7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1.2. Thống kê phân loại
* Thống kê số lượng câu hỏi:
- Phạm vi khảo sát: Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình ở lớp 11 trong SGK Ngữ văn (Bộ chuẩn- NXBGD 2006).
- Tổng số bài khảo sát: 18 (trong đó có 2 bài Văn học nước ngoài) - Tổng số câu hỏi: 68
* Phân loại câu hỏi:
- Câu hỏi tái hiện: Đây là dạng câu hỏi chỉ thuần túy kiểm tra những kiến thức đã sẵn có trong SGK và giúp học sinh nắm vững các kiến thức đó.
VD: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?
(Câu hỏi HDHB Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến)
- Câu hỏi sáng tạo: Là dạng câu hỏi đòi hỏi HS phải suy luận, phải tìm tòi và sáng tạo, trình bày được những suy nghĩ của riêng mình. Câu trả lời không sẵn có trong sách, cũng không suy ra được một cách đơn giản từ những điều đã có, đã biết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
VD: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?
( Câu hỏi HDHB Thương vợ - Tú Xương)
- Câu hỏi gợi mở: Là những câu hỏi dẫn dắt HS từng bước tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm... Giúp HS mở rộng, đào sâu hoạt động nhận thức, thực sự động não để phân tích, bình giá các hiện tượng văn học.
VD: Tìm hiểu đoạn 1 (11 câu thơ đầu): Tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu.
Qua đoạn thơ, anh (chị) thấy cái nét riêng trong tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu là gì? (yêu cuộc sống nào? mức độ yêu ra sao?). Phân tích và chứng minh điều đó qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ (4 câu đầu), qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người (7 câu sau). Chú ý nêu rõ những cách tân trong nghệ thuật thơ mới của Xuân Diệu.
- Câu hỏi khó: Là câu hỏi bao hàm kiến thức trong cả bài hoặc tri thức quá khó, vượt trên tầm đón nhận của HS. Những câu hỏi như thế sẽ làm mất tính cân đối của tác phẩm, và dễ làm cho HS hoang mang, lo sợ.
VD: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng thống kê hệ thống câu hỏi trong một số tác phẩm thơ trữ tình
STT Tên bài Số lƣợng câu hỏi Câu hỏi tái hiện Câu hỏi sáng tạo Câu hỏi gợi mở Câu hỏi khó 1 Tự tình 4 1 2 0 1
2 Câu cá mùa thu 5 1 4 0 0
3 Thương vợ 4 2 2 0 0
4 Khóc Dương Khuê 3 2 1 0 0
5 Bài ca ngất ngưởng 4 1 3 0 0
6 Chạy giặc 3 1 2 0 0
7 Bài ca phong cảnh Hương Sơn 3 1 1 1 0
8 Hầu trời 4 2 2 0 0 9 Vội vàng 4 1 3 0 0 10 Tràng giang 5 2 3 0 0 11 Đây thôn Vĩ Dạ 4 2 2 0 0 12 Chiều tối 3 1 1 0 1 13 Từ ấy 4 2 2 0 0 14 Nhớ đồng 5 2 2 1 0 15 Tương tư 3 0 2 0 1 16 Chiều xuân 3 1 1 1 0 17 Tôi yêu em 4 1 3 0 0 18 Bài thơ số 28 3 1 0 2 0 Cộng 68 36 24 5 3 Tỉ lệ (%) 100 52,94 35,29 7,36 4,41
1.2.1.3. Đánh giá hệ thống câu hỏi trong các bài thơ trữ tình ở lớp 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tiêu chí 1: Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc về tính khoa học và hệ thống, khuyến khích sự sáng tạo, đảm bảo tính sư phạm và phát triển.
+ Tiêu chí 2: Bám sát văn bản: Câu hỏi phải hướng vào những vấn đề cơ bản và nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tránh suy diễn, tách rời văn bản và không chú ý tới vai trò của hình thức nghệ thuật.
+ Tiêu chí 3: Hướng vào HS: Câu hỏi phải kích thích được những rung động và cảm xúc của cá nhân HS, thôi thúc các em tìm tòi và sáng tạo.
+ Tiêu chí 4: Định hướng cao: Hệ thống câu hỏi phải hướng vào những vấn đề trọng tâm của tác phẩm và phản ánh được cấu trúc của bài dạy học tác phẩm văn chương. Người GV có thể dựa vào đó hình dung được tiến trình dẫn dắt HS tự tìm hiểu tác phẩm trên lớp.
+ Tiêu chí 5: Diện và điểm: Câu hỏi phải bao quát được các đơn vị kiến thức cơ bản và các cấp độ hình thức nghệ thuật, nhưng cần có các câu hỏi then chốt, xoáy vào trọng tâm, trọng điểm cần chú ý khai thác.
+ Tiêu chí 6: Hài hòa và vừa sức: Câu hỏi không rơi vào tình trạng quá đơn giản, quá dễ, gây tâm lí chủ quan, nhàm chán... Nhưng cũng không nên nêu những câu hỏi quá khó, vượt quá sức của HS.
* Thành công:
+ Số lượng câu hỏi: Kết quả khảo sát cho thấy tổng số câu hỏi là 68 như vậy, bình quân 3,77 câu hỏi/ bài. Số liệu này phù hợp thực tế và điều kiện học tập của học sinh và việc giảng dạy của GV. Trong mỗi bài học thì HS phải chuẩn bị trung bình là 3 - 4 câu hỏi.
* Câu hỏi sáng tạo có 36/68 câu, tỉ lệ 52,94%
Qua khảo sát, chúng tôi thấy câu hỏi mang tính sáng tạo là một ưu điểm vượt trội của hệ thống câu hỏi trong SGK mới, loại câu hỏi này chiếm vị trí lớn nhất trong toàn bộ hệ thống câu hỏi. Có thể nói đây là biểu hiện rõ nhất của việc sử dụng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động, sáng tạo của học sinh. Trong luận án Hệ thống câu hỏi trong SGK Văn học, tiến sĩ Nguyễn Quang Cương cũng đã nhận xét: “nhiều câu hỏi chỉ dừng lại ở dạng tái hiện, số lượng câu hỏi sáng tạo chưa nhiều… học sinh ở nhà do chưa có nhiều thời gian suy nghĩ, hơn nữa lại có thể tham khảo nhiều tài liệu hướng dẫn ngoài, vì thế rất cần quan tâm đến loại câu hỏi sáng tạo, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi trước khi đến lớp, tránh tình trạng các em chỉ cần xem sách giáo khoa và trả lời một cách quá dễ dàng”[17].
Đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: - Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, quen thuộc?
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?
(Câu hỏi HDHB “Tràng giang” trang 30 tập 2 - SGK 11).
Ví dụ 2: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì?
(Câu hỏi HDHB “ Đây thôn Vĩ Dạ” trang 39 tập 2 - SGK 11).
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định câu hỏi sáng tạo trong SGK mới tăng rõ rệt so với SGK cũ, phần lớn các câu hỏi phần hướng dẫn học bài đều mang tính sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH lấy học sinh làm trung tâm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Hệ thống câu hỏi sáng tạo trong SGK mới cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều cách đặt, cách hỏi, cách nêu vấn đề khác nhau, tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm riêng của từng bài, điều này đã tạo được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh.
* Câu hỏi tái hiện có 24/68 câu, tỉ lệ 35,29%
Mặc dù hiện nay, việc đổi mới PPDH văn là rất cần thiết, nhưng hoạt động tái hiện vẫn không thể thiếu trong mỗi giờ học, đó là bước tiếp cận đầu tiên để học sinh có thể thâm nhập sâu hơn vào tác phẩm của nhà văn. Tuy nó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không phải là cái đích cuối cùng đối với học sinh, nhưng nó lại là phương tiện thiết yếu để đưa học sinh đến hoạt động sáng tạo. Vì vậy, chúng ta không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò của hệ thống câu hỏi tái hiện khi đưa học sinh đến tiếp cận TPVH. Có thể nói, câu hỏi tái hiện có tác dụng khơi gợi, tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh, đặc biệt là học sinh yếu.
Ví dụ 1: Tố Hữu đã dùng hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?
(Câu hỏi HDHB “ Từ ấy” trang 44 tập 2 -SGK 11).
Ví dụ 2: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của nhà thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
(Câu hỏi HDHB “Hầu trời” trang 17 tập 2 -SGK 11).
Câu hỏi tái hiện có nhiều dạng khác nhau, có thể đó là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung văn bản hay đoạn trích, có thể đó là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện lại những chi tiết nghệ thuật… tất cả đều nhằm mục đích dẫn dắt học sinh bước đầu khám phá chiều sâu tác phẩm nghệ thuật.
* Câu hỏi dẫn dắt, gợi mở có 5/68 câu, tỉ lệ 7,35%
Loại câu hỏi này chiếm số lượng ít, nhưng như chúng ta đã biết, phần lớn câu hỏi dẫn dắt, gợi mở đều góp phần tác động đến tư duy sáng tạo của học sinh. Vai trò của loại câu hỏi này là dẫn dắt, gợi mở, định hướng cho học sinh tiếp cận tác phẩm, đồng thời nó có tác dụng kích thích sự hứng thú, đem lại niềm say mê, hứng khởi cho học sinh. Xin đưa ra một số ví dụ cụ thể để người đọc tiện theo dõi và suy nghĩ.
Ví dụ 1: Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:
Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Câu hỏi HDHB “Hương Sơn phong cảnh ca” trang 51, tập 1 SGK 11- chương trình chuẩn).
Ví dụ 2: Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó. (Gợi ý: Đây là bức tranh “chiều xuân” với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta).
(Câu hỏi HDHB bài “Chiều xuân” trang 52, tập 2- SGK 11- Chương trình chuẩn).
* Câu hỏi khó có 3/68 câu, tỉ lệ 4,41%
Tuy chiếm tỉ lệ rất ít, nhưng loại câu hỏi này có tác dụng phân loại, phát huy năng lực văn chương của học sinh khá giỏi. Hệ thống câu hỏi này đòi hỏi những học sinh phải có năng khiếu văn chương, năng lực tư duy tổng hợp mới có thể trả lời được, đây là loại câu hỏi có tính sáng tạo cao.
Ví dụ 1: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó?
(Câu hỏi HDHB bài “ Tự tình ” trang 19, tập 1- SGK 11- Chương trình chuẩn). Ví dụ 2: Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Qua bài Tương tư, anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? (Câu hỏi HDHB bài “Tương tư” trang 50, tập 2- SGK 11- Chương trình chuẩn).
Ví dụ 3: Trong bài Đọc thơ Bác, Hoàng Trung Thông viết:
Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Điều đó thể hiện trong bài thơ Chiều tối như thế nào?
(Câu hỏi HDHB “Chiều tối” trang 42, tập 2- SGK 11- Chương trình chuẩn). Qua phân tích một số loại câu hỏi trên, chúng tôi nhận thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hệ thống câu hỏi đã chú ý phát triển đồng bộ các tri thức văn học và năng lực văn học cho học sinh. Cân đối mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo. Ngoài cung cấp những đơn vị kiến thức cơ bản, hệ thống câu hỏi còn hình thành và rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh như phân tích, bình giá, cắt nghĩa, so sánh, vận dụng...
- Các câu hỏi luôn có sự bám sát vào văn bản, liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ. Không có những câu hỏi lẻ tẻ, vụn vặt hoặc phi văn bản. Điều này sẽ giúp cho học sinh khám phá được nét bản chất hoàn chỉnh của tác phẩm, làm phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
- Hệ thống câu hỏi đã có tính chất định hướng học sinh tự học, tự tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đích thực, chú ý tới các giá trị của hình thức nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung, khám phá được những nét riêng biệt của từng nhà văn, nhà thơ trong từng tác phẩm. Tránh xa xu hướng xã hội học dung tục trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học. Hệ thống câu hỏi đã chú ý tới việc hướng dẫn học sinh cách tiếp cận, khai thác làm việc với tác phẩm. Chú ý loại câu hỏi tìm hiểu nội dung thông qua hình thức nghệ thuật. Những câu hỏi thuần tuý tìm hiểu nội dung hay nghệ thuật ít hơn. Việc quan tâm đến những loại câu hỏi như vậy chứng tỏ tác giả biên soạn rất chú ý đến nét độc đáo của nhà văn trong việc vận dụng các hình thức nghệ thuật phong phú để biểu hiện nội dung.
- Một ưu điểm nữa là hệ thống câu hỏi của các bài thơ trữ tình ở lớp 11 là các câu hỏi đã được biên soạn đa dạng phong phú với nhiều hình thức dạng loại, đi từ dễ đến khó, phần lớn phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người đọc. Với những câu hỏi khó hoặc quá khái quát thường có sự dẫn dắt gợi mở, có thể dưới hình thức các câu hỏi nhỏ, để học sinh tự tin làm việc, không gây chán nản và tìm cho mình một hướng đi đúng. Sau đây là một ví dụ về câu hỏi trong bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Anh (chị) hãy tìm hiểu lý tưởng nhân sinh và tư tưởng mới mẻ thể hiện trong bài thơ?
Nếu câu hỏi chỉ dừng lại ở đó thì học sinh sẽ rất khó trả lời vì câu hỏi quá rộng, quá bao quát. Cho nên người biên soạn đã đưa ra một số câu hỏi nhỏ như sau:
- Đọc hai câu đầu và so sánh với những câu thơ nói về chí làm trai của các nhà Nho thuở trước (Phạm Ngũ Lão: Công danh nam tử còn vương nợ; Nguyễn Công Trứ: Chí làm trai nam, bắc, tây, đông - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển) để tìm ra sự giống nhau và khác nhau?).
- Hai câu 3 - 4 nhằm khẳng định điều gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong bầu không khí xã hội u ám của nước ta sau thất bại của phong trào Cần Vương chống Pháp? (Chú ý cách nói của tác giả ở mỗi câu và tác dụng nghệ thuật của nó).
- Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa tư tưởng của hai câu 5- 6, nó có gì nối tiếp và cũng có gì vượt lên trên những tư tưởng truyền thống? Theo anh (chị) vì sao một người từng gắn bó với Nho giáo như Phan Bội Châu lại có thể có những ý tưởng táo bạo đến thế?
Những câu hỏi nhỏ như thế rất có ý nghĩa đối với người học trong việc
"tìm hiểu lý tưởng nhân sinh và tư tưởng mới mẻ" mà Phan Bội Châu muốn thể hiện qua bài thơ này.
- Những câu hỏi trắc nghiệm trong SGK Ngữ văn 11 đã khắc phục được những nhược điểm đó. Ở chỗ các câu hỏi đã kết hợp hình thức trắc nghiệm với những câu hỏi mang tính tự luận. Học sinh không chỉ đơn thuần lựa chọn phương án trả lời mà còn phải giải thích cơ sở khoa học của sự lựa chọn nữa. Những cụm từ "vì sao" hoặc "ý kiến anh (chị) như thế nào" luôn đi liền với những câu hỏi mang tính trắc nghiệm này.
- Hệ thống câu hỏi trong các bài thơ trữ tình còn có những câu hỏi * dành cho học sinh giỏi. Tất nhiên số lượng câu hỏi này không nhiều nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cũng đủ để chúng tôi nhận thấy người biên soạn khi xây dựng câu hỏi đã chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh trong một lớp học để có cách đặt câu hỏi