2.1 Khái quát về chuyển giá ở Việt Nam
2.1.1 Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam
Theo Báo cáo Tổng kết hai mươi lăm năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tính đến tháng 8 năm 2012, đầu tư nước ngoài đã trở thành cấu phần quan trọng trong cơ cấu các thành phần kinh tế, đóng
góp vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô, với tốc độ tăng trưởng GDP bình qn của 25 năm là 7%. Tính đến tháng 2/2013, đã có 14.550 dự án đầu tư nước ngồi, với 211 tỷ USD vốn đăng ký, và vốn thực hiện gần 100 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã đóng
góp vào tốc độ tăng trưởng GDP từ 19 - 20%; 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động trực tiếp và từ 3 - 4 triệu lao động gián tiếp.
FDI được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Song, cũng theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, khu vực kinh tế FDI thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như […] cịn có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế; nhiều doanh nghiệp FDI nộp thuế không tương xứng với thực tế sản xuất kinh doanh, thậm chí có tình trạng khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Theo Tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng năm năm từ năm 2006 đến năm 2010, các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường thông qua các giao dịch chuyển giao tài sản hữu hình, giao dịch chuyển giao tài sản vơ hình, chuyển giao dịch vụ và thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết. Các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để
tránh thuế mà nó cịn bao gồm cả chiều ngược lại. Qua cơng tác thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết phổ biến như:
nâng vốn góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và cơng nghệ; bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên khơng có quan hệ liên kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực; các tập đồn, cơng ty mẹ tại nước
ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với
định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho công ty con tại Việt
Nam vay vốn khơng tính lãi; ...99
Cũng theo Tổng kết này, Bộ Tài chính cho biết ngành thuế đã triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát ngăn chặn các hành vi chuyển giá thông qua giao dịch liên kết và thúc đẩy hoạt động thanh tra chuyển giá đạt hiệu quả tốt hơn. Thông qua việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, trong giai đoạn từ 2009–2011, hiện tượng chuyển giá đã được khắc phục đáng kể. Cụ thể, năm 2009, lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp FDI là 114.296 tỷ đồng, chiếm 36,4%, doanh nghiệp nhà nước là 121.381 tỷ đồng, chiếm 38,6% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 78.386 tỷ đồng, chiếm 25%, trong đó thuế TNDN từ doanh nghiệp FDI là 13.288 tỷ đồng, chiếm
21,5%, từ doanh nghiệp nhà nước là 37.381 tỷ đồng, chiếm 60,4%; doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là 11.245 tỷ đồng, chiếm 18,1%, thì qua thanh tra tại 921 doanh
nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá năm 2011, Bộ Tài chính đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng.
Như vậy, ở Việt Nam chuyển giá được xác định là các thủ thuật chủ yếu
nhằm làm giảm số thuế TNDN phải nộp của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy chuyển giá là một vấn đề phức tạp, thanh tra chuyển giá mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc xác định giá giao dịch độc lập, dẫn đến tình trạng không thể xử lý các doanh nghiệp chuyển giá.