7. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Một số làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề, khu công
làng nghề điển hình trên địa bàn thị xã Từ Sơn
2.2.3.1. Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang
Đồng Kỵ là thôn có diện tích lớn nhất của xã Đông Quang, huyện Từ Sơn. Làng Đồng Kỵ nằm bên tả ngạn sông Ngũ Huyện Khê, cách thị trấn Từ Sơn khoảng 2 km về phía Tây Bắc. Theo quyết định của Thủ tƣớng Chính Phủ cuối năm 2008, phƣờng Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn đƣợc thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của làng Đồng Kỵ là 334,29 héc ta.
Đồng Kỵ vốn là làng nghề nổi tiếng về nghề làm pháo. Khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng cùng với quyết định của Chính phủ về cấm sản xuất tàng trữ và sử dụng các loại pháo, Đồng Kỵ đã nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng sang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sản xuất đồ mộc mỹ nghệ và đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng.
Lao động: cuối năm 2009 hộ với dân số 14995 nhân khẩu, trong đó hộ sản xuất làng nghề chiếm trên 95%, giải quyết việc làm cho khoảng 5000 lao động tại chỗ và khoảng hơn 4000 lao động từ các địa phƣơng khác.
Nguyên liệu: Gỗ quý nhƣ trắc, nghiến, gụ, pơ mu,… mỗi năm khoảng 20.000m3. Tuy nhiên, do không chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu gỗ từ Lào, Campuchia, Malayxia, Inđônêxia.. nên Đồng Kỵ luôn phải đối mặt với sự biến động của giá cả thị trƣờng. Do chạy theo lợi nhuận, một số cơ sở kinh doanh gỗ nguyên liệu đã tìm mọi cách để có đƣợc những loại gỗ quý hiếm và ngoài luồng.
Tổ chức sản xuất: Sự phát triển mạnh mẽ của lành Đồng Kỵ, trong những năm qua đã dẫn tới sự ra đời của 207 doanh nghiệp và 2795 hộ cá thể sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ (số liệu năm 2007), trong đó có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn có số vốn lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng, sản xuất kinh doanh phát triển nhƣ Bảo Quý - Hƣng Long, Hoàng Hải, Ngọc Hà, Mỹ Đức, Đại Lộc,… Đầu năm 2001 Đồng Kỵ đã quy hoạch CCN đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang (nay gọi là CCN đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ) với diện tích 12,65 héc ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức kinh doanh thƣơng mại điện tử đã đƣợc sử dụng rộng rãi, với các website nhƣ dogodongky.info; dongky.bis.vn.
Công nghệ sản xuất: Trƣớc đây, sản xuất đồ gỗ mộc mỹ nghệ ở Đồng Kỵ đều làm bằng tay với công cụ sản xuất thô sơ, phần lớn do ngƣời lao động sáng tạo ra. Hiện nay, nhiều công đoạn đã đƣợc cơ giới hoá. Các loại máy móc thiết bị nhƣ máy xẻ ngang, máy cắt dọc, máy khoan, máy đục, máy bào, máy phun sơn, máy đánh bóng,… đƣợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gỗ mộc mỹ nghệ cao cấp. Đội ngũ thợ không còn học việc theo hình thức “học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mót” nữa mà đã đƣợc đào tạo một cách bài bản nên có trình độ tay nghề khá, nhanh chóng làm quen với công việc.
Sản phẩm truyền thống của Đồng Kỵ là những mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp do các nghệ nhân sản xuất ra nhƣ sập, tủ, giƣờng, bàn ghế, đôn, tƣợng, bình phong, đồng hồ, bình hoa,… Trong mỗi loại sản phẩm chia ra nhiều loại khác nhau bàn ghế gồm ghế trúc, ghế đào, ghế chiện; giƣờng gồm giƣờng công chúa, giƣờng gụ, giƣờng tứ quý, giƣờng gỗ hƣơng…
Thị trƣờng: không chỉ đƣợc tiêu thụ rộng rãi ở thị trƣờng trong nƣớc, sản phẩm của Đồng Kỵ còn đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, Bắc Mỹ… trong đó thị trƣờng Trung Quốc là chủ yếu đã mang lại lợi nhuận lớn cho làng. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đồng Kỵ bàn, ghế, giƣờng ngủ, tƣợng…
Kim ngạch xuất khẩu gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tăng nhanh chóng năm 2000 đạt 0,45 triệu USD , năm 2002 đạt 2,4 triệu USD, năm 2004 đạt 3,7 triệu USD, năm 2007 đạt 9,9 triệu USD. Năm 2009 mặc dù vẫn còn chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới song thu nhập từ kinh tế công nghiệp dịch vụ đạt 420 tỷ đồng. Bình quân 28 triệu đồng/ngƣời/ năm [9]. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ mà cả làng không còn hộ nghèo, đa số là hộ giàu, hầu hết các gia đình đều có điện thoại, ti vi màu, tủ lạnh, xe máy, Đồng Kỵ còn đƣợc gọi là làng giám đốc. Sự giàu có của Đồng Kỵ còn đƣợc thể hiện qua hình ảnh những ngôi nhà cao tầng đƣợc xây dựng hai bên tuyến đƣờng đôi của làng với các cửa hiệu hƣớng ra mặt đƣờng nhƣ một dãy phố.
2.2.3.2. Làng sắt Đa Hội - xã Châu Khê
Làng sắt Đa Hội nằm bên đôi bờ sông Ngũ Huyện Khê, thuộc phƣờng Châu Khê, thị xã Từ Sơn, cách trung tâm thị xã khoảng 6km về phía Tây. Do có vị trí địa lý thuận lợi, truyền thống lâu đời cũng nhƣ kinh nghiệm và quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tâm phát triển nghề nên sản xuất sắt thép ở Đa Hội ngày càng phát triển. Từ chỗ làm nghễ nông cụ truyền thống sản xuất dao, kéo, cày, bừa, cuốc, liềm hái phục vụ nông nghiệp từ cách đây hơn 400 năm. Cho tới năm 1986, ngƣời làng Đa Hội dần chuyển từ nghề rèn truyền thống sang làm sắt thép sản xuất nhiều sản phẩm cơ khí phục vụ nhu cầu công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng.
Cơ sở sản xuất kinh doanh: Hiện nay ở Châu Khê có hơn 1.700 cơ sở sản xuất thì ở Đa Hội chiếm đến hơn 900 cơ sở đúc phôi thép, cán thép, mạ, làm đinh, đan lƣới thép…
Lao động: Trƣớc thời kỳ đổi mới, chỉ có 20% số hộ làm nghề sản xuất các nông cụ truyền thống theo phƣơng pháp nguội. Hiện nay, đã có gần 95% số hộ làm nghề với khoảng 6000 lao động. Trong những tháng cao điểm năm 2007, mỗi ngày Đa Hội còn thu hút thêm hàng ngàn lao động từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Thái Bình… tham gia sản xuất, những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 khung cảnh yên ắng, 80% các xƣởng tạm ngừng hoặc ngừng hẳn hoạt động, còn lại hoạt động cầm chừng, lƣu lƣợng xe cộ giảm hẳn nhƣng từ nửa sau năm 2009 đến nay hoạt động sản xuất lại sôi động trở lại, ngƣời xe tấp nập vừa sản xuất vừa vận chuyển sắt thép thành phẩm đi khắp nơi tiêu thụ.
Nguyên liệu: Sắt,thép phế liệu đƣợc thu mua từ khắp nơi, chủ yếu từ Hải Phòng, Thái Nguyên các loại nhƣ vỏ tàu biển, vỏ ô tô, các phế thải đồ gia dụng bằng sắt… thông qua mạng lƣới những ngƣời buôn bán sắt vụn. nhu cầu hàng năm của Đa Hội khá lớn: Sắt thép các loại hơn 300000 tấn, than 350000 tấn, điện 50 - 70 triệu kw/năm, nƣớc 4,5 triệu m3, ngoài ra còn có dầu, kẽm và các loại hoá chất khác.
Công nghệ sản xuất: Hàng loạt các dây chuyền hiện đại đã thay thế cho công nghệ bán thủ công trƣớc đó: thay rèn thép thủ công bằng máy tuốt thép để tạo phôi định hình; phƣơng pháp hàn cháy (thủ công) đƣợc thay bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phƣơng pháp hàn ôxy, hàn điện. việc cắt thép bằng kìm cộng lực thủ công đƣợc thay thế bằng máy đột dập, máy cắt chạy bằng điện, việc vận chuyển, cân sản phẩm trong xƣởng đã dùng máy cẩu, máy nâng, máy tời di động…
Sản phẩm: Nhờ đổi mới công nghệ sản xuất, Đa Hội trở thành một trung tâm sản xuất thép có công suất 350.000 tấn mỗi năm, tƣơng đƣơng với cả khu gang thép Thái Nguyên. Hằng năm Đa Hội sản xuất hơn 200.000 tấn sắt thép xây dựng, với các chủng loại phong phú đa dạng nhƣ đinh, lƣới b40, thép ống hình U, V, thép I, thép vuông, thép sợi, thép xoắn, thép vằn, thép cán từ phi 6 đến phi 40, các loại dây buộc từ 0,2 mm đến 6 mm.
Thu nhập: Năm 2008, sản lƣợng sắt thép toàn xã là 189.000 tấn với doanh thu 1.701 tỷ đồng chiếm 95,6% tổng GTSX toàn xã. Năm 2009, sản lƣợng sắt thép đạt 222.700 tấn với doanh thu 2170 tỷ đồng chiếm 94,2% GTSX toàn xã. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động đạt 2,0 đến 2,5 triệu đồng/tháng.
Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề sắt thép Đa Hội không chỉ lan toả sang các làng khác trong xã mà còn lan toả sang xã lân cận. hiện nay, không chỉ Đa Hội mà cả xã Châu Khê cùng đầu tƣ sản xuất kinh doanh thép. Hàng trăm cơ sở sản xuất với các cửa hàng kinh doanh giới thiệu sản phẩm đƣợc mở ra. Thép Châu Khê đƣợc giới thiệu trong trang web cổng làng nghề Việt Nam Village.vn, trang web riêng Thepchaukhe.com.vn. Thép Châu Khê đã tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng, không những cung cấp cho vùng nông thôn mà còn vƣơn ra các đô thị, góp mặt trong các công trình lớn và xuất khẩu sang Lào.
Năm 2002, CCN làng nghề sắt thép Châu Khê đƣợc hình thành với diện tích 13,5 héc ta đã tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp mở rộng mặt bằng, phát triển sản xuất. Năm 2004, CCN Châu Khê mở rộng với diện tích 9,0 héc ta đã đƣợc phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, cũng nhƣ các làng nghề khác trong toàn tỉnh, Đa Hội đang đứng trƣớc nhiều khó khăn thách thức nhƣ là vấn đề về nguyên, nhiên liệu, năng lƣợng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.
2.2.3.3. Cụm công nghiệp làng nghề sản xuất thép Châu Khê
Vị trí địa lí: Cụm nằm ở vị trí giáp ranh của ba làng Trịnh Nguyễn, Trịnh Xá và Đa Hội thuộc xã Châu Khê. Phía đông bắc giáp đê sông Ngũ Huyện Khê, phía tây bắc giáp mƣơng tiêu nƣớc (nay là CCN Châu Khê mở rộng), phía tây nam giáp mƣơng tiêu nƣớc của khu vực.
Dự án thành lập cụm bắt đầu đƣợc xây dựng kế hoạch từ năm 1999, đƣợc sự đồng ý của Chính phủ và UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2000 đã tiến hành thu hồi đất và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là 13,5 héc ta. Năm 2002 CCN thép Châu Khê bắt đầu đi vào hoạt động, chỉ một năm sau khi đi vào hoạt động toàn bộ diện tích của cụm đã đƣợc lấp đầy với 159 cơ sở thuê đất sử dụng sản xuất kinh doanh sắt thép. Đất trong cụm đƣợc phân thành 4 loại với quy mô và tính chất sử dụng khác nhau nhƣ lô 90 m2
dành cho dịch vụ, lô 200 m2
và 370 m2 dành cho cán thép, còn lô 550 m2 dành cho đúc thép. Các cơ sở đƣợc thuê đất thời gian 50 năm với mức phí thuê đất 350.000 đồng/m2 trả làm ba đợt, nếu trả một đợt là 380.000 đồng/m2. Đến nay các hộ đƣợc thuê đất đã hoàn tất việc trả tiền thuê sử dụng đất trong thời gian 50 năm.
Cụm công nghiệp làng nghề sản xuất thép Châu Khê đi vào hoạt động là niềm vui và phấn khởi cho toàn xã, cụm đã góp phần giảm bớt áp lực về mặt bằng sản xuất và ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề trong xã. Hàng năm cụm giải quyết việc làm cho hàng nghìn ngƣời lao động và GTSX kinh doanh liên tục tăng.
Theo số liệu bảng 2.6 số lao động trong cụm từ năm 2005 đến 2006 tăng 1,07 lần, tƣơng ứng với sự gia tăng về lao động là sự tăng lên về GTSX kinh doanh cùng thời gian GTSX kinh doanh tăng 1,21 lần. Năm 2008 số lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong cụm đã giảm đi do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhƣng GTSX kinh doanh vẫn tăng so với năm 2006 là do quy mô sản xuất của các cơ sở trong cụm đã tăng từ sự đầu tƣ từ các năm trƣớc đó.
Bảng 2.9: GTSX kinh doanh và tổng số lao động của CCN làng nghề sản xuất Thép Châu Khê (giá hiện hành)
Năm Số lao động trong cụm (ngƣời) GTSX kinh doanh (tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng GTSX kinh doanh làng nghề (%) 2005 3.360 206,048 4,5 2006 3.589 248,7 4,5 2008 2.800 348,18 4.1
(Nguồn: Ban quản lý các KCN Từ Sơn)
Sản phẩm của cụm cũng giống nhƣ sản phẩm của làng nghề sản xuất thép Đa Hội bao gồm các chủng loại có sự đa dạng nhƣng chủ yếu là thép có khối lƣợng và kích thƣớc lớn thép ống, thép cuộn, thép hộp chữ U, I, V… Do tách hẳn khỏi khu dân cƣ nên sản xuất trong cụm có nhiều thuận lợi có thể tiến hành sản xuất 24/24 giờ, việc đi lại, vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm có thể sử dụng các loại phƣơng tiện có trọng tải lớn giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
Hiện nay, sản xuất kinh doanh của cụm đã sôi động trở lại. Đồng thời những vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh thép của cụm cũng đã bộc lộ nhƣ tình trạng thiếu mặt bằng nên các cơ sở lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng để sản phẩm. Hầu hết các cơ sở chƣa xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải, tình trạng để sắt nguyên liệu, chất thải còn bừa bãi... Đã gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.3.4. Cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang
Vị trí địa lý: CCN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang nằm trên địa bàn thôn Đồng Kỵ, cách trung tâm huyện Từ Sơn khoảng 2 km về phía tây bắc. Cụm nằm ngay trên tuyến đƣờng liên huyện từ trung tâm huyện qua Đồng Quang, Phù Khê đi Đông Anh Hà Nội. Từ cuối năm 2008 huyện Từ Sơn đƣợc nâng cấp lên thành thị xã Từ Sơn, CCN Đồng Quang đƣợc gọi là CCN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ và nằm ngay cạnh UBND phƣờng Đồng Kỵ
Cũng nhƣ CCN thép Châu Khê, trƣớc nhu cầu lớn về mặt bằng sản xuất và giảm mức độ ô nhiễm môi trƣờng ở làng nghề Đồng Kỵ, cuối năm 2000 CCN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đƣợc thành lập với diện tích 12,65 héc ta, năm 2002 cụm chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay luôn có 238 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thuê đất với diện tích đƣợc thuê trung bình 350 m2 chƣa đủ đáp ứng yêu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh của các cơ sở và doanh nghiệp. Giá thuê đất tại CCN là 370 nghìn đồng/m2/50 năm. CCN Đồng Kỵ đã phần nào giải quyết nhu cầu về mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở, tuy nhiên nhu cầu hiện nay về mặt bằng sản xuất không chỉ ở Đồng Kỵ mà ở các xã, phƣờng khác là rất lớn.
Sản phẩm: các sản phẩm của cụm bao gồm nhiều chủng loại, mẫu mã phong phú nhƣ bàn, ghế, giƣờng, tủ, các con vật, đồng hồ quả lắc, bình hoa kích thƣớc lớn… các sản phẩm đƣợc bố trí diện tích, không gian trƣng bày.
Bảng 2.10: GTSX kinh doanh và tổng số lao động của CCN làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ (giá hiện hành)
Năm Số lao động trong cụm (ngƣời) GTSX kinh doanh (tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng GTSX kinh doanh làng nghề (%) 2005 2271 48,85 1,1 2006 2720 58,962 1,1 2008 2.500 118,16 1,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo bảng 2.10 từ năm 2005 đến năm 2008 GTSX kinh doanh của CCN Đồng Kỵ liên tục tăng, tăng 2,42 lần; trong khi số lao động có sự biến động, tăng từ năm 2005 tới năm 2006 tăng 449 lao động (tăng 1,2 lần), nhƣng tới năm 2008 thì tổng số lao động có xu hƣớng giảm xuống. Song điều đáng chú ý ở đây cũng giống nhƣ ở CCN thép Châu Khê là mặc dù tổng số lao động có giảm nhƣng GTSX kinh doanh của cụm vẫn tăng.