Thực trạng pháp luật APA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 51 - 53)

2.1 Khái quát về chuyển giá ở Việt Nam

2.1.2 Thực trạng pháp luật APA ở Việt Nam

Pháp luật về chuyển giá ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1990 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp FDI của những năm đầu mở cửa. Luật thuế TNDN 1997 đã xuất hiện những ý tưởng ban đầu về vấn

đề kiểm soát chuyển giá. Theo quy định tại Điều 16 của Luật thì cơ quan thuế có

quyền căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mơ kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế.

Thông tư 74-TC/TCT100 ban hành ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính là văn bản pháp luật đầu tiên có những quy định kiểm soát và điều chỉnh chuyển giá. Tuy

99 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2013), Kỷ yếu Hội nghị 25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Tham luận của Bộ Tài chính “Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, tr.59.

100 Ngày 16/7/1999, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 89-TC/TCT thay thế Thông tư 74-TC/TCT. Về căn bản, nội dung những quy định về chuyển giá của Thông tư 89-TC/TCT khơng khác gì so với Thơng tư 74-TC/TCT ngịai việc làm rõ hơn các khái niệm “doanh nghiệp liên kết”, “hợp đồng giao dịch, mua bán không theo giá thị trường”. Ngày 8/3/2001, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 13/2001/TT-BTC thay thế Thông tư 89-TC/TCT vẫn giữ nguyên những quy định về kiểm soát chuyển giá của TT 89-TC/TCT và chỉ thay đổi tên gọi của “Biện

nhiên, các quy định điều chỉnh hành vi chuyển giá trong văn bản pháp luật này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp FDI và cịn rất đơn giản, chưa có hướng dẫn điều kiện cụ thể cho việc sử dụng các “biện pháp chống chuyển giá”101 và yêu cầu về hồ sơ chứng từ có liên quan, chưa có giá trị thực tiễn.

Thông tư 117/2005/TT-BTC ban hành ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính là

văn bản quy phạm pháp luật độc lập đầu tiên điều chỉnh chuyển giá với đầy đủ các

quy định phù hợp với thông lệ quốc tế làm cơ sở để kiểm soát chuyển giá ở Việt

Nam. Tương tự như Hướng dẫn của OECD, Thơng tư 117/2005/TT-BTC hướng dẫn về bốn nhóm chủ đề chính: phân tích so sánh, phương pháp xác định giá, lựa chọn và áp dụng các phương pháp thích hợp nhất, hồ sơ xác định giá thị trường và cũng quy

định năm TPM102 áp dụng đối với việc xác định tính chất giá thị trường của các giao dịch với bên liên kết. Khơng có phương pháp tốt nhất. Người nộp thuế có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho các giao dịch tương ứng. Thơng tư này có hiệu lực vào đầu năm 2006 và được áp dụng cho các giao dịch với bên liên kết nước ngoài vả trong nước.

Ngày 20/4/2010 Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 66/2010/TT-BTC thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC áp dụng trong điều kiện Luật thuế TNDN 2008 có hiệu lực thi hành. Thơng tư 66/2010/TT-BTC vẫn giữ các yêu cầu tuân thủ chính như yêu cầu người nộp thuế tuân thủ các nguyên tắc giá thị trường, nộp tờ khai chuyển giá hàng năm và duy trì tài liệu chuyển giá trong kỳ nhưng đồng thời cũng có một số thay đổi theo hướng thắt chặt các u cầu chuyển giá. Ví dụ, thơng tư quy định rõ

các giá trị trung bình của một khoảng tứ phân vị sẽ được sử dụng để so sánh đối với lợi nhuận của các công ty nhằm mục đích điều chỉnh giá chuyển nhượng và nhiều

thơng tin hơn phải được công bố trong tờ khai chuyển giá hàng năm (loại giao dịch liên kết, bản chất của mối quan hệ liên kết, thông tin về các bên liên kết).

Như vậy, có thể thấy, nỗ lực đáng ghi nhận của ngành thuế trong suốt thời

gian qua là đã thiết lập và dần dần hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm soát chuyển giá, tạo những cơ sở nhất định cho hoạt động của ngành thuế trong việc thực thi các quy định pháp luật về chuyển giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định

pháp chống chuyển giá” thành “Biện pháp xác định giá thị trường trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết” cho phù hợp hơn với nội dung trình bày của mục này.

101 Ba biện pháp chống chuyển gia quy định trong thông tư này về mặt ý nghĩa chính là ba phương pháp truyền thống xác định giá thị trường của OECD: phương pháp so sánh giá độc lập (CUP), phương pháp giá bán lại (RPM) và phương pháp chi phí cộng lãi (CPM).

102 Thông tư 117/2005/TT-BTC quy định 5 phương pháp xác định giá thị trường bao gồm: (1) phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP); (2) phương pháp giá bán lại (RPM); (3) phương pháp chi phí cộng thêm

pháp luật về chuyển giá sau nhiều lần thay đổi thì APA vẫn chưa được đề cập đến

như là một giải pháp hiệu quả để kiểm sốt chuyển giá.

Trong Tờ trình về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế trình Quốc hội ngày 20/4/2012, Chính phủ đã xác định Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh những tác động tích cực cũng có nhiều thách thức, ảnh hưởng tiêu cực… địi hỏi cơng tác quản lý thuế phải được tiếp tục hoàn thiện nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế. Để kiểm

sốt vấn đề chuyển giá, Chính phủ đã đề nghị bổ sung một số nội dung cho Luật

Quản lý như bổ sung nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế; bổ sung cơ chế APA để kiểm soát chuyển giá; mở rộng phạm vi thu thập thông tin về người nộp thuế từ nguồn nước ngoài theo các Hiệp định, Điều ước đã ký…

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế được Quốc hội

thông qua tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII đã bổ sung quy định cho phép cơ quan thuế được áp dụng cơ chế APA với người nộp thuế và cơ quan thuế có ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Các nội dung này được đề cập tại

Điều 9 (Thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế), Điều 36 (Nguyên tắc ấn định thuế)

và bổ sung khái niệm mới vào Điều 5 (Giải thích từ ngữ).

Theo Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì APA có hiệu lực trong thời gian tối đa năm năm và có

thể được gia hạn không quá năm năm tiếp theo. Tuy nhiên, APA có thể bị chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khi có văn bản đề nghị của người nộp thuế. Hiện nay, Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng APA trong quản lý thuế với kỳ vọng APA sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)