7. Cấu trúc luận văn
3.4. Các giải pháp chủ yếu
3.4.1. Giải pháp về quy hoạch
Tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề và CCN làng nghề trên địa bàn Từ Sơn và toàn tỉnh tới năm 2020 gắn với chƣơng trình “Mỗi làng một nghề” và việc xây dựng nông thôn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cần xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất của toàn tỉnh trong đó ƣu tiên phát triển các làng nghề, ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ và công tác xử lý môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững.
Xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, CCN làng nghề cần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nhƣ phát triển hệ thống giao thông, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, đầu tƣ phát triển hệ thống cấp thoát nƣớc và hệ thống thông tin liên lạc, quy hoạch các bãi chôn lấp xử lý rác hợp vệ sinh, cũng nhƣ quy hoạch nguồn nguyên liệu và định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ 100% kinh phí quy hoạch phát triển làng nghề gắn với văn hoá thủ công, du lịch.
Thiết kế vùng đệm cách ly hợp lý, dành một diện tích nhất định trồng cây xanh nhằm làm giảm cũng nhƣ sự phát tán ô nhiễm ra môi trƣờng xung quanh, đảm bảo vệ sinh công nghiệp khi tiến hành quy hoạch khu sản xuất và khu dân cƣ.
3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Các ban ngành của tỉnh kết hợp với các cơ sở sản xuất làng nghề cần đánh giá lại công nghệ và sản phẩm truyền thống, những nét độc đáo bằng đúc kết, phân tích trên cơ sở khoa học, từ đó có chính sách bảo tồn. Những công nghệ, sản phẩm lạc hậu không còn phù hợp nữa thì thay thế bằng công nghệ và sản phẩm mới.
Khuyến khích các cơ sở kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ mới để làm tăng độ tinh xảo và hiện đại của sản phẩm, nhƣ xây dựng trung tâm xử lý gỗ để sản phẩm phù hợp với các điều kiện thời tiết và khí hậu ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Do khả năng về vốn của các cơ sở tại các làng nghề còn hạn chế nên cần lựa chọn những công nghệ phù hợp, cần ít vốn đầu tƣ, sử dụng nhiều lao động nhƣng ít gây ô nhiễm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc lựa chọn công nghệ và đổi mới công nghệ sản xuất cho các làng nghề cần đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ, và có bƣớc đi hợp lý phù hợp với năng lực về vốn và tay nghề của ngƣời lao động. Các ngành nghề thủ công truyền thống cần coi trọng
3.4.3. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng và đảm bảo cho sự phát triển của các làng nghề. Do vậy, Nhà nƣớc cần có các cơ chế tài chính - tín dụng cho phát triển nghề và các làng nghề. Các chính sách này cần ƣu tiên làm tăng tích lũy đầu tƣ phát triển sản xuất, cũng nhƣ giúp các làng nghề vƣợt qua những giai đoạn khó khăn nhƣ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, khả năng tiếp cận các nguồn vốn, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho sản xuất làng nghề, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng.
Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh trong các làng nghề lập hố sơ, thủ tục, tƣ vấn lập dự án khả thi, để cho các cơ sở nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất. Điều chỉnh về định mức vay, lãi suất, thời hạn vay cho phù hợp với đối tƣợng và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Việc vay vốn để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ, đầu tƣ xử lý môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên thủ công đầu trong chính sách cho vay.
Cần ƣu tiên nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc để hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng cho làng nghề, sự ƣu tiên này cần tập trung vào các cơ sở có quy mô lớn sử dụng nhiều lao động, sản xuất sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, ngân thủ công nông nghiệp phát triển nông thôn của Sở Công Thƣơng để phát triển sản xuất. Đồng thời, lập các đề án để các làng nghề tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỉnh hỗ trợ vốn đầu tƣ để bảo tồn các làng nghề truyền thống theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.
Tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Hệ thống ngân thủ công địa phƣơng cần cải tiến và đa dạng thủ công phƣơng thức cho vay, các xã nên thành lập quỹ bảo hành tín dụng để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất vay vốn phát triển và giải quyết một phần khó khăn khi thế chấp vay vốn.
3.4.4. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh cho làng nghề trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh toàn cầu thủ công và hội nhập ngày càng tăng đòi hỏi phải nâng cao số lƣợng chất lƣợng nguồn nhân lực. Đây là điều kiện cơ bản để đào tạo đội ngũ có tay nghề, có trình độ ở các làng nghề. Do đó, các giải pháp đề ra đối với Từ Sơn:
Từ các nguồn vốn Trung Ƣơng và của tỉnh mở các lớp hƣớng dẫn kỹ thuật, dạy nghề tại chỗ vừa nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động vừa thu hút các lao động thuần nông tham gia. Kinh phí cho các hoạt động này giao cho Trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh quản lý và tổ chức thực hiện.
Chính quyền các xã đảm bảo mặt bằng, nguyên liệu, máy móc trang thiết bị và cho các cơ sở, lao động địa phƣơng đăng ký kế hoạch đào tạo và mở lớp thủ công năm. Tỉnh và huyện có chính sách hỗ trợ thu mua các sản phẩm và tiêu thụ để có vốn duy trì thực hiện chƣơng trình.
Các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh triển khai các chƣơng trình thiết thực với các làng nghề. Các ban ngành nhƣ Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Sở Công Thƣơng, Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm kiểm định, kiểm tra chất lƣợng đối với các cơ sở này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết hợp dạy nghề với nâng cao dân trí, học vấn cho ngƣời lao động trong làng nghề. Thời gian vừa qua, nhiều em học sinh tham gia phụ giúp gia đình tăng thu nhập và nhiều gia đình đã cho con em nghỉ học để làm nghề. Mặc dù số lao động trẻ rất giỏi tay nghề song sự hạn chế về trình độ sẽ là trở ngại lớn khi mở rộng sản xuất, buôn bán trao đổi với nƣớc ngoài.
Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức về quản lý, kiến thức về kinh tế thị trƣờng cho đội ngũ cán bộ quản lý và chủ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề. Việc bồi dƣỡng kiến thức phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần quan tâm tới các kiến thức pháp luật có liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề, nhất là kiến thức về luật kinh tế, luật lao động, luật doanh nghiệp, luật bảo vệ môi trƣờng để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có cơ sở pháp lý vững vàng khi tham gia vào các tổ chức kinh tế, thƣơng mại trong nƣớc, khu vực và trên thế giới.
Tiếp tục hỗ trợ, động viên và tôn vinh những nghệ nhân, những ngƣời thợ có bàn tay vàng để họ sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo, đồng thời truyền nghề, bí quyết nghề cho các thế hệ mai sau.
Cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho những ngƣời bị thu hồi đất trên 35 tuổi mà chƣa đƣợc tham dự lớp bồi dƣỡng nghề hoặc đào tạo nghề.
3.4.5. Giải pháp về thị trƣờng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, việc tìm kiếm,mở rộng và đa dạng thủ công thị trƣờng là nhân tố có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xúc tiến thƣơng mại của Từ Sơn, của tỉnh Bắc Ninh, cũng nhƣ của chính phủ trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ quốc tế và tiếp cận các thị trƣờng mới.
Đầu tƣ xây dựng các khu trƣng bày giới thiệu sản phẩm của các làng nghề tại thành phố Bắc Ninh , tạo điều kiện quảng bá giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong quy hoạch chi tiết các CCN, điểm công nghiệp làng nghề cần dành một diện tích hợp lý để bố trí xây dựng khu trƣng bày để quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm của ngay chính làng nghề, ngành nghề ấy.
Hỗ trợ 50% kinh phí cho các doanh nghiệp cơ sở sản xuất tại nông thôn tham gia hội chợ triển lãm thƣơng mại ở nƣớc ngoài, hỗ trợ 100% kinh phí cho mỗi làng nghề khi tham gia hội trợ triển lãm thƣơng mại trong nƣớc.
Thành lập hiệp hội làng nghề, nhƣ hội sắt thép, hội gỗ, hội dệt để tăng sức mạnh trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Các cơ quan thƣơng mại thuộc Trung ƣơng và tỉnh cần tăng cƣờng thông tin dự báo thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đầy đủ, kịp thời cho làng nghề. Tạo mọi điều kiện cho làng nghề nâng cao sức cạnh tranh để hòa nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới.
Các ban ngành của Bắc Ninh và Từ Sơn đẩy mạnh hỗ trợ cho các làng nghề thực hiện các dự án công nghệ thông tin, xây dựng trang web đế đăng tải thông tin và quảng bá sản phẩm làng nghề đồng thời mở rộng hình thức kinh doanh thƣơng mại điện tử.
3.4.6. Giải pháp về quản lí và bảo vệ môi trƣờng
Tiến hành tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh chung thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tạo điều kiện cho cán bộ và ngƣời dân làng nghề nắm đƣợc nội dung cơ bản và có chế tài phù hợp để các làng nghề thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trƣờng, cụ thể là thông tƣ số 25/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Quy chế bảo vệ môi trƣờng làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh số 48/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Cần thành lập bộ phận chuyên trách về môi trƣờng và lập quỹ bảo vệ môi trƣờng ở các làng nghề, nguồn kinh phí chủ yếu dựa trên sự đóng góp của các cơ sở sản xuất và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và tổ chức trong và ngoài nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhà nƣớc tăng cƣờng nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí để chuyển giao công nghệ xử lý chất thải cho các cơ sở làng nghề ứng dụng nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở một số khu vực có mức độ ô nhiễm cao.
Sở khoa học công nghệ thiết kế hỗ trợ các cơ sở sản xuất lắp đặt các chụp khí tại các nguồn phát thải khí gây ô nhiễm nhƣ bộ phận đúc thép, cán thép, nâng cao ống khói lò nung tạo diều kiện cho quá trình pha loãng khí ô nhiễm.
Nƣớc thải của một số làng nghề cần đƣợc đƣa qua bộ phận xử lý sơ bộ nhƣ bể lắng, hố ga nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Với các chất thải rắn nhƣ sỉ than, sỉ sắt cần đƣợc thu gom tập kết và xử lý tránh tình trạng đổ bừa bãi ven sông.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới, ít chất thải. Bảo dƣỡng máy móc theo định kỳ, kiên quyết thay thế máy mọc đã cũ, lạc hậu, đồng thời chú ý trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 3
1. Định hƣớng phát triển làng nghề Từ Sơn đƣợc luận văn đề xuất trên cơ sở mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đƣa Bắc Ninh thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội Từ Sơn giai đoạn 2011 - 2015.
2. Một số quan điểm trong việc xác định phƣơng hƣớng phát triển làng nghề Từ Sơn đƣợc đề cập là: Gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới; gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, liên kết chặt chẽ với công nghiệp và đô thị, phát triển theo xu thế hội nhập với khu vực và thế giới. Kết hợp hài hòa nhiều quy mô, hình thức tổ chức, kết hợp công nghệ truyền thống, thủ công và cơ khí; đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm ở nông thôn theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”; quy hoạch xây dựng CCN làng nghề để tạo động lực cho các ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn phát triển; gắn với đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chƣơng trình “mỗi làng một nghề”. Chú trọng các mô hình làng nghề phát triển bền vững, đi đôi với việc bảo tồn các di sản văn thủ công truyền thống, bảo vệ môi trƣờng sống cho cộng đồng dân cƣ.
3. Định hƣớng phát triển các ngành nghề mới trên địa bàn Từ Sơn cho giai đoạn tiếp theo đƣợc xác định nhƣ là: phát triển làng nghề tại những làng đã từng có nghề; phát triển nghề tại những địa phƣơng có khả năng phát triển nghề phi nông nghiệp. Định hƣớng phát triển các ngành nghề gắn liền với định hƣớng quy hoạch ba tiểu vùng nghề.
4. Để thực hiện các mục tiêu phát triển làng nghề Từ Sơn theo hƣớng công nghiệp hoá nông thôn và phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp khác nhau. Trong đó, giải pháp quy hoạch phát triển làng nghề, CCN làng nghề là một trong những giải pháp mang tính tổng thể, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. các nhóm giải pháp khác đƣợc đề cập bao gồm: Giải pháp về vốn, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giải pháp về thị trƣờng và giải pháp về quản lí và bảo vệ môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Sự hình thành và phát triển làng nghề là tất yếu khách quan, gắn bó hữu
cơ với nông nghiệp và nông thôn. Đối với cả nƣớc, tỉnh Bắc Ninh và Từ Sơn, phát triển làng nghề có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn. Sự phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp và của các làng nghề đã có vai trò tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho ngƣời lao động ở nông thôn. Mặt khác, sự phát triển này đã kéo theo sự phát triển của nhiều dịch vụ liên quan và tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động nông nhàn ở nông thôn. Và góp phần quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.