CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Ch
4.3.3. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng
4.3.3.1. Phân tích rủi ro tín dụng
Bảng 19: TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Nợ xấu 2,970 1,600 4,267
2. Tổng dư nợ 516,900 600,750 753,380
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Nó đánh giá mức độ rủi ro của các món vay. Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ thấp có nghĩa là chất luợng tín dụng của Ngân hàng cao.
0.57 0.27 0.57 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm
%
Nợ xấu/Dư nợ
Hình 19: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ
Nhìn vào bảng 19 và hình 19 ta thấy tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ có sự
biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng trở lại. Cụ thể, năm 2008 tỷ lệ này là 0.57%, sang năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 0.27%. Đến năm 2010, tỷ lệ này lại tăng lên 0.57%. Mặc dù tăng giảm liên tục nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp và nằm trong mức cho phép của NHNN là 5%. Điều này cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng của Chi nhánh là cao và điều đó đã giúp Chi nhánh giữ được độ đảm bảo an toàn về rủi ro tín dụng.
4.3.3.2. Phân tích rủi ro lãi suất
Bảng 20: TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tài sản nhạy cảm lãi suất
(cho vay ngắn hạn) 413,600 480,480 600,450 2. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
(tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, TG của các TCTD & ĐCTC) 310,977 331,366 328,115
3. GAP (chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất) (1) - (2) 102,623 149,114 272,335 4. Hệ số nhạy cảm (1)/(2) 1.33 1.45 1.83 1.33 1.45 1.83 0 0.5 1 1.5 2
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm
%
Tài sản nhạy lãi/Nguồn vốn nhạy lãi
Hình 20: Tỷ lệ tài sản nhạy lãi so với nguồn vốn nhạy lãi
Qua các năm ta thấy hệ số nhạy cảm luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy Chi nhánh sẽ gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường giảm vì chi phí trả lãi của Ngân hàng sẽ lớn hơn thu nhập lãi làm cho thu nhập thuần từ lãi giảm. Từ năm 2008 đến năm 2009, hệ số nhạy cảm gần bằng 1 cho thấy rủi ro về lãi suất của Ngân hàng rất thấp. Đến năm 2010, rủi ro lãi suất có khuynh hướng gia tăng
vì khe hở nhạy cảm lãi suất GAP lớn. Do vậy, Ngân hàng cần nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu huy động vốn cho phù hợp để hạn chế rủi ro về lãi suất. Để phân tích và dự báo tình hình rủi ro lãi suất của Ngân hàng trong thời gian tới ta cần tìm hiểu diễn biến của lãi suất.
Với tình hình lạm phát của nước ta như hiện nay, NHNN đã và đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, hạn chế các NHTM tăng trưởng tín dụng…Điều này làm cung tiền tệ giảm đi, đẩy lãi suất tăng. Chính vì vậy, Ngân hàng ln ở trong tình trạng tăng thu nhập lãi ròng, điều này trước mắt đang rất thuận lợi đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải theo dõi diễn biến và dự báo tốc độ lạm phát, lãi suất để lập kế hoạch huy động vốn và tăng trưởng tín dụng sao cho hiệu quả và hạn chế rủi ro, giảm thu nhập lãi ròng do sự thay đổi lãi suất gây ra.