá thể. Cụ thể như sau:
Bảng 7 : DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 Số tiền % Số tiền %
DN ngoài quốc doanh 34.174 30.181 32.537 -3.993 -11,68 2.356 7,81
Cơ sở SXKD 19.961 27.651 55.137 7.690 38,53 27.486 99,40
Cá thể, hộ SX 269.577 269.841 323.481 264 0,10 53.640 19,88
Tổng cộng 323.712 327.673 411.155 3.961 1,22 83.482 25,48
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh)
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 triệu đồng 2007 2008 2009 Năm
DN ngồi quốc doanh Cơ sở SXKD Cá thể, hộ SX
Hình 9 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHÀN KINH TẾ
* Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Ðây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích phát triển vì nó đóng góp khá lớn vào quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2007 là 34.174 triệu đồng sang năm 2008 là 30.181 triệu đồng giảm 3.993 triệu đồng tương đương giảm 11,68% so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do có nhiều NH mới thành lập trên địa bàn như MHB, Sacombank làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của NH, mặt khác do năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động cụ thể như giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, lãi suất cho vay ngắn hạn cũng khá cao khoảng 16%/năm nên các doanh nghiệp dường như không vay vốn nhiều. Ðến năm 2009 thì doanh số cho vay của chi nhánh là 32.537 triệu đồng tăng 2.356 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 7,81% nhưng so với năm 2007 vẫn còn thấp. Do NH giảm lãi suất cho vay và nhà nước hỗ trợ lãi suất để khuyến khích đầu tư sản xuất nên đã thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp hơn, mặt khác do năm 2009 các khu công nghiệp ở Bình Minh, cầu Cần Thơ sắp hoàn thành là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nên nhiều doanh nghiệp mới thành lập và một số doanh nghiệp cũ mở rộng quy mô sản xuất do vậy nhu cầu vay cao dẫn đến doanh số cho vay tăng lên.
* Cơ sở SXKD
Nhìn chung doanh số cho vay của thành phần kinh tế này đều tăng qua 3 năm. Nhưng doanh số cho vay ở lĩnh vực này còn thấp do tại địa bàn hoạt động của NH, các cơ sở SXKD không nhiều và chỉ những cơ sở vừa và nhỏ. Ða phần các hộ kinh doanh vay vốn kinh doanh, mua bán, sản xuất nhỏ, cụ thể năm 2007 là 19.961 triệu đồng, đến năm 2008 là 27.651 triệu đồng tăng 7.690 triệu đồng tương đương tăng 38,53% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do các cơ sở SXKD đa số là nhỏ không chịu ảnh hưởng nhiều từ lạm phát, khi nguyên vật liệu đầu vào tăng thì giá sản phẩm đầu ra cũng tăng, giá cả điều chỉnh theo thị trường nên vẫn cần vốn để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Ðến năm 2009 thì doanh số cho vay tăng 55.137 triệu đồng so với năm 2008 thì tăng 27.486 triệu đồng tương đương tăng 99,4%. Doanh số cho vay tăng là do lãi suất cho vay giảm khoảng 10,5% nên khách hàng vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất . Bên
cạnh cơ sở sản xuất kinh doanh truyền thống như: nước mắm, nước tương, chao, tàu hủ,…thì đến nay xuất hiện một số cơ sở sản xuất mới và với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt đòi hỏi các cơ sở SXKD phải cần vốn đầu tư vào công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng mới đứng vững trên thị trường.
* Cá thể, hộ SXKD
Doanh số cho vay ở thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Do đặc điểm của huyện Bình Minh người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Cụ thể doanh số cho vay năm 2007 là 269.577 triệu đồng, năm 2008 là 269.841 triệu đồng tăng 264 triệu đồng tương đương tăng 0,1%. Doanh số cho vay tăng không đáng kể vì NH cho vay chủ yếu là những khách hàng truyền thống nên lượng vay không thay đổi nhiều. Năm 2009 thì doanh số cho vay của đối tượng này tăng lên và đạt 323.481 triệu đồng tăng 53.640 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 19,88%. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà nước khuyến khích sản xuất nên đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân sản xuất nên doanh số cho vay tăng đáng kể, mặt khác nhiều hộ dệt chiếu, thảm,…nhiều hộ buôn bán nhỏ bắt đầu vào nghề, nhiều người đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi và Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vốn của người dân thiếu vốn sản xuất, mở rộng đầu tư và nâng cao năng suất, cải tiến phương thức lao động.
Như vậy doanh số cho vay có phần giảm sút năm 2008 do điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Ðến năm 2009 nhu cầu vay vốn tăng mạnh trở lại mặc dù giá cả hàng hóa cũng tăng nhưng hộ dân cần vay vốn để phục vụ cuộc sống, đầu tư cây trồng vật nuôi tiểu thủ cơng nghiệp, sản xuất kinh doanh. Qua đó có thể nói rằng NH là đối tượng khơng thể thiếu đối với người dân bất kể họ đang hoạt động trong lĩnh vực nào trong nền kinh tế hội nhập hiện nay vì thế NH góp phần vào sự phát triển kinh tế nói chung và huyện Bình Minh nói riêng.
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Cho vay theo ngành kinh tế, đây là số tiền mà ngân hàng cho vay để người dân sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau nhưng do đặc thù hoạt động của địa bàn là vùng đất nông nghiệp nên cho vay chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, …Nhìn chung qua 3 năm, doanh số cho vay theo ngành kinh tế ngày càng tăng, đó cũng là điều dễ hiểu vì nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu
cầu vốn của người dân trong từng ngành cũng tăng. Để thấy rõ hơn ta có thể dựa vào bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế như sau:
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH 2008/2007 CHÊNH LỆCH 2009/2008 Số tiền % Số tiền %
Nông- lâm nghiệp 180.544 181.671 209.150 1.127 0,62 27.479 15,13 Thủy sản 9.207 10.703 12.497 1.496 16,25 1.794 16,76 TTCN - xây dựng 9.340 9.794 11.762 454 4,86 1.968 20,09
Thương mại, dịch vụ 117.538 118.107 170.146 569 0,48 52.039 44,06
Ngành khác 7.083 7.398 7.600 315 4,45 202 2,73
Tổng cộng 323.712 327.673 411.155 3.961 1,22 83.482 25,48
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Bình Minh)
0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2007 2008 2009 Năm
Nông - Lâm nghiệp Thủy sản TTCN - Xây dựng Thương mại, dịch vụ
Ngành khác
Hình 10 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ
* Ngành Nông – Lâm nghiệp:
Đây là những khoản mà NH cho vay chủ yếu để trồng lúa, chăm sóc rau màu, cải tạo vườn, chăn nuôi ... Ta thấy trong ngắn hạn những món vay này chiếm tỷ trọng rất cao đó cũng là điều khá hợp lý vì mục đích chính của NH là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Biểu hiện ở chỗ doanh số cho vay ngắn hạn đối với sản xuất nông nghiệp là tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn là 180.544 triệu đồng nhưng đến năm 2008 tăng thêm 1.127 triệu đồng (tăng 0,62 %) so với năm 2007, năm 2009 doanh số cho vay lại tăng đến 209.150 triệu đồng tức tăng 27.479 triệu đồng so với năm 2008. Doanh số cho vay đối với ngành nông – lâm nghiệp tăng liên tục là vì Bình Minh có diện tích canh tác lớn, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Doanh số cho vay đạt được kết quả này là do người dân có xu hướng đẩy mạnh trồng trọt, tận dụng các diện tích có sẵn. Hơn nữa, Bình Minh đã xác định thế mạnh của vùng là ngành trồng trọt, điều này thể hiện qua việc địa phương đã và đang quy hoạch được vùng trồng bưởi ở Xã Mỹ Hòa, cải xà lách xoang ở Thuận An…. Và Ngân hàng là nơi cung cấp vốn tốt nhất có thể giúp địa phương phát huy được thế mạnh của mình. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông nghiệp tăng liên tục qua 3 năm cịn do thói quen của bà con nơng dân khi nợ đến hạn trả và có nhu cầu vay lại cao hơn để mở rộng sản xuất cho chu kỳ tiếp theo.
* Ngành Thủy sản
Doanh số cho vay đối ngành thủy sản tăng tương đối nhanh qua 3 năm. Năm 2008 đạt được 10.703 triệu đồng, tăng 16,25 % so với năm 2007, đến năm 2009 tăng 16,76 % so với năm 2008 tương ứng với doanh số tăng tuyệt đối là 1.794 triệu đồng làm doanh số cho vay vào lĩnh vực này đạt được 12.497 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng nhanh như vậy là do trong những năm gần đây nhu cầu xuất khẩu cá tra rất cao nên các hộ nông dân cũng bắt đầu đào ao nuôi cá do đó nhu cầu vay vốn của người dân vào mục đích ni trồng thuỷ sản tăng liên tục qua các năm, bên cạnh đó điều kiện tự nhiên ở vùng này khá thích hợp cho những loại thủy sản như cá tra, cá rơ phi, cá lóc… . Trước tình hình đó thì nhiều hộ nông dân lại tiếp tục bị thu hút vào mơ hình sản xuất, kinh doanh nói trên nhưng đây là lĩnh vực sản xuất địi hỏi phải có nhiều vốn. Vì thế,
để đầu tư vào lĩnh vực này địi hỏi họ phải có nguồn vốn khá lớn, do đó nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng lên. Nắm bắt được tình hình này NHNO&PTNT Chi nhánh Bình Minh đã mạnh dạn cho vay với những khoản vay khá lớn.
* Ngành Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) – xây dựng
Bên cạnh cho vay phục vụ ngành nơng nghiệp, NH cịn cho vay phục vụ TTCN- xây dựng. Đây là ngành nghề mang lại lợi nhuận tương đối cao rất được quan tâm trong thời gian gần đây, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương nên đã thu hút nhiều đối tượng bỏ vốn vào để đầu tư. Bình Minh cũng là huyện có nhiều ngành nghề truyền thống lớn trong tỉnh như: làm nhang, làm rổ, làm tương, làm tàu hủ…do đó nhu cầu vay vốn cũng rất cần thiết vì thế doanh số cho vay của đối tượng này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 9.794 triệu đồng tăng 454 triệu đồng tức tăng 4,86% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh số đạt 11.762 triệu đồng tăng 1.968 triệu đồng về số tuyệt đối và 20,09% về số tương đối. Mặt khác doanh số cho vay ngành TTCN- xây dựng tăng là do Bình Minh sắp trở thành thị xã nên nhiều cơng trình, nhà ở được xây dựng lại do đó nhu cầu về vốn trong ngành này là khá cao.
* Ngành Thương mại, dịch vụ
Năm 2008 do chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm lạm phát của ngân hàng nhà nước dẫn đến việc tăng lãi suất cao trong huy động vốn và nâng lãi suất cho vay đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản xuất kinh doanh có phần co cụm, nên doanh số cho vay dường như không tăng nhiều cụ thể doanh số cho vay năm 2008 đạt 118.107 triệu đồng tăng tuyệt đối là 569 triệu đồng, tăng tương đối là 0,48% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số cho vay tăng tuyệt đối là 52.039 triệu đồng (tăng khoảng 44,06 %) so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2009 ngân hàng đã chú trọng trong cơng tác tìm kiếm khách hàng ở lĩnh vực này, đồng thời huyện thực hiện nâng cấp, sửa chữa chợ, giao thơng được cải tạo, việc trao đổi hàng hóa sinh hoạt trong dân cư tăng nhanh nên doanh số cho vay tăng nhanh. Mặt khác, là do ngân hàng tập trung cho vay vào ngành thương mại dịch vụ theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà. Đây có thể là lĩnh vực
khá hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của nhiều tổ chức kinh tế cũng như các NHTM trên điạ bàn do đó NH nên xem thương mại dịch vụ là ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này để có thể tăng nguồn thu nhập.
* Ngành khác
Ngoài việc cho vay vào các ngành trọng điểm thì NH cịn đầu tư vào các lĩnh vực khác như: tiêu dùng, xuất khẩu lao động, cầm cố, nước sạch, điện thắp sáng … Doanh số cho vay ngành khác tăng trưởng ổn định cụ thể năm 2008 là 7.398 triệu đồng tăng khoảng 4,45%, đến năm 2009 doanh số cho vay tăng 7.600 triệu đồng tức tăng khoảng 2,73 %. Sỡ dĩ tăng như vậy là do theo chiều phát triển kinh tế của xã hội thì hoạt động của người dân trong tất cả lĩnh vực này cũng tăng theo nhưng không đáng kể, điều này khiến cho nhu cầu vay vốn của họ cũng tăng nhưng khơng cao.
Tóm lại, công tác cho vay ngắn hạn của NHNO&PTNT Chi nhánh Bình Minh rất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa bàn. Đây là hướng đi đúng đắn của NH. Ngân hàng đã đáp ứng được kịp thời nhu cầu vốn, góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương. Để đạt được những thành tích này một phần là có sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc NH, cũng như có sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên NHNO&PTNT Chi nhánh Bình Minh từ khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng đầu tư tín dụng, cho vay đa dạng các ngành và một phần là do quan niệm của người dân đã có nhiều thay đổi, nếu trước đây người dân ngại đến NH vay tiền vì sợ phải làm thủ tục mất nhiều thời gian nên họ sẵn sàng vay bên ngoài để nhận tiền nhanh hơn, nhưng hiện nay họ đã đến NH khi có nhu cầu vay vốn vì lãi suất cho vay của NH thấp hơn nhiều so với lãi suất bên ngoài.
4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn
4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế