Hệ thống câu hỏi trong dạy học các bài thơ trữ tình nước ngoài

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 70 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Hệ thống câu hỏi trong dạy học các bài thơ trữ tình nước ngoài

2.2.3.1. Bài thơ Tôi yêu em ( Pu- skin)

* Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK (Bộ nâng cao và bộ chuẩn). - Bộ chuẩn do GS. Phan Trọng Luận làm chủ biên

Câu hỏi 1: Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu- skin có gì đặc biệt?

Câu hỏi 2: Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1- 2 sang câu 3 - 4 và từ hai câu 5 - 6 sang hai câu 7 - 8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?

Câu hỏi 3: Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?

Câu hỏi 4: Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì tâm hồn Pu- skin và về tình yêu?

- Bộ nâng cao do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên

Câu hỏi 1. Đọc diễn cảm bài thơ, lưu ý cụm từ “tôi yêu em” và vị trí của cụm từ này trong bài, hãy tìm hiểu kết cấu bài thơ và diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu hỏi 2. Tình cảm phức tạp, tế nhị của nhân vật trữ tình trong bài được Pu-skin diễn tả tinh tế như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

Câu hỏi 3. Cảm xúc trong hai câu thơ: “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng – Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen” có gì đặc biệt? Nó hé mở trạng thái tình cảm gì trong nhân vật trữ tình?

Câu hỏi 4. Xu hướng vươn tới sự cao cả trong tư tưởng, tình cảm là đặc trưng cơ bản của thơ Pu-skin. Phân tích hai câu thơ cuối để chứng minh.

* Câu hỏi trong sách tham khảo: Thiết kế bài học Ngữ văn 11 - tập 2 của GS. Phan Trọng Luận

Câu hỏi 1: Sau khi đọc diễn cảm, âm hưởng, cảm xúc bao trùm mà anh (chị) cảm nhận được từ bài thơ là gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 2: Sự lặp lại ba lần của cụm từ “Tôi yêu em” không chỉ nhấn mạnh tình điệu chủ yếu của tác phẩm mà con là “thông điệp tình yêu” của chàng trai. Là “mã khóa” mở cánh của để người đọc bước vào thế giới nghệ thuật của thi phẩm. Anh (chị) hãy xác định kết cấu bài thơ dựa trên tín hiệu nghệ thuật đó?

Câu hỏi 3: Bài thơ mở ra bằng cụm từ “Tôi yêu em”. So với bản dịch nghĩa (sát với nguyên tắc tiếng Nga nhất), bản dịch cụm từ này đã chuyển dịch hết nghĩa chưa? Vì sao?

Câu hỏi 4: Từ việc hiểu đầy đủ, hiểu đúng với nguyên bản như vậy, anh (chị) cảm nhận được điều gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu tiên?

Câu hỏi 5: Thế là bài thơ mở ra và đi thẳng ngay vào điều cốt yếu “Tôi yêu em” như vừa thú thận vừa tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn và giản dị. Tuy nhiên, có người lại cho rằng: Lời bộc bạch ấy chính là sự khởi đầu của những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhân vật trữ tình, có cuộc đấu tranh giữa trái tim và lí trí trong con người nhà thơ. Anh (chị) suy nghĩ thế nào về nhận định này?

Câu hỏi 6: Tại sao lại có mâu thuẫn này, hay nói cách khác, nguồn gốc sâu xa của nó là gì?

Câu hỏi 7: Hai câu 3 - 4 khép lại đoạn thứ nhất bằng sự kiểm soát mạnh mẽ, quyết liệt của lí trí đối với tình cảm. Người đọc đang có cảm nhận về sự lắng dịu, “giảm nhiệt” đáng kể của cảm xúc yêu thì bất ngờ điệp khúc “Tôi (đã) yêu em” lại xuất hiện mở đầu đoạn thơ tiếp. Theo anh (chị), có những biến động nào đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật trữ tình?

Câu hỏi 8: Theo dòng tình cảm đang trỗi dậy, nhân vật trữ tình đã bộc bạch nỗi lòng của mình như thế nào (các cung bậc cảm xúc, thái độ, nghệ thuật thể hiện)? Qua đó, anh (chị) cảm nhận thêm được điều gì về con người Pu- skin trong tình yêu?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 9: Trong câu thơ thứ 6, nhà thơ có nói đến “lòng ghen”. Nguyên văn dịch nghĩa là: “Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông”. Anh (chị) hãy đọc kĩ câu dịch nghĩa này để cảm nhận được đúng hơn giọng điệu của nguyên tác. Từ đó, anh (chị) có cảm nhận gì về cái ghen của nhân vật trữ tình và sự hờn ghen trong tình yêu nói chung?

Câu hỏi 10: Điệp khúc thứ ba gắn liền với hai câu cuối. Tại sao nói, hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?

* Câu hỏi đề xuất của luận văn

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản trong phần tiểu dẫn?

+ Câu hỏi 2: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Pu -skin. Những đóng góp của ông với nền văn học Nga và thế giới? Kể tên một số tác phẩm chính của ông?

+ Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

+ Câu hỏi 4: Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu- skin có gì đặc biệt?

+ Câu hỏi 5: Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1- 2 sang câu 3 - 4 và từ hai câu 5 - 6 sang hai câu 7 - 8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?

+ Câu hỏi 6: Câu thơ 5 -6 thể hiện trạng thái tình cảm gì của tác giả? Vì sao tác giả lại bày tỏ tất cả những tình cảm đó? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Câu hỏi 7: Anh (chị) nhận xét gì về giọng điệu, nhịp thơ của các câu thơ cuối?

+ Câu hỏi 8: Tại sao có thể nói hai câu kết bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?

+ Câu hỏi 9: Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu- skin và về tình yêu?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.3.2. Bài thơ số 28 ( Rta -go)

* Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK (Bộ nâng cao và bộ chuẩn) - Bộ chuẩn do GS. Phan Trọng Luận làm chủ biên

Câu hỏi 1: Hình tượng so sánh trong câu mở đầu :

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như

Trăng kia muốn nhìn sâu biển cả

Thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?

Câu hỏi 2: Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận:

A Không chỉ là B mà(lại)là C

Được sử dụng trùng điệp trong bài nhằm mục đích gì?

Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?

Câu hỏi 2: Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu :

Anh không dấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

Cuộc đời Trái tim Trái tim Viên ngọc Đóa hoa Tình yêu Lạc thú Khổ đau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói nghịch lí như vậy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?

- Bộ nâng cao do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên

Câu hỏi 1. Trong bốn câu đầu, tác giả nêu hình ảnh “đôi mắt em”. Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì đối với chủ đề của bài thơ?

Câu hỏi 2. Phân tích hình ảnh “trái tim” trong bài thơ từ câu: “Nhưng em ơi, đời anh chỉ là một trái tim” đến hết.

Câu hỏi 3. Sự đối lập các hình ảnh “viên ngọc” và “đóa hoa” (từ “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc...” đến “anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em”) với hình ảnh “trái tim” nói lên điều gì?

Câu hỏi 4. Bài thơ nêu ra nhiều nghịch lí. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc giải thích các câu thơ:

- Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. - Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. - Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

* Câu hỏi trong sách tham khảo

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 - Phần Văn học của TS. Hoàng Hữu Bội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi 1: Ở dòng thơ đầu, người con trai đã nói với người con gái điều gì? Bằng lời nói ấy, Ta -go đã bày tỏ quan niệm gì về tình yêu đôi lứa?

Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy đọc tiếp bảy dòng thơ tiếp theo và cho biết: người con trai đã nói gì với người con gái? Ta-go bày tỏ quan niệm gì về tình yêu?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 3: Anh (chị) đọc 10 dòng thơ tiếp theo và cho biết: người con trai tiếp tục bày tỏ điều gì với người con gái? Ta -go muốn nói điều gì nữa với người đọc về tình yêu?

Câu hỏi 4: Ở bốn câu thơ cuối cùng, chàng trai nói với cô gái điều gì? Lời nói đó của chàng trai thể hiện quan niệm gì về tình yêu của Ta -go?

Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy khái quát mạch tâm tư của chàng trai đối với cô gái ở trong bài thơ này và nêu một cách tổng quát quan niệm về tình yêu của Ta- go? Hãy chú ý tới các nghịch lí trong lời tâm sự của chàng trai?

* Câu hỏi đề xuất của luận văn

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản trong phần tiểu dẫn?

+ Câu hỏi 2: Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về tập thơ “Người làm vườn”?

+ Câu hỏi 3: Theo anh (chị) bài thơ có thể chia đoạn được không? Và hãy đặt tên cho từng đoạn?

+ Câu hỏi 4: Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?

+ Câu hỏi 5: Trong khổ thơ mở đầu, hình ảnh nào tạo cho em ấn tượng mạnh nhất? Tại sao tác giả lại dùng hình ảnh đó?

+ Câu hỏi 6: Tago sử dụng biện pháp nào để xây dựng hình ảnh “đôi mắt”. Đọc ba câu thơ mở đầu em có liên tưởng gì?

+ Câu hỏi 7: Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?

+ Câu hỏi 8: Ở đoạn thơ thứ 2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Những biện pháp nghệ thuật đó có giá trị gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì về giới hạn của nó đâu

Anh (chị) thấy tình cảm của nhân vật trữ tình ở đây như thế nào?

+ Câu hỏi 10: Theo anh (chị), những đặc điểm nghệ thuật gì đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ?

+ Câu hỏi 11: Anh (chị) hiểu thế nào về tình yêu của Tago? Hãy lấy dẫn chứng về quan niệm tình yêu trong thơ của các tác giả khác trong và ngoài nước?

+ Câu hỏi 12: Tại sao lại nói đây là bài thơ trữ tình đậm chất triết lí. Hãy phân tích tính chất triết lí đó?

+ Câu hỏi 13: Trong bài thơ, R ta-go đã thể hiện chân lí gì của tình yêu? Nêu cảm nhận của em về chân lí đó?

2.3. Những đề xuất góp phần xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 70 - 76)