7. Cấu trúc luận văn
3.4.5. Giải pháp về thị trƣờng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, việc tìm kiếm,mở rộng và đa dạng thủ công thị trƣờng là nhân tố có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xúc tiến thƣơng mại của Từ Sơn, của tỉnh Bắc Ninh, cũng nhƣ của chính phủ trong việc hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ quốc tế và tiếp cận các thị trƣờng mới.
Đầu tƣ xây dựng các khu trƣng bày giới thiệu sản phẩm của các làng nghề tại thành phố Bắc Ninh , tạo điều kiện quảng bá giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong quy hoạch chi tiết các CCN, điểm công nghiệp làng nghề cần dành một diện tích hợp lý để bố trí xây dựng khu trƣng bày để quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm của ngay chính làng nghề, ngành nghề ấy.
Hỗ trợ 50% kinh phí cho các doanh nghiệp cơ sở sản xuất tại nông thôn tham gia hội chợ triển lãm thƣơng mại ở nƣớc ngoài, hỗ trợ 100% kinh phí cho mỗi làng nghề khi tham gia hội trợ triển lãm thƣơng mại trong nƣớc.
Thành lập hiệp hội làng nghề, nhƣ hội sắt thép, hội gỗ, hội dệt để tăng sức mạnh trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Các cơ quan thƣơng mại thuộc Trung ƣơng và tỉnh cần tăng cƣờng thông tin dự báo thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đầy đủ, kịp thời cho làng nghề. Tạo mọi điều kiện cho làng nghề nâng cao sức cạnh tranh để hòa nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới.
Các ban ngành của Bắc Ninh và Từ Sơn đẩy mạnh hỗ trợ cho các làng nghề thực hiện các dự án công nghệ thông tin, xây dựng trang web đế đăng tải thông tin và quảng bá sản phẩm làng nghề đồng thời mở rộng hình thức kinh doanh thƣơng mại điện tử.