Xác định đối tượng và phạm vi áp dụng APA

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 58 - 60)

2.3 Kiến nghị xây dựng quy định pháp luật về APA

2.3.1 Xác định đối tượng và phạm vi áp dụng APA

2.3.1.1 Đối tượng áp dụng APA

Việc xác định đối tượng áp dụng APA phù hợp sẽ có ý nghĩa trong việc sử dụng tốt nhất nguồn lực của các cơ quan thuế (cũng như của người nộp thuế) phù hợp với cơ chế quản lý rủi ro của quản lý thuế.

Theo pháp luật Việt Nam, đối tượng áp dụng APA là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, là đối tượng nộp thuế của Luật thuế TNDN theo hình

thức kê khai, thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết có thể

nộp đơn đề nghị áp dụng APA trước khi thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Cụ thể

đối tượng áp dụng APA là các tổ chức, đơn vị có quan hệ liên kết trong một doanh

nghiệp, tập đoàn kinh tế hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau bao gồm cả các quốc gia, vùng lãnh thổ; các tổ chức, đơn vị có mối quan hệ là cơ sở thường trú và trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc là cơ sở thường trú tại Việt Nam và cơ sở thường trú tại nước ngồi.111

Hầu hết các nước có quy định pháp luật về APA đều quy định các điều kiện áp dụng APA. Điều kiện có thể là một ngưỡng giới hạn định tính hoặc định lượng

liên quan đến chủ thể người nộp thuế (hoặc các giao dịch liên kết). Ngoài điều kiện căn bản phải là đối tượng nộp thuế TNDN của nước sở tại thì điều kiện ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế cũng là một tiêu chí quan trọng để để chọn lọc đối tượng áp dụng APA. Theo quy định APA của Trung Quốc, hai trong ba điều

kiện để áp dụng APA là điều kiện liên quan đến đối tượng nộp thuế: một là doanh

nghiệp phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ báo cáo các giao dịch liên kết và hai là có thực hiện việc chuẩn bị, lưu giữ và cung cấp hồ sơ xác định giá thị trường hàng năm theo quy định.112 Xét ở góc độ hiệu quả, APA chỉ mang lại hiệu quả thật sự khi người nộp thuế đã sẵn sàng và có sự chuẩn bị đầy đủ. Việc chọn lọc đối tượng áp dụng theo quy

định này có thể làm cho thời gian thương lượng và xem xét APA giảm đi đáng kể.

2.3.1.2 Phạm vi áp dụng APA

Hướng dẫn của OECD không xác định phạm vi áp dụng của APA. Điểm khởi

đầu là một APA có thể được thực hiện đối với bất kỳ giao dịch thuộc phạm vi của

pháp luật trong nước về chuyển giá. Phạm vi chính xác sẽ khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, pháp luật về chuyển giá của một số quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản… chỉ áp dụng cho các giao dịch qua biên giới trong khi những quốc gia khác áp dụng bổ sung cho cả những giao dịch hoàn toàn trong nước.113 Hơn nữa, một số quốc gia áp dụng ngoại lệ đối với các giao dịch có giá trị nhỏ trong pháp luật về chuyển giá. Điểm mấu chốt là một APA sẽ không được áp dụng cho các giao dịch không nằm

trong phạm vi của pháp luật trong nước về chuyển giá hay nói một cách khác, phạm vi của quy định pháp luật về APA thuộc phạm vi của pháp luật về chuyển giá.

Nhiều quốc gia giới hạn phạm vi áp dụng APA và các giới hạn tập trung vào quy mô kinh doanh và bản chất hoặc giá trị của các giao dịch liên kết bằng cách đưa ra một ngưỡng giới hạn mà dưới mức đó giao dịch không thuộc phạm vi áp dụng

APA. Ở Trung Quốc, điều kiện đầu tiên để áp dụng APA là doanh nghiệp phải có giá trị các giao dịch liên kết hàng năm trên 40 triệu NDT (tương đương 137 tỷ VND).114 Theo Hướng dẫn APA của Malaysia thì điều kiện đối với các giao dịch áp dụng APA là giá trị doanh thu trên 100 triệu RM (tương đương 640 tỷ VND) và giá trị của giao dịch đề xuất là (i) đối với bán, nếu vượt trên 50% doanh thu, (ii) đối với mua, nếu

vượt trên 50% của tổng giá trị mua hàng, hoặc (iii) đối với các giao dịch khác, nếu

tổng giá trị vượt trên 25 triệu RM (tương đương 160 tỷ VND).115

Phạm vi áp dụng APA cụ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong q trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết trừ các giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá của pháp luật giá. Người nộp thuế được quyền lựa chọn một hoặc nhiều giao dịch liên kết

112 SAT, Implementation Measures of Special Tax Adjustment (Trial) [2009], Điều 48.2 và 48.4.

113 India, Income Tax Law 2012, Điều 10 G; NTA, Administirative Guidelines, Đoạn 5.2(1).

114 SAT, Implementation Measures of Special Tax Adjustment (Trial) [2009], Điều 48.1.

để áp dụng APA. Người nộp thuế cũng có thể gộp chung nhiều giao dịch liên kết có

tính chất phụ thuộc lẫn nhau thành giao dịch tổng thể phù hợp với thực tiễn, thông lệ kinh doanh tương ứng với chức năng, tài sản và rủi ro và phù hợp với quy định của quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá cho mục đích khai thuế.116

APA chỉ có hiệu quả đối với một số giao dịch nhất định và đàm phán APA là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian và các nguồn lực, pháp luật về APA của Việt Nam nên quy định chỉ áp dụng đối với các giao dịch qua biên giới và đặt ra các yêu cầu tối thiểu dưới các hình thức thỏa mãn giá trị tối thiểu hoặc mức độ phức tạp của các giao dịch liên kết thuộc phạm vi áp dụng APA nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phù hợp với cơ chế quản lý rủi ro của quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)