7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Khái quát về làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng
- Lịch sử làng nghề: Đồng bằng sông Hồng là nơi hình thành và phát
triển nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng lâu đời của Nƣớc ta. Nhiều vùng đƣợc mệnh danh đất trăm nghề, đây là quê hƣơng của giấy dó, dệt tơ lụa, chạm khắc gỗ, sơ mài, khảm trai, tranh dân gian, đúc đồng,…
Ngay từ thời Hùng Vƣơng, đồ dùng hàng ngày đã do nghề gốm, nghề mộc, nghề rèn đúc, đan lát, nghề dệt đem lại. Thăng Long - Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Hƣng Yên, Nam Định… là những trung tâm nghề thủ công với đông đảo những nghệ nhân tài hoa và thợ lành nghề. Nhiều làng nghề truyền thống hình thành phát triển nổi tiếng đến tận ngày nay nhƣ lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng; đúc đồng Ngũ Xá, Đại Bái, Đại Đồng; tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống; chạm khắc gỗ Hƣơng Mạc, Bảo Hà, La Xuyên; chạm bạc Đồng Sâm,… Những sản phẩm nổi tiếng còn đƣợc lƣu giữ tới ngày nay nhƣ gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm hoa lam,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tƣợng động Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm cao trên 20 mét,… là những minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ cử nghề thủ công trong vùng.
Trong lịch sử phát triển của mình, không ít nghề của vùng đồng bằng sông Hồng đã lan truyền khắp cả nƣớc. chính những thợ thủ công nơi đây đi làm ăn ở các vùng miền khác đã đem nghề đến truyền dạy cho ngƣời dân sở tại, hình thành nên các làng nghề mới hoặc nâng cao tay nghề cho các làng nghề vốn có ở địa phƣơng [14].
- Số làng nghề, cơ cấu làng nghề: đồng bằng sông Hồng là vùng có mật
độ tập trung các làng nghề lớn nhất nƣớc (60% làng nghề). Sự phát triển của các làng nghề ở đây đã mở ra và kéo theo sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ khác. Trong những năm qua, do đòi hỏi của mở rộng sản xuất, tăng nhanh sản phẩm các nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu, các địa phƣơng đã tác động và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các nghề trong từng xã, huyện. Do đó nhiều nghề phát triển vƣợt ra khỏi phạm vi của các làng nghề và lan toả sang các làng xã lân cận hình thành các làng nghề mới, các xã nghề nhƣ Nam Cao, Hồng Thái (Thái Bình). Chẳng hạn, nghề gốm không còn chỉ riêng của Bát Tràng mà đã phát triển sang các xã Đa Tốn, Kim Lan (Hà Nội). Nghề thêu ren không chỉ trong phạm vi một số làng nhƣ Minh Lãng (Thái Bình), Quất Động (Hà Đông -Hà Nội) [10], Các làng nghề có thể đƣợc quy hoạch thành các CCN làng nghề nhƣ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Nam Định,…Các CCN làng nghề đều xuất phát từ một làng nghề gốc, lôi kéo nhiều làng nghề xung quanh tạo thành một mạng lƣới để hợp tác, hỗ trợ cung cấp dịch vụ, sản xuất sản phẩm có sức cạnh tranh. Xu hƣớng này ở những địa bàn có quá trình quá trình đô thị hoá mạnh mẽ và thu hút các dòng lao động làm thuê từ các khu vực khác.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nhiều làng nghề trong vùng ngày càng phong phú có độ tinh xảo, mỹ thuật cao đã tạo đƣợc chỗ đứng tại địa phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và xây dựng đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. trƣớc đây nhiều tỉnh thành đã chủ động đƣa ra các tiêu chuẩn để công nhận làng nghề nhƣ Hải Dƣơng, Hà Nam, Hà Tây (cũ), Hải Phòng,…
- Hiệu quả cơ bản: Tại các làng nghề trong vùng đồng bằng sông Hồng,
bộ mặt nông thôn, làng xóm thay đổi rõ rệt, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng lên. Đƣờng làng, ngõ xóm đƣợc bê tông hoá hoặc lát gạch, các địa phƣơng có điều kiện đầu tƣ nên hệ thống trƣờng lớp khang trang, hệ thống điện nƣớc đƣợc cải tạo nâng cấp, nhà cửa kiên cố cao tầng, các trang thiết bị phục vụ đời sống, sinh hoạt đầy đủ.
- Phân bố: Các làng nghề phân bố rộng khắp các tỉnh, thành trong vùng
và phát triển mạnh với nhiều làng nghề nổi tiếng nhƣ Hà Nội (làng đúc đồng Ngũ Xã, gốm Bát Tràng, giấy dó Yên Thái, lụa Vạn Phúc..), Bắc Ninh (gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội, tranh Đông Hồ…), Thái Bình (chạm bạc Đồng Xâm, dệt chiếu Hới, dệt đũi Nam Cao..), Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Ninh Bình, Hà Nam..
Tuy nhiên, cũng tại các làng nghề, mức độ ô nhiễm môi trƣờng đang ở mức báo động và ngày càng gia tăng. Theo báo cáo môi trƣờng quốc gia 2008 môi trƣờng làng nghề Việt Nam nói chung và môi trƣờng làng nghề trong vùng đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cả về môi trƣờng đất, nƣớc và không khí. Tỷ lệ các chất thải đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép [3]. kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ có hơn 4% số làng nghề ở đồng bằng sông Hồng có sử dụng thiết bị sử lý nƣớc thải, chất thải độc hại [14]. Sự ô nhiễm đã gây ra tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trƣợng cũng nhƣ sức khoẻ và kinh tế của các ngƣời dân làng nghề.