7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Bài soạn thực nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Về kiến thức: Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
2. Về kĩ năng: Nhận biết sự vân động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể
trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
3. Về thái độ: Cảm thông, yêu quý nhà thơ và trân trọng với mối tình
trong sáng của tác giả.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn bị giáo án, các tài liệu liên
quan đến bài giảng.
2. Học sinh: + Đọc kỹ và suy ngẫm bài thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
C. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới
I. Giới thiệu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm 1. Giới thiệu sơ lược về Hàn Mặc Tử
GV gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK, yêu cầu các em khác lắng nghe, chú ý các chi tiết nói về tác giả.
GV hỏi: Em hãy nêu những nét chính về Hàn Mặc Tử? HS lần lượt trả lời
GV khái quát, nhấn mạnh vào những nét chính sau: - Tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 - 1940). - Quê ở Đồng Hới - Quảng Bình.
- Làm thơ từ năm 16 tuổi với các bút đanh Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử.
- Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.
- Thơ Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
GV hỏi: Em hãy nêu những tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử? HS lần lượt trả lời, GV kết hợp ghi bảng;
- Tác phẩm chính: + Thơ: Gái quê (1936); Thơ điên (1938)....
+ Kịch thơ: Duyên kì ngộ (1939), Quần tiên hội.... + Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng (1940).
2. Hoàn cảnh sáng tác
- GV đặt câu hỏi: Anh (chị) cho biết bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS lần lượt trả lời, GV chốt ý chính: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ (Huế).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
II. Đọc văn bản
GV hướng dẫn HS cách đọc: Đọc chậm, diễn cảm. Hết khổ thơ thứ hai ngừng nghỉ lâu hơn khi hết khổ thơ thứ nhất. Câu thơ cuối khổ thơ thứ hai và thứ ba đọc chậm hơn và xuống giọng.
GV đọc mẫu rồi yêu cầu 1 đến 2 HS đọc diễn cảm lại bài thơ theo đúng giọng điệu mà giáo viên đã hướng dẫn.
III. Đọc hiểu văn bản
a, Khổ thứ nhất : Cảnh và người thôn Vĩ - với niềm vui của nhà thơ
* Câu thơ mở đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
GV đưa ra câu hỏi: Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, theo em câu hỏi ấy mang sắc thái ý nghĩa như thế nào? (Ai hỏi? Giọng điệu hỏi và ý nghĩa của lời hỏi?)
- Dự kiến HS trả lời: Câu hỏi tu từ:
+ Vừa như lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ vừa là lời tự vấn sao không về Vĩ Dạ của nhà thơ.
+ Là lời mời gọi tha thiết về thôn Vĩ: thôn Vĩ đẹp thế, sao anh không về chơi?
GV hỏi: Câu thơ mở đầu hé mở tâm trạng và suy nghĩ gì của tác giả?
=> Lời tự trách, tự hỏi, ước ao thầm kín của người đi xa mong về lại thôn Vĩ. GV chốt ý: Câu hỏi tu từ như một lời trách móc nhẹ nhàng, một lời mời gọi tha thiết và đó cũng là sự phân thân của tác giả.
- GV tổ chức HS tái hiện, phân tích thế giới thiên nhiên và con người thôn Vĩ:
* Cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai:
- GV hỏi: Cảnh thôn Vĩ trong tưởng tượng của tác giả dần hiện lên như thế nào ở hai câu thơ tiếp theo? Hãy cắt nghĩa vẻ đẹp độc đáo của các hình ảnh thiên nhiên?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- HS tái hiện và cắt nghĩa vẻ đẹp của các hình ảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai:
+ Nắng mới lên: Nắng đầu tiên của một ngày, mới mẻ, ấm áp, trong trẻo.
+ Nắng hàng cau: Nắng thanh tân, tinh khôi, là nắng thiếu nữ. + Vườn Vĩ Dạ mướt quá xanh như ngọc:
. mướt ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc, một màu xanh mỡ màng, tràn trề nhựa sống
. xanh như ngọc là màu xanh lung linh, ngời sáng, long lanh.
=> Gợi vẻ đẹp tươi non, mượt mà, đầy sức sống.
GV lướt qua: Cả vườn Vĩ được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt cau, đến khi ngập tràn thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc. Vườn Vĩ Dạ xinh xinh “như bài thơ tứ tuyệt” (Xuân Diệu) trong buổi bình minh đã thành một viên ngọc lớn, vừa thanh khiết vừa cao sang. Đúng là một chốn “nước non thanh tú” của quê hương xứ sở.
* Con người thôn Vĩ:
- GV gợi mở và nêu vấn đề: Người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào? Có tài liệu cho rằng mặt chữ điền là mặt đàn ông; nhưng lại có người hiểu là mặt phụ nữ. Cách hiểu của anh (chị)?
- HS tranh luận, trả lời theo định hướng sau: + Mặt chữ điền: Khuôn mặt đẹp, phúc hậu.
+ Lá trúc che ngang gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
→ Thiên nhiên, con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
- GV cung cấp tư liệu để HS có thể lựa chọn, thống nhất rồi chốt lại vấn đề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lâu nay, mặt chữ điền vẫn được hiểu là khuôn mặt đàn ông. Tuy nhiên trong ca dao miền Trung, mặt chữ điền cũng để chỉ khuôn mặt đẹp, phúc hậu, khả ái của người phụ nữ:
Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua.
Hay:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xám, Phong Điền Anh thương em không thương bạc thương tiền
Mà anh thương khuôn mặt chữ điền của em.
→ Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa tức là chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ cụ thể là ai.
- GV có thể kết hợp trình chiếu cảnh nhà vườn xứ Huế để HS hình dung rõ hơn về vườn Vĩ.
- GV đưa ra câu hỏi: Từ những hình ảnh ấy, anh (chị) có nhận xét gì về bức tranh thôn Vĩ hiện lên qua tưởng tượng của nhà thơ?
- HS nhận xét: Bức tranh thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống.
- GV giúp HS đi sâu vào thế giới hình tượng thơ, cảm nhận tâm trạng thi nhân: Thơ – ngoại cảnh cũng là nội tâm. Đặt bức tranh thôn Vĩ trong nỗi niềm của thi nhân hướng về người con gái Vĩ Dạ mà tác giả đang thầm yêu trộm nhớ, anh (chị) hình dung tâm trạng của nhà thơ trong khổ thơ đầu này thế nào?
HS liên hệ, suy luận, rút ra ý nghĩa hàm ẩn của khổ thơ.
+ Tâm trạng thi nhân: Niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người trong mộng, niềm hi vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.
b, Khổ thứ hai: Cảnh dòng sông Hương và nỗi tuyệt vọng của nhà thơ
- GV gọi 1 HS đọc và cảm nhận khái quát: Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa lên những hình ảnh nào? Hãy nhận xét các hình ảnh thơ đó?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- HS đọc và trả lời:
+ Không gian mở rộng ra ngoài khung cảnh của thôn Vĩ. Đó là trời mây, sông nước xứ Huế.
+ Thời gian: Buổi ban mai ở Vĩ Dạ đã chuyển vào ngày rồi sang đêm tối. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ hai.
- GV hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên xứ Huế được miêu tả trong hai câu đầu? Phân tích cái hay, cái độc đáo trong cách thể hiện của nhà thơ (hình ảnh gió, mây ngược chiều gợi cho em cảm nghĩ gì?).
- HS tái hiện và phân tích. Thiên nhiên ban ngày xứ Huế:
+ “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Cách ngắt nhịp 4/3 với hai vế tiểu đối gợi tả một không gian gió, mây chia lìa, đôi đường, đôi ngả như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Sự chuyển động ngược chiều của gió, mây làm tăng thêm sự trống vắng của không gian. Lẽ thường thì gió thổi mây bay, phải chăng mặc cảm chia lìa đã chia xa cả những thứ vốn không thể chia tách?
GV hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh con thuyền trở trăng và dòng sông trăng trong khổ thơ?
Gợi ý HS trả lời: Sông Hương tràn ngập ánh trăng, “một dòng sông trăng” với vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng. Cùng với đó là hình ảnh con thuyền của cõi thực như đi vào cõi mộng => Ánh trăng như người bạn tâm giao, tri kỉ, giúp nhà thơ vơi bớt đi nỗi cô đơn, trống trải trong tâm hồn.
GV gợi: Đúng là “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Hãy đọc ra tâm trạng của thi nhân trong hai câu đầu của khổ thứ hai?
HS trả lời: Một nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia xa. GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu thơ sau của khổ thơ thứ hai.
GV tiếp: Khác với ban ngày, Huế và dòng Hương Giang về đêm hiện lên như thế nào trong trí tưởng tượng của thi nhân? Anh (chị) cảm nhận được điều gì về Huế qua hai câu thơ sau của khổ thơ thứ hai?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- HS cảm nhận.
Thiên nhiên sông nước xứ Huế về đêm ngập tràn ánh trăng: sông trăng. Dòng sông như được dát bạc, ánh lên, lộng lẫy. Nếu thuyền ai gợi lên bao ngỡ ngàng, bâng khuâng, vừa quen vừa lạ, man mác như điệu hò xứ Huế thì hình tượng sông trăng như một nét vẽ thơ mộng, chất chứa cái thần thái. Sự kết hợp giữa thuyền ai và sông trăng đã tạo nên một hình tượng đẹp, thi vị, gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, thân thương của Huế.
- GV gợi mở giúp HS tiếp tục đi sâu vào thế giới nghệ thuật ở hai câu 3,4: Trong ca dao và thơ văn xưa nay, thuyền, bến, trăng thường là những ẩn dụ nghệ thuật. Hãy cho biết ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh thơ trên. Từ đó, ai có thể nói giúp nhà thơ những tâm tư tình cảm sâu kín?
- HS liên hệ, phát hiện tâm tư sâu kín của thi nhân.
Thuyền, bến, trăng là những biểu tượng về người con trai, con gái và hạnh phúc lứa đôi. Trăng là nhân chứng cho đôi lứa nguyện thề. Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu. Bến trăng là bến bờ hạnh phúc. Liệu con thuyền tình yêu có vượt thời gian để kịp cập bến bờ hạnh phúc hay không? → Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, sự mỏi mòn tình yêu, hạnh phúc của thi nhân. Ẩn trong đó có sự mông lung, hồ nghi, thất vọng.
c, Khổ thứ ba - Thế giới ảo mộng và niềm hi vọng cùng với hoài nghi của nhà thơ
GV gọi 1 HS đọc và phát hiện sự khác biệt về cảnh vật và con người ở khổ thứ ba: Cảnh tượng được miêu tả trong khổ thứ ba có gì khác so với khổ thứ nhất, thứ hai?
- HS đọc và so sánh.
Cảnh, người trong mộng (mơ). Thiên nhiên nhường chỗ cho sự hiện diện của con người.
- GV hướng dẫn HS lần lượt cắt nghĩa cụ thể các hình ảnh thơ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Khách đường xa có thể là người đang sống ở Vĩ Dạ cũng có thể là chính nhà thơ.
→ Điệp từ khách đường xa gợi lên khoảng cách xa xôi, sự cách trở. Gv hỏi: Áo em là áo ai? Trắng quá nhìn không ra nghĩa là thế nào? + Áo em: Áo của người con gái xứ Huế, có lẽ là của người ở thôn Vĩ. → Trắng quá nhìn không ra: Thi nhân đang sống trong ảo giác, không phải nhìn bằng mắt thường.
GV hỏi: Cụm từ sương khói mờ nhân ảnh càng cho thấy rõ hơn điều gì về cảnh vật và con người?
- HS phân tích, cắt nghĩa.
+ Sương khói mờ nhân ảnh: Cảnh vật và con người mờ ảo.
- GV giúp HS đánh giá khái quát và cảm nhận tâm trạng thi nhân: + Từ những phân tích trên, anh (chị) có nhận xét gì về hiện thực được cảm nhận, miêu tả trong khổ thơ thứ ba?
+ Cảnh cũng là tình. Đằng sau cái hiện thực ấy, anh (chị) nhận ra tâm tư nào của thi nhân?
- HS nhận xét khái quát, phát hiện tâm tư của nhân vật trữ tình. + Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, càng lúc càng chìm dần vào cõi mộng. + Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo càng ngày càng rõ của tình yêu.
4. Tứ thơ và bút pháp của nhà thơ
Gv hỏi: Em có nhận xét gì về tứ thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
- Tứ thơ: Bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, tin yêu.
+ Về cảnh: Ba khổ thơ liên tiếp nhau nhưng không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Về cảm xúc: Mạch vận động nhất quán trong cùng một dòng tâm tư, dòng chảy đầy những đứt nối của một niềm tha thiết gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải.
Gv hỏi: Em có nhận xét gì về bút pháp trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ? - Bút pháp: Kết hợp hài hòa giữa tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình tạo nên một bài thơ trong sáng, ý nghĩa.
* Tổng kết:
- GV yêu cầu: Từ việc phân tích, hãy khái quát nội dung chính hay chủ đề của bài thơ?.
- HS khái quát: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến đối với cảnh sắc thiên nhiên, con người xứ Huế và nỗi buồn sâu kín trong dự cảm tình yêu, hạnh phúc chia xa của nhà thơ.
- GV hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về giá trị nội dung (giá trị hiện thực, nhân văn, văn hóa) và giá trị nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh thơ và các biện pháp nghệ thuật) của tác phẩm?
- HS thảo luận, trả lời.
+ Bài thơ là một “tư liệu” quý về vẻ đẹp của một vùng văn hóa xứ sở. + Tác phẩm khẳng định niềm khát khao hạnh phúc; tình yêu, cuộc sống, đất nước, con người của Hàn Mặc Tử nói riêng và các nhà thơ mới nói chung.
+ Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa; các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, điệp từ, nhân hóa được sử dụng thành công.
* Luyện tập
Câu 1. Nội dung nào sau đây không có trong “Đây thôn Vĩ Dạ”? A. Tình cảm đối với thiên nhiên và con người xứ Huế.
B. Nỗi buồn mang dự cảm về hạnh phúc chia xa. C. Nỗi buồn sâu kín của một tình yêu đơn phương.