Các bài thơ trữ tình Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 51 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Các bài thơ trữ tình Việt Nam

* Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương

Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện hai tâm trạng tưởng chừng như trái ngược nhưng thống nhất trong bản lĩnh, tính cách Hồ Xuân Hương: vừa buồn tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn đọng lại trong nỗi xót xa.

Tự tình cũng thể hiện nổi bật tài năng của Hồ Xuân Hương qua việc sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình, giàu sức biểu cảm; qua cách xây dựng hình ảnh, sử dụng tiết tấu câu thơ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật để diễn tả cảm xúc, tâm trạng.

* Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

Nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ cũng đồng thời thể hiện tâm trạng ưu thời mẫn thế, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Câu cá mùa thu là một minh chứng sinh động về sức biểu đạt của ngôn từ tiếng Việt với ngôn ngữ giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, diễn đạt một cách xuất sắc những biểu hiện tinh tế của cảnh vật cũng như những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng.

* Thương vợ - Trần Tế Xương

Bài thơ là lời tự trào thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của Tú Xương dành cho người vợ. Qua đó, người đọc thấy được vẻ đẹp nhân cách Tú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xương: tự nhận khiếm khuyết khi không hoàn thành trách nhiệm đối với vợ con để rồi càng thấy mình khiếm khuyết càng yêu thương, quý trọng vợ. Bài thơ cũng thể hiện phần nào tâm sự của nhà thơ trước cuộc đời.

Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. Bài thơ cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình.

* Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

Bài thơ được viết bằng chữ Hán, sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm. Đó là khúc tình riêng tư sâu lắng và da diết. Nó góp thêm một nốt nhạc xanh tình bạn trong tâm hồn giàu yêu thương của mỗi chúng ta.

Nét nổi bật của bài thơ là cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất, lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.

* Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương

Là một trong những bài thơ về đề tài “thi cử” - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Viết về đề tài này, Tú Xương bộc lộ rõ thái độ mỉa mai, phẫn uất đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông.

Vịnh khoa thi Hương là bức tranh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên nỗi lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước.

Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ này đó là cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, đảo trật tự cú pháp. Qua đó nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ sự hài hước, châm biếm.

* Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

Bài thơ thể hiện cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó, người đọc thấy rõ vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ: một con người giàu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng lực, dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.

Bài thơ làm theo thể hát nói, có quy định về số câu, về cách chia khổ. Nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, về cách giao vần, nhịp điệu.

* Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

Là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn đầu khi thực dân Pháp mới đặt chân lên đất Nam kì. Bài thơ thể hiện niềm đau xót khôn nguôi trước tình cảnh đất nước và nhân dân bị rơi vào cảnh khói lửa lầm than.

Bài thơ vùa tả thực, vừa khái quát để vừa kể tội quân giặc vừa xót xa trước tình cảnh nhân dân. Giá trị hiện thực của bài thơ góp phần làm nên tính chiến đấu mạnh mẽ của thơ văn Đồ Chiểu.

* Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) - Chu Mạnh Trinh

Bài thơ có thể làm trong dịp nhà thơ tham gia sửa sang ngôi chùa Thiên Trù ở Hương Sơn. Bài hát nói miêu tả cảnh vật nên thơ, nên họa của Hương Sơn, đồng thời thể hiện sự hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo đầy thành kính, trang nghiêm với tình yêu giang sơn đất nước tươi đẹp.

Cách sử dụng từ tạo hình kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng của tác giả.

* Hầu trời - Tản Đà

Tác phẩm in trong tập “Còn chơi” (1921). Trong bài thơ ông tự coi mình là một trích tiên, tức là vị tiên trên trời bị đày xuống hạ giới vì tôi “ngông”. Có lúc chán đời, ông muốn làm thằng Cuội để cùng với chị Hằng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”. Có lúc mơ màng, ông muốn theo lác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bước vào chốn thiên thai. Táo bạo hơn ông còn mơ thấy mình được lên thiên đình, hội ngộ với những mĩ nhân cổ kim cùng đàm đạo chuyện văn chương, chuyện thế sự với các bậc tiền bối, thậm chí cả với cụ Khổng Tử. Ông còn viết thư hỏi Giời và bị Giời mắng. Bài Hầu trời là khoảnh khắc trong cả chuỗi cảm hứng lãng mạn đó.

Cảnh hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân, chất ngông phóng túng, sự tự ý thức về tài năng thơ, về giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình trước cuộc đời.

* Vội vàng - Xuân Diệu

Tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Xuân Diệu. Được rút trong tập Thơ thơ. Bài thơ thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, qua đó thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. Đó là tiếng nói hăm hở của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt và là tuyên ngôn cho một quan niệm sống, triết lí sống được thể hiện bằng những hình tượng thơ thấm đẫm cảm xúc.

Bài thơ có sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. Nhạc điệu say mê, hối hả giục giã, cùng với những hình ảnh sáng tạo độc đáo, tươi mới đã làm nên cái riêng chưa từng có trong hồn thơ Xuân Diệu.

* Tràng Giang - Huy Cận

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm sự yêu nước thầm kín của tác giả. Đồng thời cũng toát lên nỗi lòng cô đơn bất lực trước thời cuộc của hồn thơ Huy Cận nói riêng và của lớp trí thức trẻ lúc bấy giờ nói chung.

Nét nghệ thuật độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân...) cùng với đó là nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử

Viết năm 1938, in trong tập Thơ điên, được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, đồng thời còn là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống.

Sử dụng hệ thống câu hỏi tu từ rải đều ở ba khổ thơ tạo nên chuỗi âm hưởng nhất quán, càng ngày nỗi niềm bâng khuâng, khắc khoải càng lớn dần. Đó cũng là câu hỏi day dứt về thân phận, về nỗi mặc cảm chia lìa. Cùng với đó là trí tưởng tượng phong phú, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

* Chiều tối - Hồ Chí Minh

Bài thơ đã thể hiện đầy đủ và khá điển hình đặc điểm cơ bản nhất của toàn bộ cuốn nhật kí bằng thơ của Hồ Chí Minh, đó là vẻ đẹp cổ điển về hình thức và hiện đại về cảm hứng, toát lên phong thái ung dung tự tại của một người nhân cách vĩ đại. Dù trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, Người cũng phát hiện vẻ đẹp giản dị mà đáng quý của cuộc sống. Hơn nữa, bài thơ còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.

* Từ ấy - Tố Hữu

Bài thơ là tiếng ca tươi vui, trong trẻo, hân hoan nồng nhiệt của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã bắt gặp ánh sáng lí tưởng, đồng thời bài thơ cũng giàu chất lãng mạn, sôi nổi, trẻ trung của một cái tôi trữ tình. Có sự gắn bó khăng khít giữa cá nhân với quần chúng nhân dân, niền tin tưởng, lạc quan của nhà thơ vào tương lai tươi sáng.

Với giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn. Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước, giác ngộ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng ngôn ngữ giàu nhạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điệu. Hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc. Tác giả dùng nhiều hình ảnh của thiên nhiên để thể hiện niềm vui sướng, bừng ngộ khi tiếp cận ánh sáng tâm lí cách mạng.

* Nhớ đồng - Tố Hữu

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Cách lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ. Cộng với sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn với tinh thần cách mạng trong việc sáng tạo hình ảnh, diễn biến tâm tư của nhà thơ.

* Tương Tư - Nguyễn Bính

Bài thơ được rút trong tập Lỡ bước sang ngang (1940), là một trong những bài thơ đặc sắc thể hiện tình yêu trong sáng, mãnh liệt của người con trai đối với người con gái thôn quê. Đồng thời, nhà thơ còn thể hiện tình cảm chân thành của mình với những nét văn hóa dân gian của dân tộc.

Bài thơ đậm đà màu sắc dân gian, phảng phất phong vị của ca dao, những hình ảnh bình dị và quen thuộc. Giọng điệu thơ trong trẻo, cách so sánh ví von sinh động, tinh tế... mà hết sức gợi cảm.

* Chiều Xuân - Anh Thơ

Bài thơ ngợi ca cảnh đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước đã bao trùm lên bức tranh quê buổi Chiều xuân.

Tác giả sử dụng hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói về cái tĩnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 (Trang 51 - 56)