Sự cần thiết phải xây dựng quy định pháp luật về APA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 53 - 55)

2.1 Khái quát về chuyển giá ở Việt Nam

2.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng quy định pháp luật về APA ở Việt Nam

2.1.3.1 Nhiệm vụ kiểm soát chuyển giá của ngành thuế trong giai đoạn hiện nay

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy kiểm sốt chuyển giá khơng hề dễ dàng, kể cả ở những nước phát triển. Ở nước ta, mặc dù ngành thuế đã có nhiều nổ lực trong việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý để kiểm soát chuyển giá song thanh tra chuyển giá khơng phải đã hết khó khăn. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2005– 2009, công tác thanh tra chuyển giá ít được tiến hành, gần như khơng có điều chỉnh về giá của các giao dịch liên kết. Qua công tác thanh tra, một số vụ chuyển giá đã xử lý được nhưng chủ yếu là dùng biện pháp hành chính (ví dụ như thu hồi đất trong vụ

một số doanh nghiệp chè Lâm Đồng) chứ chưa dùng công cụ giá giao dịch độc lập để xử phạt doanh nghiệp chuyển giá.103

Chỉ sau khi Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012–2015 được triển khai, ngành thuế mới chú trọng hơn tới phân tích rủi ro,

tăng cường thanh tra chuyển giá. Chương trình xác định rõ là trong thời gian tới cơ quan thuế sẽ tập trung lực lượng tăng cường công tác thanh tra các đối tượng rủi ro,

được đánh giá bằng những tiêu chí được xây dựng cụ thể, trong đó trọng tâm là

những doanh nghiệp kê khai lỗ triền miên nhưng vẫn mở rộng đầu tư, các trường hợp nâng giá vốn đầu tư thông qua tài sản hữu hình, các giao dịch thương mại điện tử

xuyên biên giới. Phấn đấu tỷ lệ thanh tra chuyển giá chiếm 20% tổng số các cuộc thanh tra được thực hiện, nghiên cứu các giải pháp quản lý đối với hoạt động chuyển giá đã được các nước áp dụng có hiệu quả … Những nhiệm vụ đặt ra cho ngành thuế của Chương trình này đã thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc huy động mọi nguồn lực, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động chuyển giá; tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

2.1.3.2 Yêu cầu hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Một trong những yêu cầu đặt ra cho ngành thuế hiện nay là phải tiếp tục hiện

đại hóa cơng tác quản lý thuế trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng

vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Công tác quản lý thuế phải được tiếp tục hoàn thiện về thẩm quyền, biện pháp quản lý để phù hợp hơn với các chuẩn mực, thơng lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường hiệu quả và hiệu lực của quản lý thuế.

Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Australia … đă cho áp dụng thành công cơ chế APA như là một biện pháp hữu hiệu đối phó với tình

trạng chuyển giá và APA cũng đã lần lượt được giới thiệu tại các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Ấn Độ. Ở Việt Nam, thời gian qua, một số nhà đầu tư nước ngoài như Intel, Samsung … đă có kiến nghị Chính phủ cho áp dụng cơ chế APA đối với các giao dịch trong tập đoàn để xác định thu nhập chịu thuế tại Việt Nam.104 Việc đưa cơ chế APA áp dụng trong quản lý thuế để kiểm soát chuyển giá là đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam và phù hợp với xu hướng hội nhập, thống nhất, đồng bộ với pháp luật quốc tế.

103 UBTV Quốc hội – Viện Nghiên cứu Lập pháp, (2012), Thông tin chuyên đề: Kinh nghiệm một số nước về hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế (Tài liệu tham khảo phục vụ kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII), tr.8.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về thỏa thuận trước phương pháp xác định giá tính thuế trong các giao dịch liên kết (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)