Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 113 - 116)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Những tồn tại và nguyên nhân

5.1.1. Những thành tựu đạt được

- Nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng tăng qua các năm là điều kiện tiền đề và là nền tảng cơ bản để Ngân hàng chủ động mở rộng kinh doanh.

- Đã đáp ứng kịp thời và thoả mãn các nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, việc cho vay phù hợp với tính thời vụ, nhiệm vụ SXKD trên địa bàn và định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh.

- Chi nhánh đã xây dựng mạng lưới PGD đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và đảm bảo giao dịch đối với khách hàng nhanh chóng.

- Thực hiện giao dịch toàn bộ trên máy tính, hồ nhập chương trình INCAS bước đầu tạo điều kiện cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mới .

- Công tác đào tạo cũng được coi trọng, thực hiện cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng cấp trên tổ chức để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và hội nhập.

5.1.2. Những tồn tại và hạn chế

- Về huy động vốn: Nguồn vốn huy động có tăng trưởng nhưng vẫn chưa thực sự tự chủ được về mặt tài chính mà vẫn còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.

- Về hoạt động tín dụng:

+ Dư nợ có tăng trưởng hàng năm nhưng chỉ tập trung tăng vào dư nợ ngắn

hạn, chưa có sự phân bổ đúng mức đối với tín dụng trung và dài hạn.

+ Nợ xấu tăng, giảm không ổn định, việc quản lý nợ đã xử lý rủi ro chưa chặt chẽ, chưa phân công rõ người rõ việc để có biện pháp chỉ đạo thường xuyên, hiệu quả.

- Đảm bảo tín dụng: Hầu hết các tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng hiện

nay là quyền sử dụng đất và động sản. Trong khi đó việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khi khách hàng không trả được nợ gặp rất nhiều khó khăn,

Ngân hàng khơng tự bán được do giá cả, do vị trí đất, do khách hàng và thủ tục chuyển nhượng. Hơn nữa phịng địa chính Tỉnh đang thực hiện việc đổi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới, mà tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới rất chậm phần nào đã gây khơng ít khó khăn trong cơng tác cho vay của Ngân hàng.

- Hoạt động Marketing: Hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm dịch vụ và

hình ảnh Vietinbank chưa được đẩy mạnh thực hiện.

- Nguồn nhân lực: CBTD không thể bám sát kỹ được các khoản vay. - Hạn chế khác:

+ Chi phí hoạt động tín dụng có xu hướng tăng cao thơng qua việc tăng chi phí quản lý, chi phí hoạt động, tiền lương…

+ Sản phẩm dịch vụ tuy đa dạng nhưng lại không nổi trội hơn so với các đối

thủ cạnh tranh nên gặp khơng ít hạn chế trong việc hấp dẫn khách hàng. Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ một số nghiệp vụ truyền thống như cho vay, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, Ngân quỹ, thẻ …

5.1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế

a) Nguyên nhân thành công

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng bước đầu tạo được mối quan hệ mật thiết đối với chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ .

- Áp dụng công nghệ hiện đại (hệ thống INCAS) trong kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cho vay và quản lý nợ.

- Thực hiện cơ chế khoán địa bàn cho các CBTD sẽ tạo điều kiện quản lý nắm rõ tình hình của từng hộ trong vùng mình đang quản lý. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các CBTD tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

b) Nguyên nhân hạn chế

- Về huy động vốn: Nguồn vốn huy động có tăng trưởng nhưng do sự biến

động về lãi suất trong thời gian qua nên bình quân lãi suất đầu vào cũng gia tăng và tập trung nhiều ở kỳ hạn ngắn hạn và không kỳ hạn, chưa thuận lợi cho Ngân hàng trong cơng tác đầu tư tín dụng và có tính bền vững. Lãi suất huy động tuy có linh hoạt và được điều chỉnh theo từng thời điểm nhưng đơi lúc cịn thấp hơn so với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, nhất là đối với những kỳ hạn ngắn

hạn vì thế chưa đủ sức thuyết phục và lôi kéo khách hàng đến gửi tiền. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn hiện nay trên địa bàn Tỉnh lại cao phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của Tỉnh vì TP. Bạc Liêu vừa trở thành đô thị loại 3.

- Về hoạt động tín dụng: Dư nợ tăng trưởng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn là do

nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn, khơng kỳ hạn. Trong khi đó Ngân hàng lại tập trung đẩy mạnh tín dụng đối với hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp và TM & DV, mà nhu cầu vốn đối với lĩnh vực này chủ yếu là vốn ngắn hạn. Đối với nợ xấu vẫn xuất hiện và không ổn định chủ yếu là do lực lượng CBTD còn thiếu nên việc giám sát và đơn đốc khách hàng trả nợ cịn sơ xuất. Đồng thời những nguyên nhân khách quan được trình bày dưới đây cũng là nguyên nhân gây nên nợ xấu:

+ Những biến động của thị trường do lạm phát nên NHNN thực hiện chính

sách thắt chặt tiền tệ thông qua các NHTM khiến cho lãi suất tăng trong ba năm qua, ảnh hưởng đến công tác huy động và cho vay của Ngân hàng

+ Do ảnh hưởng của lạm phát và những biến động trên thị trường thế giới và

nguồn cung nguyên vật liệu, nhiên liệu khan hiếm xảy ra cục bộ trong nước mà hậu quả là sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu, giá phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng… làm cho giá thành tăng vọt trong khi lợi nhuận mang lại không nhiều. Điều này ảnh hưởng đến thu nợ và mở rộng tín dụng do khách hàng ngần ngại trong các quyết định đầu tư mới hay mở rộng.

- Đảm bảo tín dụng: Để đảm bảo cho khoản nợ vay Ngân hàng đòi hỏi khách

hàng phải thế chấp, cầm cố tài sản. Tuy nhiên, việc đảm bảo bằng tài sản thế chấp vẫn tìm ẩn rủi ro do những nguyên nhân sau:

+ Tài sản thế chấp là bất động sản thường có giá trị lớn nên khi tiến hành phát

mãi tài sản phải mất nhiều thời gian, thủ tục rờm rà, khó khăn, phức tạp… Hơn nữa giá trị tài sản thế chấp có giá trị lớn nên khi xử lý phát mãi rất khó khăn trong việc tìm đối tượng mua.

+ Tài sản thế chấp là động sản Chi nhánh chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sở

hữu tài sản, khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản. Do đó, tài sản thế chấp có khả năng hư hỏng, mất giá trị do lạc hậu nên khi đem ra phát mãi giá trị thực tế thu được thấp hơn so với giá trị tại thời điểm chi nhánh và khách hàng đã thoả thuận trong biên bản định giá tài sản khi ký hợp đồng tín dụng.

- Hoạt động Marketing: Ngân hàng chưa có một bộ phận Marketing riêng để

tiến hành lên kế hoạch cụ thể với các chương trình hành động trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả hoạt động cho Chi nhánh.

- Nguồn nhân lực: Lực lượng CBTD còn thiếu nên một CBTD phải theo dõi

nhiều khoản vay, trong khi địa bàn được giao cho từng CBTD lại rộng lớn, do đó khơng thể bám sát kỹ được các khoản vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)