Định hƣớng phát triển các làng nghề mới

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 108 - 110)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Định hƣớng phát triển các làng nghề mới

Việc phát triển các làng nghề mới gắn liền với việc phát triển nghề mới ở những vùng thuần nông vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp của quá trình công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp hoá nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm cho ngƣời lao động. Phát triển làng nghề mới ở Từ Sơn có thể thực hiện theo một số hƣớng sau:

Nhân cấy ngành nghề mới: việc nhân cấy nghề mới trƣớc hết phải điều tra chi tiết về tình hình kinh tế xã hội địa phƣơng, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo dạy nghề cho ngƣời lao động và cần phải đảm bảo ổn định đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm.

Nhân cấy nghề ở những làng có khả năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhƣ những làng nằm gần một làng nghề phát triển hoặc trong làng có một vài hạt nhân đang có hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, có tiềm năng thu hút nhiều lao động tham gia. Các làng nghề này sẽ hình thành trên cơ sở du nhập nghề từ địa phƣơng khác hoặc mở rộng mô hình sản xuất của các cơ sở sản xuất nghề thủ công trong làng. Điều cần chú ý, khi phát triển nghề tại địa phƣơng cần có những giải pháp kịp thời về khu sản xuất, tránh tình trạng phát triển tự phát ảnh hƣởng tới phát triển sản xuất và môi trƣờng.

Tại Từ Sơn, những địa phƣơng đã phát triển theo hình thức này đã hình thành làng nghề mới phát triển khá tốt nhƣ Trịnh Xá xã Châu Khê, Dƣơng Sơn xã Tam Sơn, từ sự lan toả của làng nghề sắt Đa Hội hiện nay đã hình thành xã nghề Châu Khê. Tại xã Phù Chẩn chƣa có nghề nhƣng tỷ lệ hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm 28% tổng số hộ trong toàn xã có thể lựa chọn phát triển ngành nghề mới theo một trong hai cách trên. Thực tế hiện nay, Trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã lồng ghép cả hai cách trên trong phát triển làng nghề.

Việc quy hoạch phát triển các ngành nghề mới, các làng nghề phải gắn với các CCN làng nghề, quy hoạch vùng nguyên liệu, chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Các làng nghề mới phải đƣợc quy hoạch cụ thể về mặt bằng sản xuất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giao thông vận tải, các công trình cung cấp điện nƣớc, xử lý chất thải, nƣớc thải… tổ chức liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)