Các câu hỏi phải có sự chọn lọc và mang tính sáng tạo cao

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 89 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.7.Các câu hỏi phải có sự chọn lọc và mang tính sáng tạo cao

Nhiệm vụ trọng tâm của môn Văn là phân tích và chỉ ra ý nghĩa của tác phẩm văn học, có thể nói đó là một vấn đề hết sức phức tạp, đa dạng và phong phú. Lịch sử tiếp nhận văn chương có nhiều cách tiếp cận các tác phẩm khác nhau, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của người thầy. Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần đầy sáng tạo của nhà văn, nó hàm chúa nhiều ý tứ sâu xa, không dễ hiểu. Cho nên tiếp cận những điều bên trong tác phẩm là chưa đủ, phải tiếp cận thêm từ các phương diện sinh thành cùng tác động của nó đến bạn đọc.

Ý nghĩa của tác phẩm văn học phụ thuộc vào nhiều thông số. Nhưng nhìn chung nó là kết quả của sự tương tác giữa ba thông số cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Những yếu tố thuộc về văn bản, nằm trong văn bản.

Thứ hai: Những yếu tố nằm ngoài văn bản như yếu tố tác giả, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm thời đại, văn hóa...

Thứ ba: Người đọc - chủ thể tiếp nhận tác phẩm văn học.

Trong các thông số trên thì yếu tố thuộc về văn bản, nằm trong văn bản là cơ sở đáng tin cậy nhất để người đọc dựa vào đó mà phân tích và chỉ ra ý nghĩa khách quan cũng như những thông điệp thẩm mĩ, những tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm của mình. Tuy vậy, do tính mơ hồ, đa nghĩa của tác phẩm văn học, cho nên ngay cả khi bám sát các thành tố cấu trúc của hình tượng trong tác phẩm thì cũng không có nghĩa là kết quả tiếp nhận của mọi người cũng như nhau, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác mà trước hết nó phụ thuộc vào chủ thể tiếp nhận.

Từ đặc điểm này mà hệ thống câu hỏi trong giáo án cần phải tập trung vào các thông số trên để hình thành cho học sinh những kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học một cách toàn diện. Mặt khác, GV cũng cần phải biết lựa chọn những yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm để xây dựng câu hỏi trọng tâm, then

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chốt của bài học nhằm phát hiện được những mâu thuẫn đặc thù của mỗi tác phẩm. Mâu thuẫn trong mỗi tác phẩm thường là mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, mâu thuẫn trong thế giới nội tâm của nhân vật; mâu thuẫn giữa khát vọng cá nhân và sự ràng buộc của hoàn cảnh xã hội... nhiệm vụ của người tiếp nhân văn học là làm sao phát hiện và lí giải mâu thuẫn và tìm ra yếu tố then chốt của tác phẩm, để từ đó hiểu và nắm bắt tác phẩm một cách sâu sắc và chính xác nhất.

Như vậy, việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm trữ tình cần phải xác định được bức tranh nghệ thuật toàn cảnh, nắm được mạch cảm xúc cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tránh tình trạng đưa ra những câu hỏi chung chung, nhàm chán.

Nhiệm vụ của giáo dục là làm sao đào tạo được các thế hệ trẻ trở thành những công dân tích cực, có thái độ lao động sáng tạo, chủ động góp phần xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh. Chính vì vậy mà tính sáng tạo luôn được đề cao trong giáo dục. Rèn luyện những con người năng động, sáng tạo, có khả năng tư duy trước những vấn đề của cuộc sống là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ của tất cả những nhà sư phạm.

Nếu người giáo viên xây dựng được hệ thống câu hỏi trong giáo án tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn chương. Một hệ thống câu hỏi được cho là tốt, có chất lượng thì không thể thiếu đi bản chất sáng tạo. Mà cái sáng tạo trong hệ thống câu hỏi của tư tưởng dạy học mới là phải chú ý đến ý thức của chủ thể khi tiếp nhận, chứ không phải những câu hỏi từ ngoài dội vào. Nó phải khơi dậy hoạt động bên trong của học sinh, tạo cho học sinh nhu cầu nhận xét, tranh luận, đánh giá tác phẩm được học. Nó phải rèn được cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo trong việc giải đáp các câu hỏi được đặt ra từ bài học. Có như vậy mới kích thích được hứng thú học tập của học sinh.Nói chung, việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học là phải làm sao để học sinh thực sự được lao động sáng tạo, được khẳng định mình trong việc chiếm lĩnh các tri thức văn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 89 - 91)