Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 105 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Quan điểm phát triển

Phát triển các làng nghề trên địa bàn Từ Sơn từ năm 2010 đến 2015, tầm nhìn đến 2020 cần phải dựa trên một số quan điểm sau:

- Một là: Phải gắn với mục tiêu cơ bản của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII về xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và gắn với mục tiêu Đại hội Đảng bộ Từ Sơn lần thứ XV, XVI. Đồng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đáp ứng đƣợc các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/ QĐ - TTg ngày 14 tháng 06 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

- Hai là: phát triển các làng nghề phải gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp. Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời phải đặt trong mối liên kết chặt chẽ với công nghiệp và đô thị, phát triển theo xu thế hội nhập với khu vực và thế giới. Kết hợp hài hòa nhiều quy mô, hình thức tổ chức, kết hợp công nghệ truyền thống, thủ công và cơ khí.

- Ba là: phát triển làng nghề là giải pháp quan trọng để tạo công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, với phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”; nhằm thúc đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Bốn là: gắn phát triển nông thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới với việc quy hoạch xây dựng các KCN vừa và nhỏ, CCN làng nghề để tạo động lực cho các ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn phát triển.

- Năm là: phát triển làng nghề gắn với đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chƣơng trình “mỗi làng một nghề”. Chú trọng các mô hình làng nghề phát triển bền vững, đi đôi với việc bảo tồn các di sản văn thủ công truyền thống, bảo vệ môi trƣờng sống cho cộng đồng dân cƣ.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 105 - 106)