Về phía giáo viên

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.5.1.Về phía giáo viên

Qua thực tế khảo sát cho thấy, ở khâu thiết kế bài dạy, GV chỉ soạn theo các câu hỏi trong SGK, chỉ chú trọng sao cho giải quyết các câu hỏi phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng dẫn học bài trong SGK theo một đường thẳng từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới. Đó là một thiết kế nội dung giáo án ứng với những hoạt động của thầy mà không tính đến hoạt động của trò, nếu có cũng chỉ là chiếu lệ, điều này sẽ đưa HS đến thế bị động khi tiếp nhận TPVC.

Với thiết kế giáo án như vậy, phương pháp của GV là thầy thuyết trình, trò nghe và ghi chép. Đó là lối dạy truyền thống, đơn phương, một chiều. GV là trung tâm của quá trình dạy học, hay nói cách khác GV là chủ thể còn HS là khách thể thụ động. Phần lớn các giờ dạy thơ trữ tình mà chúng tôi dự vẫn diễn ra hiện tượng: GV hoạt động liên tục với gần như toàn bộ thời gian trong giờ học bằng phương pháp thuyết trình, diễn giảng, thậm chí GV còn dành cả việc đọc diễn cảm thơ của HS. Câu hỏi đưa ra chỉ chiếu lệ, hỏi rồi lại tự trả lời, hoặc nếu có gọi HS đứng lên trả lời cũng chỉ qua quýt, ít gợi dẫn để HS từng bước tiếp cận văn bản. GV hầu hết trung thành với kiến thức trong SGK đã được tóm lược trong giáo án, không liên hệ, mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Trong suốt giờ học, GV độc thoại liên tục còn HS thụ động nghe, ghi chép thu nhận kiến thức qua lời giảng của GV theo phương thức áp đặt. Vì GV dùng hầu hết thời gian giờ học để bình giảng, ít sử dụng hệ thống câu hỏi nên học sinh chỉ được hoạt động trong thời gian rất ít. Không khí lớp học diễn ra trầm lắng và tẻ nhạt. HS hoàn toàn dựa dẫm vào GV, sự say mê hiểu biết và lòng ham học hỏi, khám phá của học sinh cũng dần bị mai một. Do tâm lí thì sợ thiếu thời gian để chuyển tải kiến thức, nên những gì có trong bài thơ GV cũng muốn đưa vào bài dạy mà chưa biết chốt lại những kiến thức trong tâm của bài học.

Trong giảng dạy thơ trữ tình, GV cũng sử dụng phương pháp đặt câu hỏi, thông qua câu hỏi có thể thấy được thông tin phản hồi của HS. Qua đó sẽ giúp GV kiểm tra được hiệu quả việc dạy học. Việc đặt câu hỏi còn có chức năng đánh giá được thành tích học tập và phân tích các điểm yếu của HS. Ngoài ra còn kiểm tra được mức độ đạt được của mục tiêu bài dạy. Nhưng số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng câu hỏi còn nghèo nàn, rải rác không cân xứng giữa các phần nội dung trong bài học. Khảo sát cho thấy, trung bình mỗi giờ học GV đưa ra 3 - 4 câu hỏi để học sinh trả lời. Phần lớn câu hỏi GV đưa ra chỉ là chiếu lệ, hình thức và mang tính chất tái hiện, rất hiếm câu hỏi nêu vấn đề để kích thích HS động não suy nghĩ. Những câu hỏi với mục đích tái hiện do GV tùy hứng đặt ra, có phần nội dung trong bài sử dụng tới 3 - 4 câu hỏi, có phần lại cứ thế độc thoại không hỏi gì, hoặc hỏi làm chiếu lệ rồi GV tự trả lời vì sợ thiếu thời gian, điều này làm cho các phần nội dung thiếu hụt mối quan hệ nối tiếp, bổ sung cho nhau, trọng tâm bài bị chìm đi. Nghe GV đưa ra câu hỏi nào thì học sinh chỉ việc nhìn vào vở soạn để trả lời. Bởi thế vở soạn có thế nào HS đọc lên y nguyên như vậy, không sáng tạo khi diễn đạt, không biểu lộ thái độ cảm xúc chưa nói đến việc bộc lộ chứng kiến riêng của mình. Có thể khẳng định, khả năng và phương pháp tư duy của HS chịu ảnh hưởng sâu sắc vào nội dung và phương thức đặt câu hỏi của GV. GV mỗi lần đưa ra câu hỏi là cơ hội cho HS được tư duy hoặc có thể định hướng và khuyến khích tư duy, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tư duy của HS.

Các câu hỏi được sử dụng những giờ học bài thơ trữ tình không tạo ra được những tình huống trao đổi, đàm thoại giữa HS với HS, giữa GV và HS. Dựa vào vở soạn (đã chép sẵn ở nhà), học sinh có thể trả lời hầu hết các câu hỏi một cách dễ dàng. GV đã quá coi trọng các câu hỏi trong SGK, coi HS như một khách thể mà lẽ ra các em phải được coi như một chủ thể nhận thức. Do đó HS không nhập tâm vào quá trình dạy học, thờ ơ với bài dạy. Đặc trưng của bài thơ trữ tình như thế nào? Dạy thơ trữ tình đúng với đặc trưng thể loại ra sao? Đặc điểm tâm lý và đặc điểm tư duy của HS khác nhau như thế nào? Dường như GV không mấy quan tâm, chính điều đó đã tạo ra khoảng cách lớn giữa GV và HS. Học sinh thiếu cơ hội để bộc lộ những cảm xúc, tư duy sáng tạo hay cảm nhận về tác phẩm trữ tình của bản thân. Đồng thời HS ít có thái độ nghiêm túc và tình cảm đối với bài dạy, các em thiếu tự tin và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không mạnh dạn bộc lộ chứng kiến cá nhân khi cần thiết. Mặt khác, cũng có trường hợp để quản lí lớp học, GV thường đưa ra câu hỏi để duy trì trật tự ở lớp học, làm cho việc dạy học được tiến hành thuận lợi hơn.

Dạy thơ trữ tình phải khơi gợi được cảm xúc, tâm tư, tình cảm của HS. Qua đó các em phải tự suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá tác phẩm để vận dụng những sáng tạo đó để trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Cũng thông qua hệ thống câu hỏi đó HS có khả năng bộc lộ những suy nghĩ, cảm thụ thơ của mình với các thành viên trong lớp, với GV bằng vốn kiến thức các em học được. Muốn xây dựng được tình huống có vấn đề thì phải xây dựng được các câu hỏi nêu vấn đề. Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề sẽ khơi dậy ở các em tiềm năng khám phá và sáng tạo. Từ đó phát huy được tính chủ động, tính tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ học.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 46 - 49)