7. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Định hƣớng hình thành các tiểu vùng chủ yếu
Trên cơ sở quy hoạch các CCN làng nghề, hiện trạng và khả năng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh nói chung và của Từ Sơn nói riêng, chúng tôi dự kiến hình thành các tiểu vùng nghề trên địa bàn Từ Sơn nhƣ sau:
* Tiểu vùng sản xuất mộc mỹ nghệ Tam Sơn, Đồng Nguyên, Đồng Kỵ, Trang Hạ, Hương Mạc, Phù Khê.
Những năm vừa qua sản phẩm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đang là mặt thủ công có thế mạnh, sản xuất phát triển. Hƣớng phát triển của các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ là đẩy mạnh đầu tƣ đổi mới thiết bị ở một số công đoạn sản xuất nhƣ xẻ gỗ, đánh bóng, bào phẳng diện rộng, ép, sơn và công nghệ xử lý nguyên liệu trƣớc, trong khâu gia công. Có thể tổ chức theo hình thức tập trung ở mỗi thôn để khắc phục tình trạng cong, vênh do thời tiết, chú ý phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở Tây Âu, Bắc Mỹ.
Hiện nay các chính sách kiểm soát ngặt nghèo xuất xứ nguyên liệu gỗ nhằm bảo tồn rừng tự nhiên của tất cả các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ các nƣớc có nền kinh tế phát triển khác. Hƣớng chính là chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lƣợng cạnh tranh của sản phẩm truyền thống, giữ một bộ phận sản xuất chuyên sâu đáp ứng các nhu cầu thị trƣờng truyền thống, đồng thời chuyển dần sang các sản phẩm bằng gỗ công nghiệp, gỗ trồng hay còn gọi là các sản phẩm phi gỗ rừng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
* Tiểu vùng sản xuất sắt thép và thương mại Châu Khê, Đình bảng, Tân Hồng
Các làng nghề sản xuất sắt thép tiếp tục tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lý ô nhiễm môi trƣờng. xây dựng thƣơng hiệu và đăng ký chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn Nhà nƣớc. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất thép xây dựng, mở rộng các sản phẩm nhƣ thép hợp kim, thép làm nguyên liệu sản xuất các phụ tùng máy…
Các làng nghề thƣơng mại nhƣ Phù Lƣu, Đình Bảng. Cần có chính sách khuyến khích để phát triển các làng nghề này. Khuyến khích mở rộng các hình thức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các cá nhân liên kết trong cung ứng vật tƣ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Tiểu vùng nghề dệt và xây dựng Tương Giang kết hợp với Nội Duệ, Liên Bão, Vân Tương (huyện Tiên Du)
Nghề dệt cần có chính sách ổn định nguồn nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trƣớc sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất cho các hợp tác xã, doanh nghiệp, đồng thời kết hợp với các cơ quan quản lý nghiên cứu đổi mới công nghệ đa dạng thủ công và nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh đƣợc với các mặt thủ công nhập khẩu cùng chủng loại.
Các làng nghề xây dựng đã tồn tại và nổi tiếng từ trƣớc trong các làng của Từ Sơn và Tiên Du. Ngày nay, nghề xây dựng đã lan toả ra các làng trong toàn huyện. Trong những năm tới khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ, các cá nhân liên kết hình thành các công ty cổ phần nâng cao năng lực thi công và thiết kế các công trình, từng bƣớc hình thành hiệp hội xây dựng thống nhất trên địa bàn.