Những tác động của làng nghề

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 92 - 136)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.Những tác động của làng nghề

2.3.1. Những hiệu quả

2.3.1.1. Về kinh tế

- Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế

Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng đã làm bộc lộ những tồn tại cần phải khắc phục ngay để đảm bảo hiệu quả đã đạt đƣợc đồng thời góp phần bảo vệ môi trƣờng. Đó là quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán do mặt bằng sản xuất chật hẹp. Tính chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở các ngành nghề chƣa cao. Quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng có xu hƣớng ngày càng tăng. Công tác quản lý Nhà nƣớc của các cấp, các ngành gặp nhiều khó khăn. Từ đó một mô hình mới về tổ chức lãnh thổ sản xuất kinh doanh làng nghề đã ra đời là CCN làng nghề. CCN làng nghề đã góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế Từ Sơn. Hằng năm đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn. Tính đến hết năm 2008 trên địa bàn Từ Sơn đã có 06 CCN làng nghề và đa nghề đi vào hoạt động, trong đó 05 cụm đã lấp đầy, còn 01 cụm tỷ lệ lấp đầy mới đạt gần 20%. Với GTSX kinh doanh đạt 324,5 tỷ đồng chiếm 10.4% trong tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Người thành lập: Trần Văn Thanh)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 7 7 .7 2 0 6 .3 2 8 1 .3 3 7 5 .2 3 2 4 .5 998 1224 1631 2185 2242 1 3 0 0 .6 1 6 4 5 .5 21 7 4 .4 3 1 6 2 .1 3 1 2 6 .7 0.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 3500.0 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tỷ đ ồn g CCN Làng nghề Công nghiệp

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Từ Sơn)

Hình 2.3: GTSX công nghiệp, GTSX làng nghề và CCN làng nghề Từ Sơn 2004 - 2008 (giá cố định 1994)

Theo hình 2.3, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 GTSX của các CCN làng nghề liên tục tăng và tăng 1,83 lần, trung bình tăng 20,8%/năm. Tỷ trọng tổng giá trị sản lƣợng CCN làng nghề trong tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp trong cùng thời kỳ có sự biến động, năm 2004 chiếm 13.7%, năm 2005 giảm xuống còn 12.5%, năm 2006 lại tăng lên 12.9% đến năm 2008 còn 10.4%. Nhƣ vậy trong cơ cấu công nghiệp tỉ trọng GTSX của các CCN làng nghề vẫn còn thấp, điều đó cho thấy nhu cầu rất lớn của các làng nghề về phát triển CCN làng nghề để đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Sự phát triển của các làng nghề, CCN làng nghề không chỉ góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển của khu vực công nghiệp và tổng thu nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quốc nội trên địa bàn, mà còn góp phần tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế của toàn huyện trong các năm qua luôn chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

58 63.1 65.5 69.9 76.7 20 15.6 12.5 6.6 3.9 22 21.3 22 23.5 19.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2002 2004 2006 2008 Năm P h ần t răm Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp (Nguồn: [15];[20])

Hình 2.4: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội theo giá hiện hành của Từ Sơn giai đoạn 2000 - 2008

Theo hình 2.4, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 tỷ trọng ngành công nghiệp liên tục tăng từ 58% năm 2000 lên 76,7% năm 2008 tăng 18,7%, tƣơng ứng tỷ trọng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp liên tục giảm từ 20% xuống còn 3,9%, còn ngành dịch vụ tỷ trọng có sự biến động tăng, giảm thất thƣờng, thể hiện sự không ổn định, yếu kém và tỷ trọng còn nhỏ so với tỷ trọng ngành công nghiệp. nhƣ vậy, trong cơ cấu kinh tế của Từ Sơn tỷ trọng ngành công nghiệp là chủ yếu và chiếm phần lớn nhất. Trong cơ cấu GTSX công nghiệp làng nghề luôn đóng vai trò quan trọng nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1.2. Về xã hội

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập đối với lao động ở nông thôn

Các làng nghề, CCN làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lƣợng đông đảo lao động tại địa phƣơng và lao động ở các khu vực lân cận. Tốc độ tăng trƣởng lao động trung bình 10,7%/năm, trong giai đoạn 2001 - 2008. Trong đó các CCN góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận quan trọng trong lực lƣợng lao động. Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Từ Sơn, hiện nay mỗi năm các CCN đã giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 ngƣời lao động.

Với sự phát triển mạnh mẽ về làng nghề nói riêng và các ngành công nghiệp, dịch vụ nói chung. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Từ Sơn luôn tăng nhanh và cao hơn mức chung so với toàn tỉnh.

Bảng 2.11: Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời và tỷ lệ hộ đói nghèo Từ Sơn giai đoạn 2000 - 2008

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2008/2000 (lần)

GDP/ngƣời (USD/người) 296 368 479 1147 2255 7,62 Tỷ lệ hộ đói nghèo (%) 1,76(1) 1,65(1) 1,27(1) 2,55(2) 2,23(2) 1,86(2)

(1) Tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005. (2) Tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

(Nguồn: [8])

Từ năm 2000 đến năm 2008 thu nhập bình quân theo đầu ngƣời của Từ Sơn tăng rất nhanh lên tới 7,62 lần. Cùng thời kỳ thu nhập bình quân theo đầu ngƣời của toàn tỉnh tăng từ 250 USD/ngƣời năm 2000 lên 1160 USD/ngƣời năm 2008 tăng 4,64 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Từ Sơn luôn ở mức thấp nhất trong 8 đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh. Theo tiêu chí mới banh hành năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ, năm 2008 là 1,86%. Trong khi đó tỷ lệ hộ đói nghèo của toàn tỉnh năm 2008 là 7,72% và thành phố Bắc Ninh là 3,84%.

Các làng nghề, CCN làng nghề góp phần nâng cao thu nhập cho lao động. Hiện nay, tuỳ theo ngành nghề và đối tƣợng lao động mà mức thu nhập cũng có sự khác nhau, nhƣ lao động phổ thông làm các công việc đơn giản chủ yếu lao động nữ ở làng nghề Đồng Kỵ, CCN Đồng Quang làm ở công đoạn cuối đổ keo, đánh bóng (bằng giấy giáp và bằng máy) có việc làm quanh năm với mức thu nhập từ 1,5 triệu đồng đến 2,0 triệu đồng trên một tháng, ở CCN Châu Khê mức lƣơng cho ngƣời lao động cao hơn và đƣợc trả theo sản phẩm lƣơng bình quân 2,5 triệu đến 3,0 triệu đồng trên một tháng cá biệt có những xƣởng do tăng ca ngƣời lao động có tháng đƣợc nhận lƣơng tới 6,0 triệu đồng, ở CCN dệt Tƣơng Giang thu nhập bình quân của một lao động cũng đạt từ 1,5 triệu đến 2,0 triệu đồng trên một tháng. Nếu tính thu nhập trung bình của ngƣời lao động tại các CCN làng nghề theo tổng giá trị sản xuất kinh doanh thì mức thu nhập bình quân rất cao, nhƣ ở CCN Châu Khê đạt 124 triệu đồng/ ngƣời/năm, CCN Đồng Quang là 47 triệu đồng/ngƣời/năm, CCN Mả Ông là 80 triệu đồng/ngƣời/năm, CCN Tƣơng Giang là 28 triệu đồng/ngƣời/năm. Chất lƣợng cuộc sống ở các làng nghề ngày càng đƣợc nâng cao, các dãy nhà cao tầng, với các trang thiết bị đắt tiền phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, đƣờng làng, ngõ xóm đƣợc bê tông hoá. Trƣờng học, trạm y tế đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang.

2.3.1.3. Về môi trường: Hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường trong quá trình phát triển làng nghề

Hiện nay, tại các làng nghề cũng đã chú ý tới vấn đề môi trƣờng trong quá trình sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các cơ sở sản xuất trong các CCN đƣợc thuê với diện tích khá lớn so với diện tích tại các làng nghề, trong các CCN đã quy hoạch phân lô, làm đƣờng giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, phân phối điện, nơi tập kết chất thải. Nên nhìn chung ở các CCN tình hình môi trƣờng đã đƣợc cải thiện và hạn chế đƣợc mức độ ô nhiễm so với tại các làng nghề.

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ các làng nghề ở Từ Sơn đã có những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất xã hội trên địa bàn. Song bên cạnh đó, sự phát triển này cũng đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm giải quyết ngay.

2.3.2. Những vấn đề nảy sinh

2.3.2.1. Về kinh tế

Sự tăng trƣởng, phát triển của các làng nghề và CCN làng nghề chƣa có cơ sở vững chắc, chƣa bền vững. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế các địa phƣơng ở Từ Sơn theo hƣớng công nghiệp hoá. Tuy nhiên, cũng nhƣ các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm làng nghề chịu tác động mạnh mẽ của những biến động trên thị trƣờng cả trong và ngoài nƣớc. Thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm cho các làng nghề, CCN làng nghề rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhiều cơ sở thua lỗ dẫn tới phá sản, sản xuất đình trệ, sản phẩm tồn đọng không tiêu thụ đƣợc… đã làm cho kinh tế khó khăn, tăng trƣởng chậm lại. Nếu không đƣợc sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nƣớc về vốn, thị trƣờng tiêu thụ thì các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đã sụp đổ thành những mảng lớn.

Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Từ Sơn theo tác giả còn một vấn đề cần chú ý đó là tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ còn thấp và không ổn định, điều này nếu không đƣợc chú ý giải quyết sẽ không chỉ ảnh hƣởng tới sự phát triển của bản thân ngành mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngành công nghiệp (trong đó có sự phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề, CCN làng nghề), nông nghiệp và cả nền kinh tế Từ Sơn.

2.3.2.2. Về xã hội

Những vấn đề xã hội cần đƣợc đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay ở các làng nghề là:

- Tai nạn lao động: Ở các làng nghề Từ Sơn, tình trạng xảy ra tai nạn lao động đáng báo động ở các làng nghề sắt thép. Do tính chất công việc làm việc trong môi trƣờng nặng nhọc, độc hại với các trang thiết bị máy móc và nguyên nhiên liêu, sản phẩm có khối lƣợng lớn, rất dễ xảy ra tai nạn lao động, theo thống kê không chính thức hàng năm ở Châu Khê xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động, có một số vụ dẫn đến tử vong. Khi xảy ra tai nạn lao động ngƣời lao động bị thiệt thòi rất lớn do không đƣợc ký hợp đồng lao động, không đƣợc đóng bảo hiểm.

- Sức khoẻ và tuổi thọ của ngƣời dân ở các làng nghề: Bệnh tật gia tăng, tuổi thọ ngƣời dân suy giảm, theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của ngƣời dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với các làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn 5 đến 10 năm. Tại làng nghề Châu Khê tỷ lệ ngƣời mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm rất cao. Trên 60% dân cƣ trong vùng có các triệu chứng bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, bệnh ngoài da, điếc. Một điểm đáng lƣu ý là tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm ngƣời tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất là tƣơng đƣơng [3]. Theo số liệu thống kê của trạm y tế Châu Khê có 40% số ngƣời đến khám bị mắc các chứng ngạt mũi, giảm nghe, khô, đau họng, khản giọng, hơn 40% mắc các bệnh về da, 5% mắc các bệnh về mắt…

- Nâng cao tay nghề và đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Ở các làng nghề hiện nay do nhu cầu mở rộng sản xuất, diện tích đất nông nghiệp vốn đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạn hẹp ngày càng bị thu nhỏ do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong quá trình này các lao động làm nông nghiệp đã không đƣợc sử dụng hết, bởi vì các doanh nghiệp không tuyển dụng những lao động trên 35 tuổi chƣa qua bồi dƣỡng, đào tạo nghề, nhƣ vậy sẽ làm “thừa ra” một tỷ lệ lao động không có việc làm và cũng rất ít cơ hội đƣợc đào tạo và học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, dẫn tới lãng phí sức lao động.

2.3.2.3. Về môi trường

Việc định lƣợng trong nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề môi trƣờng các làng nghề ở Từ Sơn hết sức khó khăn. Trong đề tài, tác giả tìm hiểu về vấn đề này theo định tính, và sử dụng các kết quả nghiên cứu phân tích môi trƣờng làng nghề của các ban ngành. Những tác động về môi trƣờng làng nghề có thể cảm nhận bằng quan sát trực tiếp và phỏng vấn những ngƣời lao động tại các làng nghề.

Môi trƣờng ở các làng nghề nƣớc ta, tỉnh Bắc Ninh nói chung và ở Từ Sơn nói riêng trong những năm qua và hiện nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Môi trƣờng ở các làng nghề của Từ Sơn hiện nay đang ô nhiễm, mỗi làng nghề khác nhau thì tình trạng ô nhiễm cũng có sự khác nhau. Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên ô nhiễm mang tính phân tán khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm ở các làng tái chế kim loại khác với làng nghề gỗ mỹ nghệ, làng nghề dệt và chế biến thực phẩm. Nhìn chung, có sự khác nhau về mức độ ô nhiễm ở các làng nghề, song hầu hết ở các làng nghề đều xảy ra tình trạng ô nhiễm cả môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.

Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trƣờng Bắc Ninh mỗi ngày, các làng nghề của xã Châu Khê thải ra khoảng 40 - 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2600 - 2700 m3 nƣớc thải có nhiệt độ từ 40 - 50độ c và có chứa hàm lƣợng dầu, rỉ sắt hóa chất đƣợc thải trực tiếp vào môi trƣờng và vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, 255 - 260 tấn khí chủ yếu là cácbon điôxít, và khoảng 6 tấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bụi với hàm lƣợng 0,78 g/m3. Môi trƣờng đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nƣớc mƣa bị nhiễm bẩn ngấm xuống đất.

Ở làng nghề Đa Hội, hàm lƣợng bụi tại khu vực ít có các hoạt động sản xuất và sinh hoạt nhƣ chợ, trạm y tế có chỉ số vƣợt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) từ 1,1 - 1,2 lần; trong khu dân cƣ sinh sống nồng độ cácbon mônôxít, sunfua điôxít vƣợt TCVN từ 1,05 - 1,68 lần. Tại các xƣởng sản xuất nồng độ cácbon mônôxít, sunfua điôxít vƣợt từ 10 - 400 lần, nhiệt độ nƣớc thải lên đến 50 độ c, vƣợt tiêu chuẩn cho phép 10 độ c, độ màu vƣợt TCVN 3,3 lần.

Ở Đồng Kỵ hàm lƣợng bụi vƣợt TCVN từ 1 - 1,67 lần, nồng độ chất hữu cơ cao hơn TCVN từ 23,4 - 26,1 lần. mùi sơn, mùi hóa chất, tiếng máy cƣa, máy xẻ, máy cắt, máy đánh bóng… bất cứ ai đến khu vực này đều có thể cảm nhận đƣợc. Còn ở làng nghề dệt Tƣơng Giang hàm lƣợng coliforn vƣợt TCVN 1,3 lần…[2].

Một phần của tài liệu thực trạng phát triển và những tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các làng nghề ở từ sơn bắc ninh (Trang 92 - 136)