Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng trong ba năm qua có nhiều biến đổi. Tổng nguồn vốn năm 2007 là 721.147 triệu đồng, tăng 14,92% so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng nguồn vốn đạt 1.108.661 triệu đồng, tăng 53,73% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn biến động là do có sự biến động của vốn điều chuyển từ trung ương và sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
Vốn huy động:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp là một Ngân hàng thương mại chuyên phục vụ nhu cầu về vốn cho sự phát triển nông nghiệp lẫn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong nhiều năm qua, hoạt động của Ngân hàng đã tác động tích cực vào nền kinh tế địa phương. Nhưng việc đáp ứng nhu cầu về vốn vay ngày càng cao trong q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho BIDV Đồng Tháp là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn – một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong tổng nguồn vốn của bất kì Ngân hàng nào.
Thực vậy, đây là nguồn vốn hết sức quan trọng và luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy trong ba năm qua vốn huy động tương đối ổn định, trong đó cao nhất là năm 2008. Cụ thể, năm 2007, tổng vốn động đạt 248.703 triệu đồng, giảm 13,4% so với năm 2006. Tuy
nhiên bước sang năm 2008, tổng vốn huy động đã đạt 384.240 triệu đồng, tăng đến 54,5% so với năm 2007. Lý do của sự tăng đột biến này là do nền kinh tế của Việt Nam vào năm 2008 không ổn định, lạm phát tăng nhanh. Để làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, giảm lạm phát Ngân hàng Trung ương đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, đưa ra mức lãi suất cơ bản rất cao. Đỉnh điểm là vào tháng 6/2008 suất cơ bản lên đến 14%/năm. Lãi suất cao dẫn đến lượng tiền gửi cao. Trong đó, lượng tiền gửi nhiều nhất là các tổ chức kinh tế, năm 2008 đạt 247.821 triệu đồng, tăng 56,19% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 22,4% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, lượng cá nhân đến giao dịch gởi tiền cũng không nhỏ nhưng do là cá thể nên lượng tiền gởi không nhiều hơn so với các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng đã góp phần là tăng đáng kể nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2008 vốn huy động trong dân cư đạt 136.491 triệu đồng, tăng 51,60% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 12,3% so trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có nhiều thuận lợi như việc cho vay được chủ động hơn do có nguồn vốn sẵn có trong tay mà khơng cần chờ xin vốn điều hòa trung ương, thu nhập sẽ cao hơn vì khơng phải trả nhiều chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên. Vì vậy, mặc dù được trung ương điều chuyển vốn nhưng BIDV Đồng Tháp vẫn không lơ là khâu huy động vốn. Trong thời gian qua, BIDV Đồng Tháp đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động vốn để thu hút một lượng lớn tiền nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh tốn, phát hành kì phiếu,…áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và thông tin thường xuyên, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.
Vốn điều hòa trung ương:
Hiện nay hầu hết các Ngân hàng quốc doanh không riêng BIDV Đồng Tháp, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động thì khơng thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn cho khách hàng. Vì vậy, ngồi nguồn vốn huy động được thì Ngân hàng cịn phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa trung ương. Tuy nhiên, lãi suất của nguồn vốn điều hòa này cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Do đó, chi
phí của Ngân hàng tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cho nên, mỗi Ngân hàng cần phải đặt ra mục tiêu để giải được bài toán tối đa nguồn vốn huy động và tối thiểu nguồn vốn điều hòa trung ương.
Trong ba năm qua, nguồn vốn này tăng liên tục do những biến động của tình hình kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Cụ thể, năm 2007, trung ương đã rót vào nguồn vốn của BIDV Đồng Tháp 451.369 triệu đồng, tăng 155.556 triệu đồng, tương đương 52,6% so với năm 2006. Sang năm 2008 nguồn vốn này đã đạt tới 692.817 triệu đồng, tăng 241.448 triệu đồng, tương đương 53,5% so với năm 2007. Như vậy, chỉ trong ba năm, nguồn vốn điều hòa trung ương đã tăng hơn gấp đơi. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh và liên tục này là do tổng dư nợ không thay đổi nhiều, trong khi vốn huy động tăng chậm mà nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng thì lại quá lớn. Cho nên, để đáp ứng được nhu cầu của người đi vay thì nguồn vốn điều hịa tăng nhanh là hợp lí.
Năm 2006 với chính sách giới hạn cho vay, lượng vốn điều hịa trung ương về BIDV Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với năm trước đó. Nhưng bước sang năm 2007, năm đỉnh điểm của cho vay thì nguồn vốn của Ngân hàng không thể nào đáp ứng được nhu cầu vốn quá lớn của khách hàng mà nhất là các doanh nghiệp nên việc xin thêm vốn điều hòa trung ương là khơng thể tránh khỏi. Sang chín tháng đầu năm 2008, nhu cầu vốn lắng dịu do tình hình lạm phát và Ngân hàng phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhưng những trong tháng cuối năm 2008, Nhà nước ta thấy được nguy cơ giảm phát nên vấn đề cho vay cũng được nới rộng. Chính điều này đã là BIDV Đồng Tháp gặp phải khó khăn là phải cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại cổ phần do họ huy động vốn với mức lãi suất rất cao. Vốn huy động bị đối thủ cạnh tranh giành lấy nhiều trong khi nhu cầu vay tiền của khách hàng ngày một tăng. Vì vậy, để thích nghi với tình hình mới, tình hình đầy khó khăn BIDV Đồng Tháp đã được trung ương điều chuyển một lượng vốn lớn như thế.
Vốn và các quỹ:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn và các quỹ qua các năm có sự biến động tương đối nhẹ. Năm 2007, nguồn vốn này đạt 15.127 triệu đồng, giảm 1,5% so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn này đạt 12.089 triệu đồng, giảm đến 20% so với năm 2007, sự sụt giảm liên tục trong ba năm liền là do trong thời
gian này Ngân hàng gặp phải những món nợ xấu. Để giải quyết khó khăn này Ngân hàng đã trích một lượng tiền tương đối lớn từ quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu này. Mặc dù vốn và các quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong việc đảm bảo các khoản nợ của khách hàng và được trích lập các quỹ.
Tóm lại, trong xu thế hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển thì Ngân hàng cần phải đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn, hấp dẫn hơn để tăng dần nguồn vốn huy động, giảm bớt vốn vay và vốn điều hòa trung ương. Điều này sẽ làm giảm chi phí, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả và mang lại uy tín nhiều hơn cho đơn vị.
3.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng tháp từ khi chuyển từ một Ngân hàng chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp quốc doanh, hiện nay đã mở rộng hoạt động cho vay và cấp vốn của mình đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác, vượt ra phạm vi khách hàng truyền thống là các đơn vị xây lắp. Chẳng hạn như cho vay công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, mở rộng với các thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì các thành phần kinh tế này hiện nay đang rất phát triển, góp phần phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương, của đất nước.
Bên cạnh đó, BIDV Đồng Tháp cũng đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình và đa dạng hóa các dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong đó, nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đã giúp khách hàng bổ sung kịp thời vốn lưu động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời cũng giải quyết thêm công ăn việc làm cho lao động ở tỉnh Đồng Tháp, làm tốt nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. Để biết thêm về tình hình sử dụng vốn tại BIDV Đồng Tháp từ năm 2006 – 2008 ta xem bảng số liệu sau: (Bảng 4).
Nhìn chung, qua các năm, tình hình sử dụng vốn của BIDV Đồng Tháp có sự tăng trưởng, vốn sử dụng ngày một nhiều hơn. Trong đó, hình thức tín dụng chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Năm 2007, dư nợ ngắn hạn đạt 441.706 triệu đồng, tăng 12,5% so với năm 2006. Sang năm 2008, đây là năm dư nợ cho vay ngắn hạn tăng nhanh, đạt đến 800.262 triệu đồng tăng đến 81,2% so với năm 2007.
Bảng 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI BIDV ĐỒNG THÁP ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng NĂM TỶ TRỌNG (%) CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Tiền mặt 7.319 16.239 13.421 1,2% 2,3% 1,2% Gởi NH Trung ương 11.196 - - 1,7% - - Cho vay cầm cố 12.147 1.187 579 1.9% 0,2% 0,1% Cho vay 582.910 696.175 1.084.325 92,9% 96,5% 97,8% - Ngắn hạn 392.832 441.706 800.262 - Trung hạn 177.699 242.864 283.489 - Dài hạn 715 568 424 - Nợ chờ xử lý 11.664 11.037 150 Sử dụng vốn khác 13.904 7.537 9.897 2,3% 1,0% 0,9% Tổng sử dụng vốn 627.476 721.147 1.108.661 100,0% 100,0% 100,0%
(Năm 2008 BIDV Đồng Tháp mở tài khoản ở chi nhánh Hồng Ngự 439 triệu đồng) (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp)
Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn huy động ngắn hạn. Mặt khác, đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là khối lượng lớn, thời gian sử dụng lâu, vòng quay vốn chậm. Do vậy, nguồn vốn huy động khó có thể đáp ứng được. Năm 2007, do Ngân hàng chuyển sang thanh toán tập trung nên tiền gởi Ngân hàng trung ương cũng khơng cịn nữa, việc chuyển đổi sang hình thức này đã giúp Ngân hàng tránh được sự ứ động vốn do tiền gửi tại Ngân hàng trung ương là tiền gửi thanh tốn nên khơng sinh lãi.
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Nó cũng giống như như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, ln có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số của tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận Ngân hàng cần quản lý tốt những tài sản Có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, cơng tác phí trên
tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận: (Bảng 5)
Trong những năm qua, doanh thu của BIDV Đồng Tháp nhìn chung tăng
qua các năm. Năm 2007, tổng doanh thu đạt 73.828 triệu đồng, tăng 4.907 triệu đồng, tương đương 7,1% so với năm 2006.
Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2006 – 2008 ĐVT:Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHÊNH LỆCH 2008/2007 NĂM CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 68.921 73.828 166.696 4.907 107,1 92.868 225,8 Chi phí 64.206 59.735 144.422 - 4.471 93,0 84.687 241,8 Lợi nhuận 4.715 14.093 22.274 9.378 298,9 8.181 158,1 (Nguồn: Phòng kế hoạch - Tổng hợp)
Trong năm này doanh thu tăng khơng nhiều, đây là tình hình chung của các Ngân hàng khơng riêng gì BIDV Đồng Tháp, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên hoạt động cho vay và dịch vụ cũng không mang lại kết quả như mong muốn, điều này làm cho doanh thu tăng chậm. Tuy nhiên, kết quả doanh thu của năm 2008 khả quan hơn rất nhiều so với năm 2006 và năm 2007, con số này đạt 166.696 triệu đồng, tăng 92.868 triệu đồng , tương đương 125,8% so với năm 2007. Do hoạt động huy động vốn và cho vay mang lại hiệu quả, bên cạnh đó, phí thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác cũng tăng nhanh nên doanh thu tăng nhanh là rất hợp lý.
Chỉ tiêu thứ hai rất quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị là chi phí. Đối với bất kì doanh nghiệp hay tổ chức nào, người ta ln tìm những giải pháp để làm sao tối thiểu chỉ tiêu này. BIDV Đồng Tháp cũng thế, một trong những cách mang lại hiệu quả nhất để tối thiểu chỉ tiêu này là tiết kiệm, tiết kiệm bao gồm cả tiết kiệm về vật chất lẫn thời gian nhưng làm sao không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, không ảnh hưởng đến doanh thu. Năm 2007, tổng chi phí của đơn vị đạt 59.735 triệu đồng, giảm 4.471 triệu đồng, tương
đương giảm 7% so với năm 2006. Sang năm 2008, chỉ tiêu này đạt 114.422 triệu đồng, tăng 84.687 triệu đồng, tương đương 141,8% so với năm 2007. Trong năm này chí phí tăng vọt so với năm 2007 là do lãi suất huy động vốn cao nên lãi phải trả cho khách hàng là khá lớn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của lạm phát nên giá cả của các máy móc thiết bị, văn phịng phẩm cũng tăng, làm cho chi phí tăng theo.
Tuy nhiên, theo số liệu trên, trong những năm gần đây, BIDV Đồng Tháp đã kinh doanh có lợi nhuận. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận lớn hơn 0, lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Như vậy, con số này gia tăng đáng kể qua các năm. Dùng phương pháp so sánh liên hoàn, năm 2007 lợi nhuận tăng 9.378 triệu đồng , xấp xỉ gấp ba lần so với năm 2008. Không dừng lại ở đó, năm 2008 lợi nhuận đã tăng 8.181 triệu đồng, tương đương 1,58 lần so với năm 2007.
Trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do lạm phát, thất nghiệp, công tác huy động vốn, cho vay của Ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại do xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Tuy nhiên, như phân tích ở trên về nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của BIDV Đồng Tháp, nguồn vốn tăng liên tục, tình hình sử dụng vốn cũng mang lại những thành công nhất định. Để đạt được điều đó là nhờ vào khối óc, vào sự chung sức của tập thể nhân viên trong đơn vị, vào khả năng lãnh đạo và chính sách phù hợp, họ đã đẩy tốc độ tăng của doanh thu luôn nhanh hơn nhiều tốc độ tăng của chi phí bỏ ra nên lợi nhuận mang về ngày một nhiều là điều dễ hiểu.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ
4.1.1 Hoạt động của một số công ty xuất nhập khẩu trong tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006-2008 từ năm 2006-2008
Ở bất cứ nơi đâu cũng vậy, hoạt động thanh tốn quốc tế chỉ có thể tồn tại và phát triển khi trên địa bàn thực sự có nhu cầu về thanh tốn quốc tế, cụ thể là có sự tồn tại các công ty xuất nhập khẩu. Họ là những khách hàng thường xuyên của đơn vị, nếu họ càng hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng càng có lợi và ngược lại họ hoạt động chưa hiệu quả thì Ngân hàng sẽ bị thất thu do Ngân hàng là cầu nối giữa họ và các doanh nghiệp ngoài nước. Như vậy, hoạt động sản xuất