Tổng hợp các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tếtại ngân hàng đầu tưvà phát triển đồng tháp (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.1 ĐÁNH GIÁ CÁ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

5.1.2 Tổng hợp các yếu tố bên trong

5.1.2.1 Thuận lợi và khó khăn

Về mơ hình tổ chức, nguồn nhân lực a)

Thuận lợi:

ƒ

- Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh sẽ được mở rộng, ngồi hội sở chính, 2 Phịng Giao dịch Sa Đéc và Tháp Mười, Chi nhánh sẽ trình BIDV cho nâng cấp Điểm giao dịch Hồng Ngự thành Phòng Giao dịch.

- Mơ hình tổ chức hoạt động tại Chi nhánh được thực hiện theo mơ hình hiện đại hố.

- Ban lãnh đạo ln cải tiến phương pháp quản trị điều hành khoa học. Việc chỉ đạo điều hành mang tính tập trung dân chủ.

- Tổng số cán bộ, nhân viên đến 31/12/2008 là 100 người, trong đó trình độ đại học, trên đại học chiếm khoảng 80%. Đa số cán bộ, nhân viên có tuổi đời cịn trẻ, độ tuổi bình qn dưới 35 chiếm 64%, có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học cơng nghệ, kỹ thuật mới, nhiệt tình trong cơng tác và ln có tâm huyết, ý chí hướng phấn đấu vì sự nghiệp chung của ngành.

Khó khăn:

ƒ

- Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ngân hàng NN&PTNT) mở rộng phạm vi hoạt động ở khắp 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường mở rộng mạng lưới giao dịch, triển khai, khuyến mãi nhiều sản phẩm, dịch vụ.

- Việc triển khai thực hiện theo mơ hình TA2 cịn Phần lớn lực lượng lao động còn trẻ, mới gia nhập nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong nghiệp vụ Ngân hàng.

b) Về nguồn vốn

Thuận lợi:

ƒ

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hỗ trợ vốn cho Chi nhánh thông qua cơ chế điều chuyển vốn nội bộ.

- Các sản phẩm huy động vốn của BIDV tương đối đa dạng. - Tiền gửi tổ chức chiếm chủ yếu trong nguồn vốn tự huy động.

Khó khăn:

ƒ

- Cơng tác huy động vốn vẫn là cơng tác khó khăn nhất từ trước đến nay đối với Chi nhánh, khả năng tự cân đối vốn tại chỗ thấp. Huy động vốn tại chỗ bình quân năm 2009 dự kiến tăng 10% so với năm 2008. Bởi Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp, đời sống dân cư cịn gặp nhiều khó khăn, khả năng tích lũy của tổ chức và dân cư hạn chế.

- Các TCTD trên địa bàn áp dụng lãi suất huy động tiết kiệm khá cao, trong khi Chi nhánh thực hiện cơ chế huy động vốn theo lãi suất của BIDV, lãi suất huy động thường thấp rất nhiều so với các TCTD trên địa bàn (thấp so với các Ngân hàng khác từ 1 đến 4% cùng kỳ hạn) nên đã thu hút phần lớn khách hàng kể cả dân cư và tổ chức trên địa bàn.

- Thị phần huy động vốn tiếp tục có xu hướng giảm.

c) Về tín dụng

ƒ Thuận lợi:

- Tỉnh có những chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội…

- Chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của BIDV trong quản trị điều hành, thực hiện đổi mới cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ theo hướng tăng khách hàng ngoài quốc doanh, bán lẻ, tăng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay ngắn hạn… do đó sẽ tạo chuyển dịch cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có, có thể kiểm sốt được chất lượng tín dụng.

- Khách hàng đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế. Có những khách hàng truyền thống, gắn bó với Ngân hàng.

ƒ Khó khăn:

- Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước nên tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó hoạt động của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn vẫn còn phức tạp so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

5.1.2.2 Kết quả đạt được của hoạt động thanh toán quốc tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng tăng nhanh làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Do đó, nhu cầu về thanh tốn quốc tế thông qua Ngân hàng ngày càng tăng. Trong những năm qua, BIDV Đồng Tháp đã có những bước chuyển mình nhất định và có những thành cơng trong lĩnh vực tìm kiếm bạn hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, thu hút ngày càng nhiều khách hàng thực hiện thanh tốn thơng qua chi nhánh. Hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Đồng Tháp mới được triển khai từ năm 2000 với mức ban đầu còn thấp, các đơn vị xuất nhập khẩu còn chưa nhiều, các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại đặc biệt là thanh tốn quốc tế vẫn cịn nhiều hạn chế nhất định.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chỉ trong một thời gian không dài, BIDV Đồng Tháp đã có những bước phát triển đáng kể, hàng năm phí thu được từ dịch vụ này đều tăng. Đạt được điều này là do kết quả nỗ lực của nhân viên và Ban lãnh đạo toàn Ngân hàng. Các bộ ở đây không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và tìm tịi sáng tạo, phát huy khả năng của Ngân hàng nhằm giao dịch với khách hàng và tìm đối tác có triển vọng.

Với nguồn vốn ngoại ổn định, các dịch vụ thanh tốn được hồn thiện nhất là uy tín trong thanh tốn quốc tế được nâng cao. BIDV Đồng Tháp đã mở rộng cho vay xuất nhập khẩu và gia tăng nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Điển hình là trước đây, đối với phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, đơn vị chỉ thực hiện nghiệp vụ L/C nhập khẩu, không thực hiện nghiệp vụ L/C xuất khẩu. Nhưng đến tháng 10/2007 nghiệp vụ này đã được triển khai và thực hiện tốt trong suốt hai năm qua.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp cũng là đơn vị tham gia thanh toán qua hệ thống SWIFT, phát triển hoạt động quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại được xác định là một trong những giải pháp kinh doanh then chốt của đơn vị. Với mục tiêu đa dạng hóa và phát triển thêm các nghiệp vụ mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cũng để hỗ trợ cho các nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng.

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được chú trọng triển khai phát triển nhanh trên toàn hệ thống. Riêng về tình hình thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ trong những năm gần đây, BIDV Đồng Tháp đã đạt kết quả tốt.

Các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng tại BIDV Đồng Tháp ngày càng phong phú và đa dạng. Thanh toán chuyển tiền, thanh toán bằng nhờ thu và thanh toán bằng thư tín dụng. Tuy hoạt động thanh tốn quốc tế được mở rộng nhưng quy mô vẫn nhỏ bé, chủ yếu là mở L/C hàng nhập khẩu, L/C xuất khẩu rất ít, chiếm tỷ trọng khơng nhiều.

Chuyển tiền cũng là một phương thức thanh toán được sử dụng nhiều, vì nhanh chóng, chi phí thấp, nghiệp vụ đơn giản. Phương thức thanh toán này được sử dụng trong thanh toán thương mại và phi thương mại. Phương thức này được thực hiện tại BIDV Đồng Tháp chủ yếu là thanh toán thương mại.

Bên cạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, BIDV Đồng Tháp cũng triển khai thêm các nghiệp vụ khác như chi trả kiều hối qua tài khoản và không qua tài khoản (Western Union), mở rộng quy mơ thanh tốn thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Uy tín của Ngân hàng càng được nâng cao, số lượng thanh toán quốc tế qua Chi nhánh ngày càng nhiều, nhiều đơn vị đã trở thành khách hàng thường xuyên của Chi nhánh. Đặc biệt, đối tác nước ngoài cũng đã tin tưởng, trong nhiều trường hợp đã nêu đích danh BIDV Đồng Tháp mở L/C chứng tỏ uy tín và sự phát triển vững chắc của BIDV Đồng Tháp đã tạo được lòng tin và chỗ đứng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại.

Cùng với sự cố gắng phát huy tiềm năng của mình, Ngân hàng cịn được sự giúp đỡ của BIDV tạo điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt về mặt nghiệp vụ, đang không ngừng đầu tư phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại trong đó có cả thanh tốn quốc tế.

Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại BIDV Đồng Tháp đã có những bước tiến bộ về quy mơ và cả chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi thực hiện thanh toán tại Chi nhánh.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp đã và đang tích cực thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức thanh tốn, tăng cường cơng tác tiếp thị nhằm thu hút những khách hàng có tình hình tài chính tốt, những doanh nghiệp thường xun có nhu cầu buôn bán ngoại tệ. Công tác này đem lại những kết quả

đáng khích lệ. Giá trị thanh tốn quốc tế tại Chi nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thanh toán được thực hiện thông qua hệ thông BIDV.

5.1.2.3 Những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Đồng Tháp

Thời gian qua kết quả mà BIDV Đồng Tháp đã đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế đã chứng tỏ sự nỗ lực của toàn đơn vị là hoàn toàn xứng đáng. Tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế tuy chưa lâu song dịch vụ này đã được Ngân hàng tiến hành một cách suôn sẻ sao với các Ngân hàng thương mại khác cũng mới tham gia thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động thanh tốn quốc tế từ năm 2006 – 2008, ta cũng nhận thấy rằng hoạt động này chưa được mở rộng, Ngân hàng chưa chiếm lĩnh được thị trường dịch vụ này. Những con số thống kê từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chưa gây ấn tượng với toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung cũng như trong hoạt động ngoại thương. Đôi khi cũng do một số hạn chế từ phía Ngân hàng mà hoạt động này chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa được thực hiện nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng.

Thứ nhất, do thói quen, hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh có nguồn

ngoại tệ đều mở tài khoản tại Vietcombank nên BIDV Đồng Tháp gặp khó khăn trong việc huy động vốn ngoại tệ từ các đơn vị này. Vì vậy, nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng chủ yếu là nguồn huy động tiền gởi dân cư, các tổ chức kinh tế và nguồn vốn ngoại tệ điều hoà từ trung ương. Đây là một khó khăn đối với BIDV Đồng Tháp khi thực hiện thanh toán quốc tế, Ngân hàng đã phải từ chối một số giao dịch do không đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh tốn.

Thứ hai, số cán bộ có kiến thức nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh

toán quốc tế ở các bộ phận, phịng ban có liên quan chưa nhiều nên trong cơng tác phối hợp có khi bị lúng túng, làm giảm đi hiệu quả.

Thứ ba, về môi trường hoạt động kinh doanh và môi trường pháp lý, thời

gian qua, môi trường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn. Tình gian lận thương mại không chỉ trong nước mà ngày càng gia tăng trong thương trường quốc tế làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng.

5.1.2.4 Một số nguyên nhân của những tồn tại tại trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Đồng Tháp

a) Trong thanh toán hàng nhập khẩu

Một số đơn vị đã ký những hợp đồng nhập khẩu mà không nắm vững tập quán và thông lệ quốc tế lại đồng ý áp dụng những điều khoản, điều kiện gây bất lợi cho mình (cho phép địi tiền điện) dù đã được Ngân hàng tư vấn đầy đủ. Dù chưa xảy ra thiệt hại đáng tiếc nào nhưng đó cũng là bài học quý giá cho các doanh nghiệp

Khi ra lệnh chuyển tiền, các đơn vị này không ghi rõ ràng, đầy đủ họ tên, địa chỉ số tài khoản người hưởng lợi khiến người hưởng không nhận được tiền. Tất nhiên là sau đó họ phải đề nghị BIDV tra soát với Ngân hàng nước ngoài nhưng đã làm chậm đi tốc độ thanh tốn, phát sinh chi phí và mất uy tín với đối tác.

Khách hàng có khuynh hướng đưa rất nhiều điều khoản, điều kiện vào đơn đề mở L/C với suy nghĩ rằng sẽ bảo vệ quyền lợi của họ mà không ý thức đầy đủ rằng Ngân hàng chỉ làm việc với chứng từ thay vì hàng hố, dịch vụ. Mọi yêu cầu nên thể hiện bằng chứng từ ở trường 46A của L/C thay vì các điều kiện khác khơng có tính ràng buộc ở trường 47A.

Khi ký kết hợp đồng, các đơn vị nhập khẩu khơng tìm hiểu kỹ danh sách Ngân hàng có quan hệ đại lý với BIDV Đồng Tháp trước, vì vậy BIDV Đồng Tháp tuy là Ngân hàng mở L/C cho họ song phải thông báo qua Ngân hàng khác khiến người hưởng chậm nhận được L/C.

b) Trong thanh toán hàng xuất khẩu

Khi giao hàng theo L/C, do nhiều điều kiện khách quan lẫn chủ quan đơn vị xuất khẩu đã không thể thực hiện đúng thời hạn giao hàng (Latest shipment date). Do đó, thực tế nhiều khi hàng giao trễ nên bộ chứng từ có bất đồng khơng thể tránh khỏi. Rủi ro trong thanh toán cũng xuất phát từ đây. Đối tác có thể yêu cầu giảm giá hoặc từ chối nhận hàng, gây thiệt hại rất lớn cho DN xuât khẩu.

Trên đây là một số tồn tại chính gây ra từ phía khách hàng làm cho hoạt động thanh tốn quốc tế tại BIDV Đồng Tháp chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tếtại ngân hàng đầu tưvà phát triển đồng tháp (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)