Các giải pháp bổ trợ thúc đẩy sự phát triển của APA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 86 - 149)

2.3 Kiến nghị xây dựng quy định pháp luật về APA

2.3.6 Các giải pháp bổ trợ thúc đẩy sự phát triển của APA ở Việt Nam

2.3.6.1 Nâng cao năng lực và phẩm chất của công chức quản lý thuế

Kinh nghiệm từ các nước có chương trình APA đều cho thấy khó khăn lớn nhất đối với mọi quốc gia áp dụng APA là nguồn nhân lực của cơ quan thuế. Việc

giao kết, quản lý và giám sát tuân thủ APA của người nộp thuế chỉ thực hiện được nếu có một đội ngũ cán bộ giám sát có trình độ chun mơn cao, phẩm chất đạo đức tốt và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Vì vậy, ngành thuế cần quan tâm giải quyết hai vấn đề cơ bản là tăng cường đào tạo trình độ và rèn luyện phẩm chất cho cán bộ, công chức thuế, đồng thời thúc đẩy hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế.

Khó khăn mang tính chủ quan của ngành thuế hiện nay là năng lực của cán bộ thuế. Do vậy, kể cả khi cơ quan thuế thu thập được một nguồn cơ sở dữ liệu đầy đủ thì việc sử dụng được nguồn dữ liệu đó cũng là một thách thức bởi vấn đề ngoại ngữ, khả năng phân tích tìm ra cơ sở để xác định giá giao dịch độc lập hoặc các tỷ suất lợi nhuận tương đồng. Hiện nay, ngồi Tổng Cục thuế có tổ chun trách quản lý thuế

đối với hoạt động chuyển giá, ở các Cục thuế địa phương khơng có một bộ phận

chuyên trách về chuyển giá, mà chủ yếu là cán bộ thuế phụ trách thuế TNDN kiêm nhiệm và những cán bộ thuế này cũng chưa được đào tạo bài bản về chuyến giá.180 Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải đào tạo chuyên sâu về kiểm soát chuyển giá cho cán bộ thuế từ trung ương đến địa phương và thành lập các tổ công tác về chuyển giá và APA có thể có sự tham gia của các chuyên gia về kiểm toán và phân tích kinh tế.

Bên cạnh đó, APA được đánh giá là một lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tiêu cực lớn nên hoạt động kiểm tra nội bộ ngành thuế được chú trọng sẽ phát huy được vai trò cơ bản là chọn lọc được những cán bộ tốt, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong quá trình thương lượng cũng như giám sát thực hiện các APA. Áp dụng APA nhưng công tác thanh tra, kiểm tra vẫn phải được cơ quan thuế duy trì, tiến hành

thường xuyên. Hiện nay, để giải quyết triệt để tình trạng tiêu cực, gian lận thuế, Luật Quản lý thuế sửa đổi đã kéo dài thời hạn xử lý vi phạm về thuế từ năm năm lên mười năm.181 Quy định này tạo điều kiện cho cơ quan thuế có nhiều thời gian hơn để thanh tra, kiểm tra phát hiện và truy thu thuế các trường hợp giá thoả thuận không theo giá thị trường và xử lý cán bộ thuế cố tình vi phạm thoả thuận giá trước với người nộp thuế để trục lợi.

2.3.6.2 Hình thành dịch vụ pháp lý về APA

APA là một vấn đề thuế phức tạp bao gồm những phân tích chuyên sâu về

kinh tế, tài chính và kỹ thuật, đặc biệt trong việc tìm kiếm các so sánh và thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Do vậy, cơ quan thuế và người nộp thuế có quyền mời hoặc thuê chuyên gia độc lập là những người có kỹ năng, kiến thức phù hợp với nội dung APA để tham gia thảo luận, đàm phán hoặc viết tài liệu giải trình, giải thích các vấn

đề có liên quan trong q trình giải quyết, trao đổi hoặc đàm phán APA. Hiện nay ở

Việt Nam hầu như chỉ có các cơng ty kiểm tốn quốc tế lớn là có thể thực hiện dịch vụ này hiệu quả bởi vì họ có sự hỗ trợ của một mạng lưới toàn cầu gồm những chuyên gia nhiều kinh nghiệm về xác định giá thị trường cũng như kinh nghiệm đàm

180 Dư Ngọc Bích, (2013), Chống chuyển giá và khả năng thực thi pháp luật của cơ quan thuế, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, http://my.opera.com/phannghiemlawyer/blog/2013/03/18/ - Truy cập 20/4/2004 8:45.

phán APA và của một cơ sở dữ liệu phong phú có được trong q trình hoạt động

hoặc từ các cơng ty cung cấp thông tin chuyên nghiệp.

Tuy nhiên không phải mọi đối tượng nộp thuế đều có thể tiếp cận được dịch

vụ của các công ty dịch vụ kiểm toán quốc tế này do giá dịch vụ của họ được tính

dựa trên số giờ làm việc thực tế (hoặc ước tính) của các chuyên gia. Do vậy, nếu một quy trình APA kéo dài sẽ làm phát sinh một khoản chi phí rất lớn. Hơn nữa, việc giao tiếp giữa các chuyên gia nước ngoài với các cán bộ thuế phụ trách APA cũng sẽ gặp khó khăn về vấn đề ngơn ngữ. Vì thế, Bộ Tài chính cần có giải pháp và quy định khuyến khích các chủ thể khác là các công ty tư vấn thuế, các tổ chức hành nghề luật cũng như bản thân các luật sư thuế của Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ, hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình tìm kiếm một APA cho các giao dịch liên kết. Bộ Tài chính và các cơ quan thuế có thể thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, phổ biến, cập nhật pháp luật về APA; các hội thảo chia sẻ thông tin, kinh nghiệm APA nhằm tới các chủ thể này để họ có thể tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện dịch vụ pháp lý về APA.

Kết luận Chương II

Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật và xu thế phát triển của chương trình APA của một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi cho rằng, việc xây dựng quy định pháp luật về APA là một giải pháp có nhiều ưu điểm để kiểm soát chuyển giá hiện

nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, áp dụng cơ chế này không phải là việc làm đơn giản, do vậy, để xây dựng được các quy định liên quan một cách đầy đủ và hợp lý, việc học tập kinh nghiệm APA của các quốc gia trong khu vực (Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ) cũng như các quốc gia phát triển trên thế giới (Hoa Kỳ, Canada,

Australia) là thật sự cần thiết.

Quy định pháp luật về APA ở các nước là khác nhau và mỗi nước có quy trình thực hiện APA cụ thể riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm các bước cơ bản như: tham vấn APA; người nộp thuế nộp đơn đề nghị áp dụng APA chính thức; cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, đánh giá hồ sơ APA; các bên tiến hành thương lượng và đàm phán; ký kết và giám sát thực hiện thỏa thuận.

Trong Chương này, ngoài việc nghiên cứu các vấn đề như xác định đối tượng và phạm vi áp dụng APA, làm rõ các nội dung về trình tự, thủ tục và hồ sơ APA, quy

định hiệu lực và vấn đề áp dụng hồi tố của APA, tác giả cũng đã xác định được

những yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng quy định pháp luật về APA cũng như đưa ra các đề xuất thực tế cho quy định pháp luật về APA của Việt Nam như vấn đề phí áp dụng APA, quy định APA đơn giản, cơ chế giải quyết tranh chấp, vấn đề tương thích pháp luật và các giải pháp để phát triển APA ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế - APA là một vấn đề hồn tồn mới ở Việt Nam. Hai nhóm vấn đề nghiên cứu là Những vấn đề khái quát

chung về APA và Định hướng xây dựng quy định pháp luật APA ở Việt Nam được tác

giả trình bày thành hai chương riêng biệt của Luận văn.

Trong phần mang tính chất lý luận chung của Chương I, tác giả đã làm rõ được các khái niệm APA, khái niệm quy định pháp luật về APA, tiến hành phân loại

APA theo các tiêu chí khác nhau, phân tích vai trị và các ngun tắc điều chỉnh bằng pháp luật đối với APA. Đồng thời, trên nền tảng cơ sở lý luận chung của khoa học luật, tác giả đã phân tích các nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật về APA, làm rõ các nội dung cấu thành và các căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật này. Tác giả đã dẫn chứng quy định pháp luật và các số liệu thống kê về

APA của các nước để minh họa cho quan điểm và lập luận của mình.

Trong Chương II, tác giả chứng minh APA là xu thế chung, là nỗ lực của thế giới trong việc đối phó với thực trạng chuyển giá ngày càng phổ biến, tinh vi và phức tạp, và việc ban hành quy định áp dụng APA ở Việt Nam là u cầu khách quan của cơng cuộc hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ đó,

đưa ra định hướng xây dựng quy định pháp luật về APA ở Việt Nam. Những định

hướng này được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu pháp luật và những bài học kinh nghiệm quý giá về APA của các quốc gia đi trước. Tuy nhiên, để APA phát huy hiệu lực và hiệu quả trong thực tế thì các quy định pháp luật liên quan phải được ban hành một cách chặt chẽ và đầy đủ; bảo đảm sự hài hịa về lợi ích giữa các chủ thể khác

nhau, duy trì mơi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh; tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở phân tích và so sánh quy định pháp luật về APA của các nước, tác giả đã đưa ra được những đề xuất cho việc xác định đối tượng và phạm vi áp dụng

APA cũng như xác định thẩm quyền của các cơ quan thuế đối với APA để APA có thể được áp dụng hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số vấn đề pháp lý khác như vấn đề áp dụng hồi tố, phí APA, APA cho các giao dịch đơn giản, cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến APA, vấn đề tương thích pháp luật pháp luật và các giải pháp bổ trợ khác cũng được kiến nghị để APA có thể hoạt động ổn định và phát triển trong tương lai.

APA là một đề tài mới, tác giả sẽ tiếp tục quan tâm theo dõi và tiếp thu những thành quả mới nhất của các nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước về APA và

căn cứ vào thực tiễn phát triển của nó trong thời gian tới để tiếp tục đưa ra những đề

PHỤ LỤC A – HƯỚNG DẪN APA CỦA TRUNG QUỐC TỔNG CỤC THUẾ NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC (SAT) Thông tư (Guoshuifa) [2009] Số 2 ngày 8 tháng 1 năm 2009 về “Các

biện pháp thực hiện điều chỉnh thuế đặc biệt”

(Dịch từ bản tiếng Anh của Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young)

CHƯƠNG VI:

THỎA THUẬN GIÁ TRƯỚC

Điều 46

Theo quy định tại Điều 42182 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (CITL), Điều 113183 của Nghị định hướng dẫn thi hành CITL và Điều 53184 của Nghị định hường dẫn thi hành Luật Quản lý thuế (TCALIR), một doanh nghiệp có thể tham gia vào một APA với các cơ quan thuế về các nguyên tắc định giá và các phương pháp tính tốn cho các giao dịch liên kết trong tương lai của mình. Một APA thơng thường bao gồm sáu giai đoạn là các cuộc họp tham vấn, nộp hồ sơ chính thức, xem xét và đánh giá, thương lượng, ký kết, và giám sát, thực hiện. Một APA có thể được giao kết theo một trong các hình thức: đơn phương, song phương hoặc đa phương.

Điều 47

Một hồ sơ đề nghị áp dụng APA được nhận và xử lý bởi các cơ quan thuế cấp trên của cơ quan thuế cấp quận trực thuộc thành phố hoặc khu tự trị.185

Điều 48

Một APA thông thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

1) Doanh nghiệp có giá trị các giao dịch liên kết hàng năm trên 40 triệu NDT; 2) Doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ báo cáo các giao dịch liên kết; và

3) Doanh nghiệp có thực hiện việc chuẩn bị, lưu giữ và cung cấp hồ sơ xác định giá thị trường hàng năm theo quy định.

Điều 49

Một APA thông thường áp dụng cho các giao dịch liên kết thực hiện bởi doanh nghiệp cho khoảng thời gian từ ba đến năm năm liên tục sau năm hồ sơ APA chính thức được nộp.

Việc thương lượng và ký kết một APA không làm ảnh hưởng đến việc điều tra các giao dịch liên kết được thực hiện những năm trước hoặc trong năm hồ sơ APA chính thức được nộp.

Chú thích của tác giả:

182 Điều 42 CITL: Một doanh nghiệp có thể cung cấp cho cơ quan thuế các nguyên tắc định giá chuyển giao và phương pháp tính tốn liên quan đến các giao dịch liên kết của mình và đạt được một APA với cơ quan thuế trên cơ sở đàm phán và xác nhận.

183 Điều 113 của Quy định hướng dẫn thi hành CITL, theo đó một APA theo quy định tại Điều 42 của CITL đề cập đến một thỏa thuận được ký kết giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và đàm phán lẫn nhau phù hợp với

nguyên tắc giá thị trường đối với các nguyên tắc định giá chuyển nhượng và các phương pháp tính tốn của doanh nghiệp cho các giao dịch liên kết trong tương lai.

184 Điều 53 của Quy chế thực hiện Luật Quản lý quy định rằng người nộp thuế có thể cung cấp cho cơ quan thuế có thẩm quyền các nguyên tắc định giá và phương pháp tính tốn các giao dịch liên kết của nó, và theo đó cơ quan thuế thẩm quyền có thể tiếp cận với vấn đề chuyển giá trước với người nộp thuế sau khi kiểm tra, phê duyệt và giám sát việc thực hiện thỏa thuận của người nộp thuế.

Nếu các giao dịch liên kết được thực hiện trong năm nộp hồ sơ hoặc những năm trước đó giống hoặc tương tự như các giao dịch liên kết được đề nghị bao gồm APA, theo đề nghị của doanh nghiệp và được sự chấp thuận của cơ quan thuế, các nguyên tắc chuyển giá và các phương pháp tính tốn của APA có thể được áp dụng để đánh giá và điều chỉnh cho các giao dịch liên kết được thực hiện cho năm nộp hồ sơ chính thức hoặc những năm trước đó.

Điều 50

Trước khi nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức, các doanh nghiệp phải gửi một văn bản trình bày dự định của mình cho các cơ quan thuế. Căn cứ vào đó, các cơ quan thuế sẽ tiến hành một cuộc họp tham vấn để thảo luận với doanh nghiệp về các nội dung có liên quan và khả năng có được một APA theo đề nghị của doanh nghiệp, và chuẩn bị “Biên bản họp

APA”. Cuộc họp tham vấn có thể được thực hiện trên cơ sở ẩn danh.

1) Doanh nghiệp đề nghị một APA đơn phương phải gửi một văn bản trình bày dự định của mình cho các cơ quan thuế. Trong cuộc họp tham vấn, các cơ quan thuế và các doanh nghiệp cần thảo luận các vấn đề sau:

1. Các năm thuế trong thời hạn APA;

2. Các bên liên kết và các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA;

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm vừa qua; 4. Các phân tích chức năng, rủi ro của các bên liên kết thuộc phạm vi APA;

5. Có sử dụng các điều khoản của APA để giải quyết các vấn đề chuyển giá của những năm trước đây hay không;

6. Bất kỳ những vấn đề khác cần làm rõ.

2) Doanh nghiệp đề nghị một APA song phương hoặc đa phương phải đồng thời gửi một văn bản trình bày dự định của mình cho SAT và cho các cơ quan thuế của các quốc gia liên quan. SAT sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn với doanh nghiệp. Nội dung thảo luận trong cuộc họp tham vấn ngoài những nội dung đã nêu ở phần trên còn là:

1. Tình trạng của đề nghị cuộc họp tham vấn đối với cơ quan thuế của quốc gia có liên

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 86 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)