Xây dựng hệ thống câu hỏi cho một số bài thơ trữ tìn hở lớp 11

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 57 - 112)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho một số bài thơ trữ tìn hở lớp 11

2.2.1. Hệ thống câu hỏi trong dạy học các bài thơ trữ tình Việt Nam

2.2.1.1. Bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

* Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK (Bộ nâng cao và bộ chuẩn) - Bộ chuẩn do GS. Phan Trọng Luận làm chủ biên

Câu 1. Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ).

Câu 2. Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

Câu 3. Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? (Chú ý nghĩa của từ

xuân, từ lại; nghệ thuật tăng tiến: mảnh tình - san sẻ - tí – con con).

Câu 4. Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh (chị) hãy phân tích điều đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bộ nâng cao do GS Trần Đình Sử làm chủ biên

Câu 1. Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ đầu và giá trị biểu cảm của các từ ngữ: dồn, trơ, cái hồng nhan.

Câu 2. Hai câu 3- 4 biểu hiện tâm sự gì của tác giả?

Câu 3. Nhận xét đặc điểm về cú pháp hai câu 5-6. Hình ảnh thiên nhiên dữ dội trong hai câu này nói gì về cá tính của Hồ Xuân Hương?

Câu 4. Thái độ của nhà thơ đối với số phận được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Câu 5. Hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng mạnh trong bài thơ.

Câu 6. Học thuộc lòng bài thơ này.

* Câu hỏi trong sách tham khảo

- Thiết kế bài học Ngữ văn 11 - tập 1 của Nguyễn Văn Đường:

Câu hỏi 1: Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? Từ “văng vẳng” gợi âm thanh như thế nào? giải nghĩa, phân tích động từ “trơ”. Em hiểu từ “hồng nhan” là gì? từ này thường đi kèm với từ nào để trở thành thành ngữ? Tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này là tâm trạng gì? Liên hệ so sánh với hai câu đề trong hai bài thơ Tự tình 1Tự tình 3 để thấy sự gần gũi và khác biệt?

Câu hỏi 2: Cảnh nhà thơ ngồi uống rượu một mình dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì? Hình ảnh “trăng khuyết”, “xế” và con người uống say bộc lộ nỗi niềm trong hoàn cảnh như thế nào? So sánh với hai câu thực ở hai bài 1 và 3 có gì gần gũi và khác biệt?

Câu hỏi 3: Cả 6 câu luận trong ba bài thơ đều thống nhất với nhau ở điểm nào? Các từ “xiên ngang”, “đâm toạc” tả tư thế, hình dáng, vận động của rêu và đá có phải chỉ nhằm tả thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ không? Đặc sắc của nghệ thuật tả cảnh, tả tình của Hồ Xuân Hương trong hai câu thơ này?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 4: Đáng lẽ, theo mạch cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt ở hai câu luận. Hai câu kết không thể thể hiện như vậy, nhưng điều đó lại xảy ra. Vậy tâm trạng của tác giả vì sao lại rẽ ngoặt như thế? Đó là tâm trạng gì? Mạch logic của diễn biến tâm trạng là thế nào? Cái điệp từ xuân, lại, con có tác dụng gì? So sánh với hai câu kết của hai bài 1 và 3.

Câu hỏi 5: Đọc diễn cảm toàn bài thơ, thử vạch lại mạch cảm xúc trong bài thơ Tự tình?

Câu hỏi 6: Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bài thơ Tự tình là gì? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

* Câu hỏi đề xuất của luận văn

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn?

+ Câu hỏi 2: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu xuất xứ của bài thơ? + Câu hỏi 3: Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào?

+ Câu hỏi 4: Anh (chị) có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu câu thơ:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

+ Câu hỏi 5: Hai câu thơ cuối diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào?

+ Câu hỏi 6: Khi buồn tủi, cô đơn, người xưa thường “nâng chén tiêu sầu”. Vậy ở đây, nỗi niềm tâm sự của nhà thơ có vơi bớt đi không khi tìm đến men rượu? Vì sao?

+ Câu hỏi 7: Anh (chị) hiểu thế nào về từ “trơ” trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương? Từ “trơ” diễn tả tâm trạng của nữ thi sĩ như thế nào?

+ Câu hỏi 8: Nhịp thơ, giọng điệu thơ, ngôn ngữ thơ, và những hình ảnh thơ của toàn bài có gì đặc biệt?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Câu hỏi 9: Nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ Tự tình I Tự tình II.

+ Câu hỏi 10: Có người cho rằng, so với phụ nữ truyền thống, Hồ Xuân Hương vừa rất quen thuộc, vừa rất mới mẻ. Em nghĩ gì về ý kiến trên?

2.2.1.2. Bài Hầu trời (Tản Đà)

* Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK (Bộ nâng cao và bộ chuẩn) - Bộ chuẩn do GS. Phan Trọng Luận làm chủ biên

Câu hỏi 1. Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể? Câu hỏi 2. Tác giả kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả?

Câu hỏi 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩ đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Câu hỏi 4. Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật...)

- Bộ nâng cao do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên

Câu hỏi 1. Thuật lại chuyện “hầu Trời” của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ tài hư cấu của tác giả (chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí đa dạng của nhân vật,...).

Câu hỏi 2. Chuyến “hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về bản thân cùng quan niệm mới của ông về văn và nghề văn?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 4. Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố thuộc khẩu ngữ.

Câu hỏi 5. Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

* Câu hỏi trong Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 - Phần Văn học của TS. Hoàng Hữu Bội

Câu hỏi 1: Tản Đà có tên thật là gì? Tại sao ông lấy bút danh là Tản Đà?

Câu hỏi 2: “Ông sinh ra và lớn lên ở buổi giao thời” (SGK), buổi giao thời là buổi nào?

Câu hỏi 3: Tại sao người ta nói: “Tản Đà là con người của hai thế kỉ

(về học vấn, về sự nghiệp, về văn chương)

Câu hỏi 4: Tại sao có thể nói: “Thơ văn Tản Đà là gạch nối giữa hai thời đại văn học: thời trung đại và thời hiện đại”?

Câu hỏi 5: Em hãy tóm lược cốt truyện với những chi tiết cụ thể tạo nên cốt truyện đó?

Câu hỏi 6: Em có nhận xét gì về cách kể và giọng kể của Tản Đà ở bài thơ này?

Câu hỏi 7: Buổi đọc văn cho Trời và chư tiên nghe của văn sĩ diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 8: Văn sĩ xưng danh với Trời như thế nào? So với việc xưng danh của một số nhà thơ thời trung đại thì xưng danh của Tản Đà có gì độc đáo?

Câu hỏi 9: Tản Đà nói đến nhiệm vụ truyền bá “thiên lương” mà trời giao cho là có ý gì?

Câu hỏi 10: Văn sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đã nói với Trời về tình cảm của nghệ sĩ dưới trần gian như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu hỏi 11: Về mặt nghệ thuật, bài thơ Hầu Trời có gì mới so với thơ thời trung đại? Có những dấu hiệu đổi mới nào theo hướng hiện đại?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Câu hỏi đề xuất của luận văn:

+ Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản trong phần tiểu dẫn? Nêu những nét chính về nhà thơ Tản Đà?

+ Câu hỏi 2: Hầu trời được in trong tập thơ nào của Tản Đà? Nêu một số tác phẩm chính của ông?

+ Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể? + Câu hỏi 4: Tác giả đã kể chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào?

+ Câu hỏi 5: Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời như thế nào?

+ Câu hỏi 6: Qua đoạn thơ, anh (chị) cảm nhận được gì về cá tính của nhà thơ và niềm khát khao chân thành của thi sĩ?

+ Câu hỏi 7: Anh (chị) có nhận xét gì về giọng kể của tác giả?

+ Câu hỏi 8: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa của đoạn thơ đó?

+ Câu hỏi 9: Theo anh (chị) hai nguồn cảm hứng của thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

+ Câu hỏi 10: Về mặt nghệ thuật, bài thơ có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật).

+ Câu hỏi 11: Anh (chị) hiểu thế nào là ngông? Cái ngông trong văn chương thường bộc lộ thái độ sống như thế nào?

2.2.1.3. Bài thơ Vội vàng ( Xuân Diệu)

* Câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK (Bộ nâng cao và bộ chuẩn) - Bộ chuẩn do GS. Phan Trọng Luận làm chủ biên

Câu hỏi 1. Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 2. Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?

Câu hỏi 3. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc?

Câu hỏi 4. Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

- Bộ nâng cao do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên

Câu hỏi 1. Bài thơ được viết như một dòng cảm xúc hối hả, tuôn trào, nhưng vẫn tuân theo một bố cục khá rõ ràng, thể hiện mạch triết luận sâu sắc và chặt chẽ. Hãy tìm bố cục ấy.

Câu hỏi 2. Đọc toàn bài, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về nhạc điệu của bài thơ? Nhạc điệu ấy được tạo ra bằng những thủ pháp gì?

Câu hỏi 3. Tác giả đã cảm nhận về thời gian như thế nào? Phân tích đoạn từ câu 14 đến câu 24 để làm nổi bật cảm nhận ấy.

Câu hỏi 4. Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được tác giả cảm nhận và diễn tả một cách hấp dẫn như thế nào? Điều ấy thể hiện quan niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

Câu hỏi 5. Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ (điệp từ, tính từ,...) trong đoạn thơ từ câu 31 đến câu 39, qua đó làm nổi bật tuyên ngôn về lẽ sống của Xuân Diệu.

Câu hỏi 6. Qua bài thơ có thể hình dung cái tôi của Xuân Diệu như thế nào?

Câu hỏi 7. Học thuộc lòng bài thơ.

* Câu hỏi trong sách tham khảo: “Câu hỏi và bài tập với việc dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường” của Nguyễn Quang Cương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 1: Nhận xét nhan đề? Có thể chọn nhanh một số nhan đề tương tự?

Câu hỏi 2: Đọc 4 câu thơ đầu của bài thơ - nêu nhận xét của mình về ý thơ, giọng điệu lời thơ?

Câu hỏi 3: Nhận xét bức tranh mùa xuân dưới con mắt “xanh non”, “biếc rờn” của Xuân Diệu. Tại sao nói Xuân Diệu đã thực sự phát hiện một “thiên đường nơi mặt đất” ? Chứng minh: Mùa xuân được miêu tả như “một bữa tiệc của trần gian” ?

Câu hỏi 4: Trong khu vườn trần thế căng tràn sức sống đó, Xuân Diệu đã lấy con người hay thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp? Tác giả đã cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan như thế nào?

Câu hỏi 5: Những so sánh độc đáo thể hiện phong cách thơ Xuân Diệu?

Câu hỏi 6: Sự chuyển đổi cảm giác trong câu thơ “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi” ?

Câu hỏi 7: Hãy lí giải nỗi niềm Xuân Diệu trong câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”?

Câu hỏi 8: Xuân Diệu ý thức như thế nào về sự trôi chảy của thời gian? So sánh với quan niệm này của thơ ca trung đại?

Câu hỏi 9: Triết lí về sự trôi chảy vô hạn của thời gian và sự hữu hạn bé nhỏ của kiếp người, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật như thế nào? (giọng thơ, sự đối lập, điệp ngữ...).

Câu hỏi 10: Lo lắng vì thời gian qua mau, con người không vĩnh hằng cùng cuộc sống có khiến cho nhà thơ bi quan chán chường không ? Tác giả đã tìm ra một phương thức hữu hiệu nào để chiến thắng thời gian ? Phân tích đoạn thơ “Ta muốn...cắn vào ngươi” để làm nổi bật niềm ham sống, khát khao giao cảm với đời đầy mãnh liệt của người thi sĩ?

Câu hỏi 11: Thử so sánh hồn thơ ở “Vội vàng” với hồn thơ ở “Đây mùa thu tới”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Câu hỏi đề xuất của luận văn:

+ Câu hỏi 1: GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn trong SGK để trả lời câu hỏi: Tại sao Thơ Thơ được xem là đỉnh cao của phong trào Thơ mới?

+ Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về tác giả Xuân Diệu?

+ Câu hỏi 3: GV yêu cầu HS xác định bố cục bài thơ (có thể chia bài thơ thành mấy phần? Ý chính của từng phần? Đại từ xưng hô của từng phần có gì khác nhau? Qua đó hãy nêu chủ đề của bài thơ?

+ Câu hỏi 4: Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu lên ý tưởng gì? Ý nghĩa của ý tưởng đó như thế nào?

+ Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy nhận xét về nhạc điệu của bài thơ? Đặc điểm nhạc điệu ấy được tạo ra bằng những thủ pháp nghệ thuật gì? Hãy phân tích sự thể hiện nhạc điệu ấy của các thủ pháp đã được sử dụng?

+ Câu hỏi 6: Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào?

+ Câu hỏi 7: Anh (chị) có nhận xét gì về sự cảm nhận thời gian của

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 57 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)