CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi Nhánh
4.2.2. Phân tích chi tiết về tình hình hoạt động tín dụng
Qua cách nhìn tổng quát về tình hình hoạt động tín dụng trong ba năm qua vừa qua tại Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu, ta cũng phần nào thấy được nét khả quan trong HĐKD của Ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của Chi nhánh. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là như thế nào thì ngồi việc phân tích tổng qt tình hình hoạt động tín dụng ta cần phân tích chi tiết hơn về từng tiêu chí để thấy được thực trạng tín dụng một cách toàn diện. Hiện nay hoạt động tín dụng tại Chi nhánh phân ra thành các tiêu chí sau: hoạt động tín dụng theo thời hạn, hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế và hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế.
4.2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn
Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu phân chia thời hạn tín dụng thành ngắn hạn và trung, dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tín dụng trung, dài hạn. Bởi lẻ, tín dụng ngắn hạn ít rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn đồng thời CBTD cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay. Thông thường cho vay ngắn hạn lãi suất thấp, thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, tính thanh khoản điều cao, cịn cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên Chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế rủi ro và thu lợi nhuận cao. Cho nên ở mỗi phương thức vay ngắn hạn hay trung, dài hạn đều có những mặt tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của Chi nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế mà Chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào để cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh hay cho vay trung, dài hạn phát triển mạnh. Vấn đề này được phân tích cụ thể ở 4 chỉ tiêu sau:
GVHD: Ths. Lê Phước Hương Trang 48 SVTH: Nguyễn Văn Ln
a) Phân tích tình hình doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Ngắn hạn 1,829,925 97.07 2,224,000 92.32 2,896,945 92.71 394,075 21.54 672,945 30.26 2. Trung, dài hạn 55,150 2.93 185,000 7.68 227,850 7.29 129,850 235.45 42,850 23.16 Tổng 1,885,075 100.00 2,409,000 100.00 3,124,795 100.00 523,925 27.79 715,795 29.71
1,829,925 2,224,000 2,896,945 55,150 185,000 227,850 1,885,075 2,409,000 3,124,795 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm T ri ệ u đ ồ n g Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng
Hình 7: Tình hình doanh số cho vay của Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu giai
đoạn 2008 – 2010 theo thời hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn
DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm (trung bình khoảng hơn 90%) trong tổng DSCV. Cụ thể, năm 2009 DSCV ngắn hạn có số dư 2,224,000 triệu đồng, tăng 21.54% (tức tăng thêm 394,075 triệu đồng) so với năm 2008. Đến cuối năm 2010, DSCV tiếp tục tăng trưởng đạt 2,896,945 triệu đồng, tăng 30.26% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do các khách hàng của Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu chủ yếu là các cá nhân SXKD nhỏ lẽ, hộ gia đình và các doanh nghiệp kinh doanh lớn, các khách hàng ln có nhu cầu lớn trong việc vay vốn Ngân hàng, và chu kỳ SXKD của họ thường ngắn, và vay để bổ sung vốn lưu động. Vì thế, đa số họ có nhu cầu vốn ngắn hạn. Đặc biệt, trong năm 2009, 2010 tình hình kinh tế vẫn chưa ổn định làm cho khách hàng chỉ muốn vay trong một thời gian ngắn để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và có thể trả nợ sớm cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất muốn DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số. Bởi vì, nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn đồng thời CBTD cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay. Thông thường vay ngắn hạn lãi suất thấp, thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, tính thanh khoản điều cao hơn so với cho vay trung và dài hạn nên thu hút được khách hàng và tốc độ tăng ngày càng cao.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Loại hình cho vay này ln chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV lý do là vì tại TP. Bạc Liêu đa số người dân thích vay ngắn hạn hơn vay trung, dài hạn. Trong đó, một số khách hàng lại chuyển từ trung, dài hạn sang ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc chọn lựa khách hàng để cho vay trung, dài hạn rất tốn kém, vì ở đây CBTD ít có thơng tin chính xác về khách hàng, vì thế Ngân hàng chỉ cho vay trung, dài hạn đối với những khách hàng có uy tín, có quan hệ tốt với Ngân hàng. Thêm vào đó là do các khoản vay này có thời gian thu hồi vốn lâu, lại có độ rủi ro lớn. Do đó, Ngân hàng rất thận trọng và hạn chế khi quyết định cho vay đối với khoản vay này. Mặc dù, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng DSCV nhưng khoản tín dụng này cũng đã góp phần quan trọng cho các doanh nghiêp tạm thời ổn định được nguồn vốn vì thời hạn trả nợ dài, tiến độ giải ngân phù hợp. Vì thế, DSCV trung và dài hạn ln tăng qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2009, DSCV trung và dài hạn đạt 185,000 triệu đồng, tăng 235.45% so với năm trước. Sở dĩ có bước tăng đột biến như vậy là do các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất để vay vốn, tăng cường mở rộng lại quy mô SXKD và tiếp tục khởi công xây dựng công trình cịn dở dang do ảnh hưởng kinh tế năm 2008. Vì thế tốc độ giải ngân trong năm tăng đáng kể. Bước sang năm 2010, Ngân hàng tiếp tục giải ngân thêm 42,850 triệu đồng nâng DSCV trung, dài hạn lên đến 227,850 triệu đồng, tăng 23.16% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tiếp tục giải ngân cho các công trình cũ cùng với các dự án mới phát sinh. Bên cạnh, do năm nay tình hình kinh tế trong nước dần khôi phục, đời sống người dân trên địa bàn được cải thiện nên nhu cầu vay vốn để mở rộng SXKD, tham gia đầu tư vào các cơng trình trọng điểm, nhu cầu tiêu dùng… đều tăng. Dẫn đến DSCV trung, dài hạn năm nay tại Chi nhánh tiếp tục tăng.
Kết luận: Nếu xét về tổng quát thì có thể nói DSCV của Ngân hàng tăng
tương đối ổn định. Năm 2009, đánh dấu bước tăng trưởng rất nhanh bất chấp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và khơng ổn định, tốc độ tăng trong năm 2009 gấp ba lần so với năm 2008 là 235.45%. Đạt được DSCV như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch.
GVHD: Ths. Lê Phước Hương Trang 51 SVTH: Nguyễn Văn Luân
b) Phân tích tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Ngắn hạn 1,760,923 97.89 2,157,120 92.77 2,776,975 93.43 396,197 22.50 619,855 28.74 2. Trung, dài hạn 38,002 2.11 168,030 7.23 195,190 6.57 130,028 342.16 27,160 16.16 Tổng 1,798,925 100.00 2,325,150 100.00 2,972,165 100.00 526,225 29.25 647,015 27.83
1,760,923 2,157,120 2,776,975 38,002 168,030 195,190 1,798,925 2,325,150 2,972,165 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm T ri ệ u đ ồ n g Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng
Hình 8: Tình hình doanh số thu nợ của Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu giai
đoạn 2008 – 2010 theo thời hạn
Cùng với DSCV thì DSTN là một vấn đề mà Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Dựa vào DSTN ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của CBTD. Do đó, cơng tác thu nợ được xem là một công tác đặc biệt quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Tình hình thu nợ của Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu trong các năm qua diễn biến như sau:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Song hành cùng với tốc độ tăng trưởng của DSCV, tình hình DSTN cũng biến động theo chiều thuận. Tức là, DSTN cũng luôn tăng qua các năm.
Xét về tỷ trọng, DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (trung bình hơn 90%) trong tổng DSTN. Ta thấy tình hình thu nợ cũng tương tự khơng khác mấy tình hình cho vay. Cho vay theo thời hạn như thế nào thì thu nợ theo thời hạn như thế ấy, nghĩa là tình hình thu nợ cũng tăng giảm như tình hình cho vay. Cụ thể là năm 2008, DSTN ngắn hạn là 1,760,923 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 97.89% tổng DSTN. Trong năm 2009, tình hình thu nợ có tiến triển hơn nhưng xét về cơ cấu thì lại khơng thay đổi mấy, vẫn chiếm tỷ trọng cao 92.77% tổng DSTN và thu được 2,157,120 triệu đồng. Sang năm 2010 DSTN lại tăng, đạt 2,776,975 triệu đồng, chiếm 93.43% tổng DSTN. Điều này cũng dễ hiểu vì cho vay ngắn hạn thường có thời hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh.
Khi đồng vốn được xoay vịng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay làm DSCV tăng, từ đó DSTN cũng khơng ngừng tăng theo.
Xét về tốc độ, năm 2009 DSTN tăng 22.50% so với năm trước. Đến năm 2010, tiếp tục tăng 28.74% so với năm 2009. Nguyên nhân:
- Trong năm 2009, tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tăng tương đối cao. Đạt được như vậy có thể nói là một thành công của Ngân hàng. Sự thiếu ổn định trong sản xuất nơng ngiệp và tình hình SXKD ln gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình thu nợ của Ngân hàng nhưng tốc độ tăng vẫn vượt chỉ tiêu. Thứ nhất, Ngân hàng có đội ngủ cán bộ có trình độ ln có kinh nghiệm trong các quyết định cho vay. Thứ hai, các CBTD ln tích cực trong công tác thu nợ và hối thúc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Vì thế, các khách hàng ở Chi nhánh Tỉnh và các PGD luôn được thẩm định rất kỷ trước khi quyết định cho vay.
- Năm 2010, DSTN có tốc độ tăng tương đối cao, là do tình hình ổn định, SXKD của khách hàng đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt là ở địa bàn TP. Bạc Liêu – đây là địa bàn mà các khách hàng có nhu cầu vốn để SXKD kinh doanh đạt được lợi nhuận nhiều nhất. Hay ở các phịng giao dịch Hộ Phịng, Đơng Hải và Hịa Bình người dân sản xuất nơng nghiệp, SXKD đạt được thuận lợi, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản điều được mùa và được giá, vì thế khách hàng ln có đủ tiền để trả nợ qua đó làm tình hình thu nợ tăng.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Bên cạnh việc gia tăng DSTN ngắn hạn, thì DSTN trung và dài hạn cũng tăng theo qua 3 năm. Tuy nhiên, tốc độ này tăng nhanh ở năm 2009 và năm 2010 có tốc độ tăng hơi chậm so với năm 2009.
Xét về tỷ trọng, DSTN trung và dài hạn chiếm 2.11%, 7.23% và 6.57% tổng DSTN tương ứng với 3 năm 2008, 2009 và 2010. Sở dĩ DSTN trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi rất chậm. Thông thường hạn mức tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là rất lớn mà trong năm chỉ thu hồi khoản hai hoặc ba kỳ nên DSTN nợ chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên.
Xét về tốc độ, trong năm 2009 DSTN trung,dài hạn tăng đột biến (tăng 342.16%) so với năm 2008. Đến cuối năm 2010 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn (tăng 16.16%) so với năm 2009. Nguyên nhân tăng qua các năm là do thu các khoản vay đã đến kỳ hạn trả nợ. Sở dĩ tăng mạnh trong năm 2009 là do các khoản nợ trung, dài hạn dù đã đến kỳ trả nợ hay chưa đến kỳ trả nợ đều được các doanh nghiệp hoàn trả để vay lại, vì trong năm này các doanh nghiệp vay vốn đều được sự hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ.
Kết luận: Như vậy, dễ nhận thấy rằng tình hình thu nợ ngắn hạn cao hơn
thu nợ dài hạn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì những món vay ngắn hạn thì ln đươc thu trong năm hoặc đầu năm sau, các món vay dài hạn thì có thể là có một số món vay chưa đến hạn trả nên tình hình thu nợ khơng tốt bằng thu nợ ngắn hạn. Nhưng nhìn chung thì tình hình thu nợ vẫn rất tốt chứng tỏ Ngân hàng đã đi đúng hướng. CBTD ngày càng được năng cao trình độ và kinh nhiệm, ln phát huy tốt công tác xử lý nợ, kiểm tra và theo dõi thu hồi nợ gốc, nợ lãi đầy đủ.
GVHD: Ths. Lê Phước Hương Trang 55 SVTH: Nguyễn Văn Ln
c) Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn
Bảng 7: TÌNH HÌNH DƯNỢ CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 THEO THỜI HẠN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Ngắn hạn 413,600 80.02 480,480 79.98 600,450 79.70 66,880 16.17 119,970 24.97 2. Trung, dài hạn 103,300 19.98 120,270 20.02 152,930 20.30 16,970 16.43 32,660 27.16 Tổng 516,900 100.00 600,750 100.00 753,380 100.00 83,850 16.22 152,630 25.41
413,600 480,480 600,450 103,300 120,270 152,930 516,900 600,750 753,380 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm T ri ệ u đ ồ n g Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng
Hình 9: Tình hình dư nợ của Vietinbank Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2008 – 2010 theo thời hạn
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì khơng chỉ nâng cao DSCV mà còn năng cao mức dư nợ.
Dư nợ ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ qua 3 năm đều tăng, trong đó dư nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng dần, nhưng với tốc độ chậm. Bên cạnh đó ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không cao như DSCV ngắn hạn trong 3 năm vừa qua, là do DSTN ngắn hạn tương đối cao, đó là điều hiển nhiên vì hai chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với nhau.
Xét về mặt tỷ trọng của dư nợ thì trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn chiếm lần lượt là 80.02%, 79.98 và 79.70% với số tiền tương ứng lần lượt là 413,600; 480,480 và 600,450 triệu đồng với tỷ trọng như thế thì dư nợ cho vay ngắn hạn ngày càng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu và một số vùng, khu vực lân cận cũng có nhu cầu về vay vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong dài hạn của họ.