Tiềm năng phát triển các làng nghề ở Từ Sơn

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 62 - 136)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.Tiềm năng phát triển các làng nghề ở Từ Sơn

2.1.1. Vị trí địa lý

Từ Sơn nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, phía nam tỉnh Bắc Ninh. Diện tích tự nhiên là 61,3 km2

đứng thứ tám và mật độ dân số cao nhất trong toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê, năm 2008 dân số có đến 31 tháng 12 là 133.209 ngƣời, mật độ dân số là 2.172 ngƣời/km2. Từ Sơn có 10 phƣờng và 1 thị trấn đơn vị hành chính. Từ Sơn là cửa ngõ phía bắc và cách thủ đô Hà Nội 18 Km. Trên địa bàn có quốc lộ 1A, 1B và tuyến đƣờng sắt chạy qua. Những tuyến đƣờng này đều là huyết mạch giao thông quan trọng từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn.

Về địa giới hành chính: phía Bắc giáp huyện Yên Phong, với dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới; phía Đông giáp huyện Tiên Du; phía Tây giáp huyện Đông Anh (Hà Nội); Phía Nam giáp quận Gia Lâm (Hà Nội). Nhìn chung Từ Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thông vận tải phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của các làng nghề nói riêng [21].

2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1.Địa hình và đất đai

Từ Sơn có địa hình bằng phẳng. Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cƣờng độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển mạng lƣới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lƣới khu dân cƣ, các KCN, CCN.

Từ Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 6133,23 héc ta (chiếm 7,64% diện tích tự nhiên của tỉnh), diện tích tự nhiên bình quân trên đầu ngƣời 0,05 héc ta, đây là mức thấp nhất so với toàn tỉnh. Các xã có làng nghề nhƣ Đồng Quang, Phù Khê, Hƣơng Mạc, Châu Khê..thì diện tích đất có hạn nên chủ yếu sử dụng làm mặt bằng sản xuất làm nghề, đất sản xuất nông nghiệp rất ít.

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất ở Từ Sơn

Loại đất \ Năm 2006 2007 2008 Héc ta % Héc ta % Héc ta % 1. Nông nghiệp 3605,54 58,79 3170,16 51,7 3158,97 51,52 2. Lâm nghiệp 2,89 0,05 2,89 0,05 1,34 0,02 3. Chuyên dùng 2503,96 40,83 2939,34 47,92 2952,09 48,13 4. Chƣa sử dụng 20,84 0,33 20,84 0,33 20,83 0,33 Tổng 6133,23 100 6133,23 100 6133,23 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Từ Sơn)

Qua bảng 2.1 về cơ cấu sử dụng đất của Từ Sơn, chúng ta thấy cơ cấu sử dụng đất đang thay đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chƣa sử dụng, trong đó đất nông nghiệp giảm mạnh cả về quy mô và cơ cấu đất chuyên dùng và thổ cƣ tăng mạnh. Đất chuyên dùng có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Từ Sơn, đặc biệt là đối với sự phát triển các ngành nghề công nghiệp thủ công nghiệp nông thôn.

Trƣớc tình hình phát triển kinh tế nhƣ hiện nay, việc tăng lên của diện tích đất chuyên dùng chủ yếu lấn sang đất sản xuất nông nghiệp là không tránh khỏi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 120629 123874 127387 133209 1.32 1.54 1.47 1.62 114000 116000 118000 120000 122000 124000 126000 128000 130000 132000 134000 136000 2002 2004 2006 2008 Năm N gƣ ời 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 % Dân số Tỷ lệ gia tăng tự nhiên

2.1.2.2. Khí hậu, thời tiết và sông ngòi

Khí hậu và thời tiết của Từ Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm với hai mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trƣớc kết thúc tháng 4 năm sau, mùa mƣa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Ngoài ra Từ Sơn vào các tháng mùa hạ còn bị ảnh hƣởng của gió bão kèm theo mƣa lớn kéo dài nhiều ngày gây ngập úng cho một số vùng trũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của dân cƣ. Vào mùa đông đôi khi có sƣơng muối xuất hiện ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm thời tiết khí hậu nhƣ trên đã ảnh hƣởng đến sản xuất của các làng nghề và ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm mộc mỹ nghệ.

Từ Sơn không có các sông lớn chảy qua, chỉ có sông Ngũ Huyện Khê chảy qua, rộng từ 100-150m với lƣu lƣợng nƣớc vừa phải và nhiều sông nhỏ, kênh rạch đáp ứng đủ nguồn nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất của các làng nghề.

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Hình 2.1: Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên Từ Sơn 2002 - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ hình 2.1 ta thấy, dân số và tỷ lệ gia tăng dân số ở Từ Sơn trong giai đoạn trên tăng, khác với tình hình phát triển dân số nƣớc ta quy mô dân số tăng trong khi tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu hƣớng giảm. Với đặc điểm dân số nhƣ trên, Từ Sơn có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, dân số trong độ tuổi lao động là 79.746 ngƣời chiếm 60,8% trong tổng số dân [8], là thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế cũng nhƣ phát triển sản xuất kinh doanh các làng nghề. Tuy nhiên, với quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Năm 2008 tỷ lệ thị dân của Từ Sơn là 26,4%, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm phần lớn tỷ lệ 73,6% [8]. Đây là nguồn lao động dồi dào cung cấp cho hoạt động sản xuất của các làng nghề, nhƣng cũng là sức ép lớn đến giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho dân cƣ ở nông thôn.

Bảng 2.2: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đƣợc đào tạo (01/04/2009)

Đơn vị Tổng số Chƣa đào tạo Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng, đại học và trên đại học Ngƣời 104147 88199 2373 6030 7545 % 100 84,7 2,3 5,8 7,2 (Nguồn: [9])

Theo bảng 2.2 chất lƣợng nguồn nhân lực của Từ Sơn vẫn còn thấp, dân số chƣa qua đào tạo nghề là 88199 ngƣời chiếm 84,7%, dân số qua đào tạo nghề sơ cấp là 2373 ngƣời chiếm 2,3%, dân số qua đào tạo nghề trung cấp và trung học chuyên nghiệp là 6030 ngƣời chiếm 5,8%, còn dân số qua cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học là 7545 ngƣời chiếm 7,2% trong tổng số. Nhƣ vậy, tổng số dân đƣợc đào tạo ở tất cả các trình độ mới chỉ chiếm 15,3%, điều này phản ánh đa số các lao động ở Từ Sơn phù hợp với các công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc đòi hỏi về sức khoẻ là chính. Vì vậy, Từ Sơn vừa phải lựa chọn phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đồng thời phải xây dựng chiến lƣợc đào tạo, nâng cao trình độ cho ngƣời lao động. Đây cũng là đặc điểm chung của các đơn vị hành chính trong tỉnh Bắc Ninh.

2.1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật - Cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Từ Sơn đƣợc đầu tƣ xây dựng rất lớn. Có nhiều CCN đã và đang đƣợc xây dựng, giao thông thuỷ lợi và các trạm y tế, trƣờng học đƣợc xây mới và cải tạo khá nhiều. Các CCN làng nghề và đa nghề theo quy hoạch đã đƣợc duyệt và đang đƣợc hoàn thành, đƣa vào sử dụng nhƣ: Đồng Kỵ, Tƣơng Giang, Đình Bảng, Châu Khê.

Giao thông: Từ Sơn có hệ thống đƣờng bộ tƣơng đối hoàn chỉnh quốc lộ 1A có chiều dài 8km, quốc lộ 1B dài 4 km, đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Đƣờng liên xã, trục thôn, ngõ xóm hầu hết đƣợc bê tông hoá.

Thuỷ lợi: Đê sông Ngũ Huyện Khê đƣợc nâng cấp và rải phối đƣợc 36 km mặt đê đảm bảo an toàn mùa mƣa lũ và thuận lợi giao thông các xã có đê.

Điện và thông tin bƣu điện: Hiện nay 100% số thôn ở Từ Sơn đều có điện tiêu dùng và sản xuất, với 35 km đƣờng dây cao thế 220 kv, 35 kv, 153 km đƣờng dây cao thế 10 kv, 214 trạm biến áp, hạ áp. Tuy nhiên, thiết bị đƣờng dây nhiều tuyến quá cũ xuống cấp nghiêm trọng gây tổn hao điện năng lớn dẫn đến giá bán điện cho hộ còn ở mức cao. Đặc biệt, hiện nay tình trạng cắt điện luân phiên đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh ở các làng nghề.

Từ Sơn có 27015 máy điện thoại thuê bao năm 2008, bình quân 20 máy/100 ngƣời dân và mạng lƣới điểm bƣu điện văn hoá rộng khắp góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và sản xuất kinh doanh làng nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Y tế: Tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật, nhƣng ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc khám chữa bệnh cho ngƣời dân.

Giáo dục - đào tạo: Phát triển khá toàn diện, bao gồm mạng lƣới các trƣờng học từ mẫu giáo tới trung học, các trƣờng cao đẳng, trung cấp và trƣờng Đại học Thể dục thể thao Trung ƣơng I, đáp ứng nhu cầu học tập, học nghề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực địa phƣơng.

2.1.3.3. Đường lối chính sách

Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích khu vực này phát triển. Đó là cơ sở để các đơn vị hành chính trong toàn tỉnh (trong đó có Từ Sơn) xây dựng kế hoạch khuyến khích khôi phục, mở rộng và phát triển các làng nghề.

Một năm sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/05/1998 về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên nƣớc ta có chủ trƣơng quy hoạch các CCN làng nghề . Điều này thể hiện qua Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 về xây dựng và phát triển KCN, CCN làng nghề của tỉnh uỷ Bắc Ninh. Tiếp theo đó Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi để tăng sức hấp dẫn với các nhà đâu tƣ trong và ngoài nƣớc, các nhà đầu tƣ khi vào Bắc Ninh đƣợc tạo điều kiện thuê đất với mức giá thấp nhất theo khung giá đất KCN do tỉnh quy định.

Bốn năm sau khi có Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/05/2001, số lƣợng các CCN làng nghề đƣợc xây dựng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do chƣa có những quy định cụ thể nên đã xuất hiện các mô hình quản lý khác nhau. Để khắc phục những tồn tại này, ngày 10/10/2005 UBND đã ra quyết định 128/QĐ-UB ban hành Quy chế quản lý các KCN vừa và nhỏ, CCN làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các khoá XV, XVI, XVII đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Sau khi có Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính Phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp ngày 18/11/2004, kèm theo đó là một loạt các quyết định, nghị quyết khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Những chủ trƣơng, chính sách này là cơ sở thuận lợi để Từ Sơn hoạch định những chƣơng trình hành động thích hợp, nhằm khơi dậy và phát huy những tiềm năng của địa phƣơng phát triển các làng nghề truyền thống gắn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện dại hoá nông nghiệp,nông thôn.

2.1.3.4. Thị trường tiêu thụ

Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý, thị trƣờng các làng nghề Bắc Ninh nói chung, Từ Sơn nói riêng đang từng bƣớc mở rộng và quan hệ khá chặt chẽ với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Ở thị trƣờng nội địa, sản phẩm của làng nghề Từ Sơn làm ra không những tiêu thụ trong vùng mà còn tiêu thụ trên phạm vi cả nƣớc. Đó là các mặt hàng đồ gỗ, dệt, sắt thép.. Các loại sản phẩm này đều có nhu cầu tiêu dùng rất lớn bởi vì đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao.

Thị trƣờng xuất khẩu, về lâu dài, sẽ là thị trƣờng quan trọng nhất. Trƣớc đây, những sản phẩm của làng nghề Từ Sơn nói riêng,của Bắc Ninh và nƣớc ta nói chung chủ yếu đƣợc xuất khẩu đi các nƣớc Đông Âu và Liên xô. Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, các làng nghề đã nhạy bén thay đổi mẫu mã, kiểu cách và nâng cao chất lƣợng hàng hoá. Hiện nay các sản phẩm của làng nghề Từ Sơn đã thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu có chất lƣợng tăng nhanh, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham gia xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Đức, Canađa..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự thu hút ngày càng đông khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tạo ra những khả năng mới trong mở rộng thị trƣờng cho làng nghề. Tuy nhiên, những biến động trong nền kinh tế thế giới năm 2008, 2009 cũng có những tác động tiêu cực đến sự phát triển làng nghề. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã sôi động trở lại.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỪ SƠN 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề ở Từ Sơn 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các làng nghề ở Từ Sơn

Từ Sơn là trung tâm công nghiệp và là điểm sáng về phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, làng nghề ở Từ Sơn cũng nhƣ ở Bắc Ninh đã tồn tại và phát triển lâu dài trong lịch sử. Cũng nhƣ làng nghề nƣớc ta nói chung, làng nghề tỉnh Bắc Ninh nói riêng làng nghề ở Từ Sơn cũng biến động thăng trầm cùng với lịch sử đất nƣớc. Qua các tài liệu và phỏng vấn các đồng chí cán bộ chủ chốt ở các xã phƣờng trên địa bàn nghiên cứu tác giả đã có cái nhìn khái quát về sự hình thành và phát triển làng nghề ở Từ Sơn. Làng nghề ở Từ Sơn bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới (theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Những làng nghề đã tồn tại hàng nghìn năm nhƣ làng chạm khắc gỗ Phù Khê, làng đƣợc thành lập từ thời An Dƣơng Vƣơng xây thành Cổ Loa, làng nghề mộc chạm khảm Hƣơng Mạc, làng Kim Thiều thuộc xã Hƣơng Mạc, Từ Sơn - một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khác gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh. Theo khẩu truyền của ngƣời dân trong làng, ngay từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128) đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh Thời Lý) để xem xét phòng tuyến Nhƣ Nguyệt trên sông Cầu chống giặc Tống. Vua nghe tiếng làng Mạc có nghề chạm khắc gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng. Thế rồi, nghệ nhân làng Mạc nhận mẫu chạm khắc rồi kết hợp với các nhóm thợ khảm trai làng Chuôn (Hà Tây). Nhiều đồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gỗ nhƣ tủ, sập, câu đối, ghế... đã khảm trai trƣớc khi tiến cung. Nghề chạm

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 62 - 136)