Ngoài việc phải bảo đảm tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xây dựng pháp luật và xác định hình thức phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật, việc xây dựng quy định pháp luật về APA phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
2.2.1 Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước
Chuyển giá làm cho giá cả của các giao dịch liên kết không được phản ánh trung thực, đúng với bản chất thị trường của nó và có thể dẫn đến số thuế phải nộp ở một quốc gia không tương xứng với kết quả hoạt động của doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu thuế của quốc gia mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước do các giao dịch liên kết đã bị chuyển giá làm sai lệch giá trị thực của
chúng.
Mục tiêu của pháp luật về kiểm soát chuyển giá cũng như của quy định pháp luật về APA trước hết là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước khỏi sự xâm hại của hành vi chuyển giá. Quy định pháp luật về APA là nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý để bảo đảm các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết được thực
hiện theo đúng giá thị trường khách quan trên cơ sở thỏa thuận giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Qua đó, Nhà nước thực hiện thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách, bảo đảm quyền thu thuế của quốc gia đối với các khoản thu nhập phát sinh trong
phạm vi cai quản của mình đồng thời kiểm soát được các giao dịch của nền kinh tế, duy trì trật tự xã hội.
Các giao dịch chuyển giá phổ biến xảy ra ở các giao dịch qua biên giới và vì thế khả năng xảy ra việc bị đánh thuế hai lần là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, quy
định pháp luật về APA cần được xây dựng theo hướng khuyến khích các thỏa thuận
song phương hoặc đa phương và dự liệu trước những xung đột có thể xảy ra khi thực hiện đàm phán các APA cũng như điều chỉnh nghĩa vụ thuế liên quan đến các APA.
Tương tự như các quy định pháp luật khác trong lĩnh vực thuế, quy định pháp luật về APA cho phép Nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước của mình để điều
chỉnh giá tính thuế hoặc ấn định mức thuế phải nộp nếu mức giá hoặc kết quả kinh doanh của người nộp thuế không phù hợp với thỏa thuận của APA hoặc người nộp thuế vi phạm các điều khoản, điều kiện đã thỏa thuận. Khi thực hiện việc điều chỉnh như vậy, quy định pháp luật về APA đã bảo đảm duy trì trật tự cơng cộng trong lĩnh vực thuế đồng thời bảo vệ được lợi ích của Nhà nước.
2.2.2 Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người nộp thuế
Quản lý thuế nói chung khơng chỉ có mục tiêu bảo đảm những quyền và lợi ích cho Nhà nước mà cịn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Quyền và lợi ích chính đáng của người nộp thuế có được trong q trình thực hiện nghĩa vụ thuế bằng việc áp dụng APA phải được quy định pháp luật về APA thừa
nhận và bảo đảm thực hiện. Chúng được bảo đảm bằng chính các quy định cụ thể, hợp lý, dễ thực hiện và đầy đủ của pháp luật về trình tự, thủ tục và các yêu cầu về nội
dung của một hồ sơ APA, để khơng chỉ tạo thuận lợi cho người nộp thuế có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế của mình bằng cơ chế APA với chi phí thấp nhất mà cịn được bảo vệ khi có xảy ra bất đồng hoặc tranh chấp với cơ quan thuế trong quá trình thực hiện APA105. Lợi ích chính đáng của người nộp thuế khi tham gia vào quan hệ APA còn được bảo vệ thông qua việc bảo đảm một số quyền năng cụ thể
như là:
Bảo đảm quyền tự do tham gia APA
Một trong những nguyên tắc cơ bản của quy định pháp luật về APA là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Theo nguyên tắc này, người nộp thuế có quyền tự do tham gia hay khơng tham gia vào chương trình APA trên cơ sở cân nhắc những lợi ích có
được khi ràng buộc vào một APA, tương tự như nguyên tắc tự do hợp đồng trong
quan hệ pháp luật dân sự. Quy định APA của Hoa Kỳ khẳng định rõ sự tham gia của người nộp thuế trong q trình APA là hồn tồn tự nguyện106 và nguyên tắc của chương trình APA là tạo ra một tiến trình tự nguyện để giải quyết các vấn đề chuyển giá.107 Ở Trung Quốc, quyền tự do hợp đồng của người nộp thuế khi tham gia vào
chương trình APA được quy định cụ thể là “trong quá trình bắt đầu thương lượng
cho đến khi ký kết APA, cả cơ quan thuế và doanh nghiệp có thể chọn để dừng hoặc kết thúc việc thương lượng.”108
Quyền tự do của người nộp thuế cịn được bảo đảm thực hiện trong q trình thương lượng hoặc quyết định đối với kết quả đàm phán APA. Theo quy định APA
của Ấn Độ, sau khi nhận đuợc thông báo của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành
105 Luật Quản lý thuế 2006 quy định việc quản lý thuế phải bảo đảm cơng khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế (Điều 4) và người nộp thuế có quyền khiếu nại với cơ quan
quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của cơng chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; cơng dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác.” (Điều 116).
106 IRS, Rev. Proc 2006-09 “Allocation of income and deductions among taxpayers”, Section 2.05.
107 IRS, tlđd 56.
việc đàm phán APA song (đa) phương [với cơ quan thuế của nước đối tác] thì người nộp thuế có quyền khơng chấp nhận thỏa thuận này. Nếu khơng chấp nhận thỏa thuận, người nộp thuế có thể tiếp tục tham gia vào một APA đơn phương hoặc rút lại hồ sơ.109
Bảo đảm quyền được bảo mật thông tin
Việc sợ bị công bố thông tin là một nhược điểm nhạy cảm và là rào cản lớn
nhất trong việc áp dụng APA đối với người nộp thuế. Hầu hết các cơ quan thuế của
các nước đã nhận biết được vấn đề này và đã có những quy định, cam kết bảo mật đến mức cao nhất trong pháp luật về APA của mình. Quy định APA của Trung Quốc
quy định rõ cả cơ quan thuế và doanh nghiệp có nghĩa vụ giữ bí mật tất cả thơng tin và tài liệu có được trong tồn bộ q trình APA. Trong các trường hợp APA khơng thành, các thơng tin, tài liệu thu được trong q trình thương lượng, đàm phán không
được sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra thuế. Theo quy định APA của Hàn
Quốc, khi một APA bị từ chối vì lý do yêu cầu APA không phù hợp, NTS sẽ trả lại tất cả hồ sơ mà người nộp thuế đã nộp. Tất cả những thông tin mà người nộp thuế đã cung cấp cho yêu cầu APA sẽ không được sử dụng cho các mục đích nào khác ngồi mục đích đánh giá và quản lý APA.110
2.2.3 Bảo đảm mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh
Cơ quan thuế và cả người nộp thuế có quyền tìm kiếm lợi ích thơng qua việc theo đuổi một APA để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nhưng sự thỏa
thuận này không được gây phương hại đến quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác. Quyền và lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội đều được pháp luật bảo vệ một cách công bằng sẽ tạo điều kiện để trật tự xã hội được duy trì, bảo đảm mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.
Sự cơng bằng về trách nhiệm nộp thuế của người nộp thuế không chỉ được thể hiện qua việc xác định đầy đủ nghĩa vụ thuế mà còn phản ánh qua cơ chế ngăn chặn và xử lý các hành vi trục lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Một khi người có nghĩa vụ nộp thuế cịn có thể thu lợi từ việc nộp thuế thì sự cơng bằng đã bị xâm hại, có thể tác động đến ý thức của những người đã tích cực và nghiêm chỉnh tuân thủ
nghĩa vụ nộp thuế. Do vậy, quy định pháp luật về APA không thể tạo ra sự ưu tiên nào cho người nộp thuế tham gia hoặc có những quy định gây bất lợi cho người nộp thuế không tham gia APA và ngăn ngừa, hạn chế được các hành vi tiêu cực cũng như xử lý nghiêm các vi phạm. Trên thực tế, không phải người nộp thuế nào cũng có đủ
109 India, Income Tax Law 2012, Điều 44 GA, khoản (8) và (9).
điều kiện hoặc có lợi ích khi tham gia vào chương trình APA nên việc tạo ra sự
chênh lệch về lợi ích giữa những người nộp thuế tham gia và khơng tham gia APA sẽ tạo sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo cơ hội cho các chủ thể có điều kiện hơn dễ dàng đạt được lợi thế cạnh tranh một cách khơng chính đáng, từ đó làm phát sinh mâu thuẫn về lợi ích trong xã hội.
Ngoài ra, quy định pháp luật về APA cũng cần phải xem xét khả năng cho phép nhiều đối tượng nộp thuế khác nhau có thể tham gia vào chương trình APA bằng những cách thức khác nhau thông qua việc phân loại APA theo nhiều quy mô
khác nhau với các mức độ yêu cầu về thủ tục và hồ sơ phù hợp cho từng loại. Đồng thời, quy định pháp luật về APA cũng phải dự liệu được các xung đột có thể xảy ra giữa các chủ thể có liên quan để xây dựng các quy định điều chỉnh cũng như cơ chế
giải quyết.