7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Khái quát thực trạng phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh
- Khái quát chung
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với diện tích 822,71 km2, dân số 1035951 ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
[8]. Trong xu thế công nghiệp hoá, đô thị hoá, các KCN và đô thị đƣợc dần hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Và sự hình thành, phát triển các CCN làng nghề cũng không nằm ngoài xu thế đó [16].
Sau 10 năm tái lập tỉnh (từ 01/01/1997), nhịp độ tăng trƣởng kinh tế Bắc Ninh luôn giữ ở mức cao. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân giai đoạn 1997 - 2006 là 13,5%, không chỉ cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 7,1% của cả nƣớc mà còn đứng thứ 2 trong các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (sau Vĩnh Phúc 16,7%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hƣớng công nghiệp hoá, năm 2008 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,3%, công nghiệp xây dựng 56,38% và dịch vụ 28,32%. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu ngƣời năm 2008 đạt 1160 đô la Mỹ (USD) cao hơn mức bình quân cả nƣớc là 1028 USD [8]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều sâu và theo hƣớng tiếm bộ; tích luỹ tài sản và đầu tƣ tăng, tốc độ gia tăng dân số và tỷ lệ sinh giảm; vấn đề giải quyết việc làm, đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt, tốc độ đô thị hoá tăng đáng kể.
Công nghiệp phát triển vƣợt bậc, đã và đang khẳng định vai trò đầu tầu trong tăng trƣởng kinh tế, năm 2006, GTSX công nghiệp đã gấp 14,9 lần năm 1997, tốc độ tăng trƣởng GTSX luôn ở mức hai con số và đạt 26,7% giai đoạn 2001 - 2006. Những định hƣớng đúng đắn trong việc quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung, CCN làng nghề đã tạo đà đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá. Đến năm 2008 trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch đƣợc 5 KCN tập trung và 25 CCN làng nghề. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu sớm đƣa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015.
- Số làng nghề và sự phân bố
Đóng góp vào những kết quả trên có vai trò không nhỏ của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tính đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hết năm 2008, toàn tỉnh có 62 làng nghề, phân bố ở 37 xã trên 125 xã, phƣờng, trong khi đó vẫn còn 73 xã thuần nông chƣa có nghề hoặc làng nghề, Trong đó có nhiều làng nghề truyền thống hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau đã góp phần to lớn vào sự tăng trƣởng kinh tế, tạo ra khối lƣợng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung nhiều và phát triển mạnh ở Từ Sơn và Yên Phong có 34 làng nghề (chiếm 54,8% số làng nghề trong toàn tỉnh).
Bảng 1.4: Làng nghề hiện có tỉnh Bắc Ninh năm 2008
Stt Đơn vị hành chính Số xã Số làng nghề Trong đó, số làng nghề truyền thống 1 Yên Phong 8 16 6 2 Từ Sơn 9 18 9 3 Thuận Thành 5 5 4 4 Gia Bình 5 8 3 5 Lƣơng Tài 5 6 3 6 Quế Võ 3 5 4 7 Tiên Du 2 4 2 Cộng 37 62 31
(Nguồn: Sở Công Thương Bắc Ninh)
Yên Phong và Từ Sơn cũng là hai đơn vị có số làng nghề truyền thống lớn nhất 15 làng nghề (chiếm 48,3% số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh).
- Cơ cấu
Các làng nghề của Bắc Ninh khá đa dạng phân bố khá đồng đều theo các loại hình khác nhau. Bao gồm các nhóm ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ, chế biến lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, xây dựng…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong đó nhóm ngành nghề có sự tham gia của nhiều làng nghề nhất là chế biến nông sản thực phẩm (15 làng), thủ công mỹ nghệ (13 làng), mây tre đan (7 làng).
- Hiệu quả
Sự phát triển các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại địa phƣơng và thu hút lao động ở các tỉnh lân cận, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện chất lƣơng cuộc sống. Tuy nhiên, số lao động đƣợc đào tạo một cách bài bản còn ít, chủ yếu đƣợc hƣớng dẫn, kèm cặp tại chỗ. Điều này cũng ảnh hƣởng đến khả năng ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Hình thức tổ chức, quản lý
Cũng nhƣ các làng nghề khác trên cả nƣớc, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh truyền thống và phổ biến trong các làng nghề là hộ gia đình. Cùng với sự phát triển chung của trình độ sản xuất, tại các làng nghề đã có nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới ra đời và phát triển nhƣ hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo thống kê, năm 2006, Bắc Ninh có 19503 cơ sở sản xuất, trong đó 19113 cơ sở là hộ gia đình, chiếm tới 98%, 143 cơ sở là công ty trách nhiệm hữu hạn, 83 cơ sở là doanh nghiệp tƣ nhân và 166 cơ sở là hợp tác xã.
Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn Tỉnh hiện nay đƣợc chia làm 3 nhóm: Nhóm một, số làng nghề phát triển tốt có 20 làng nghề, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ, sắt thép, đồng, giấy, dệt…Những làng nghề này sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị trƣờng, luôn có sự đầu tƣ tăng cƣờng năng lực sản xuất. Nhóm hai, số làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển đƣợc có 26 làng nghề, chiếm 42% bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp nhƣ chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rƣợu), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng. Nhóm ba, số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề có 16 làng nghề, chiếm 26%. Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không thích hợp với thị trƣờng, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp nhƣ gốm, dụng cụ cầm tay, tranh dân gian, mây tre đan.
- Tác động
Về kinh tế: Từ những chủ trƣơng, chính sách khuyến khích kịp thời của Chính Phủ, UBND tỉnh Bắc Ninh, các làng nghề phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lƣợng đã có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
GTSX của các làng nghề Bắc Ninh trong những năm qua chiếm khoảng 70% GTSX của khu vực nông thôn. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ chiếm từ 25 - 30% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.
Về xã hội: Các làng nghề đã tạo thêm hàng nghìn việc làm cho lao động nông thôn mỗi năm, năm 2006 lao động trong các làng nghề là 100.600 nghìn ngƣời [14]. Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở Bắc Ninh, sự mở rộng và nhân thêm các nghề mới đã có tác dụng thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn. Một số lƣợng lớn lao động đã đƣợc giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tình trạng di dân ra các thành phố lớn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phá vỡ thế thuần nông. Nhờ đó mà bộ mặt nông thôn Bắc Ninh từng bƣớc khởi sắc.
Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã làm bộc lộ những tồn tại nhƣ quy mô sản xuất nhỏ, quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã, công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá, vốn dầu tƣ ít, trình độ của ngƣời lao động, chủ yếu là lao động thủ công, học nghề văn hoá thấp nên đã ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng, trƣớc tình hình trên Bắc Ninh đƣa ra giải pháp thành lập các KCN, CCN làng nghề nhằm phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các làng nghề, đến nay trên dịa bàn tỉnh đã quy hoạch xây dựng 25 KCN, CCN làng nghề. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh của các làng nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về môi trƣờng: Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh các làng nghề cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hƣởng đến kinh tế, xã hội đặc biệt là vấn đề môi trƣờng tại các làng nghề. Những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về hậu quả do ô nhiễm môi trƣờng làng nghề gây ra, điển hình là Báo cáo môi trƣờng quốc gia 2008: Môi trƣờng làng nghề Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng biên soạn, báo cáo chỉ rõ môi trƣờng làng nghề Bắc Ninh nói riêng và môi trƣờng làng nghề nƣớc ta nói chung đang trong tình trạng báo động, cả môi trƣờng đất, nƣớc, không khí đều ô nhiễm và có xu hƣớng tăng.
Chất lƣợng môi trƣờng tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà ngƣời lao động tiếp xúc khá cao: 95% ngƣời lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hoá chất. Tại các làng nghề tỷ lệ ngƣời mắc các loại bệnh về đƣờng hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh về tai, mắt và sự suy giảm sức khoẻ cũng nhƣ tuổi thọ đều rất cao. Theo các kết quả nghiên cứu, tuổi thọ trung bình ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5 đến 10 năm [3].
Nhƣ vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế nói chung và phát triển làng nghề nói riêng tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa những lợi ích từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, đồng thời cần có những biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển các làng nghề nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 1
1. Có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề nhƣng có thể hiểu làng nghề là làng ở nông thôn trên địa bàn một xã (phƣờng), có các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp (bao gồm các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) kinh doanh độc lập và đạt tới một tỉ lệ nhất về lao động làm nghề cũng nhƣ thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng.
- Làng nghề truyền thống là làng có nghề cổ truyền, tinh xảo, đƣợc hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Trong làng có các nghệ nhân và các gia đình chuyên làm nghề, có cùng Tổ nghề, với những sản phẩm mang tính mỹ nghệ, độc đáo, đã trở thành hàng hoá mang đậm nét văn hoá đặc sắc địa phƣơng.
Tiêu chí cơ bản để xác định làng nghề là:
- Tỷ lệ lao động làm nghề ít nhất là 20% tổng số lao động toàn làng. - Thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp ít nhất là 50% tổng thu nhập toàn làng.
2. Sự hình thành và phát triển làng nghề Việt Nam chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau. Trong từng giai đoạn, vai trò của các nhân tố cũng khác nhau.
3. Các làng nghề đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn. Sự phát triển của làng nghề trong những năm vừa qua đã mang lại hiệu quả to lớn nhƣng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cần phải vƣợt qua.
4. Đồng bằng sông Hồng là nơi hình thành và phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng lâu đời của Nƣớc ta. Với cơ cấu ngành nghề đa dạng, có mật độ tập trung làng nghề cao nhất cả nƣớc. Các làng nghề đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5. Tỉnh Bắc Ninh đƣợc mệnh danh đất trăm nghề, có nhiều làng nghề nổi tiếng,phát triển từ lâu đời. Các làng nghề chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Sự phát triển các làng nghề làm nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đã ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất và mục tiêu phát triển bền vững các làng nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ, CỤM CÔNG NGHIỆP
LÀNG NGHỀ Ở TỪ SƠN