7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, giúp
giúp HS nắm bắt được các dạng thức của cái “tôi” trữ tình
Khi xác lập hệ thống câu hỏi trong giáo án của mình, GV không thể tách rời đối tượng học sinh. Có thể nói đây là vấn đề có tính nguyên tắc sư phạm trong nhà trường. Khi soạn bài, nếu người GV không chú ý đến năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lực tiếp nhận của học sinh thì sẽ không thể có cách đặt câu hỏi phù hợp với khả năng và điều kiện nhận thức của các em. Câu hỏi dù có hay chăng nữa, nhưng sẽ vô tác dụng nếu như học sinh không trả lời được. Như chúng ta đã biết, cái khó của việc nắm bắt cái thần của thơ trữ tình là việc cảm thụ thơ, thấy được các dạng thức của cái “tôi” trữ tình. Mà cái “tôi” trữ tình có thể là cái “tôi” cá nhân ngoài đời của tác giả, cũng có thể là cái “tôi” được nghệ thuật hóa, ẩn trong các hình tượng của tác phẩm, cũng có lúc nó tồn tại bên cạnh nhân vật trữ tình… nên rất khó phân biệt. Chính vì vậy mà khi phân tích thơ, học sinh thường có sự đồng nhất cái “tôi” trữ tình với cái “tôi” tác giả, hoặc nhầm lẫn cái “tôi” trữ tình với nhân vật trữ tình. Để khắc phục tình trạng trên thì người giáo viên cần phải sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực tiếp nhận của HS, tránh việc học sinh cảm thụ phiến diện chung chung, một chiều, làm mất đi giá trị vốn có của tác phẩm.
Khi dẫn dắt học sinh khám phá 2 câu thơ cuối trong tác phẩm “Thương vợ” (Trần Tế Xương) GV có thể đặt câu hỏi:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không.
Câu thơ trên đã bộc lộ tâm sự gì của nhà thơ? Tâm sự ấy có phải riêng của nhà thơ hay không? Qua đó nói lên tình cảm gì mà nhà thơ muốn gửi gắm?
Đặt những câu hỏi như vậy sẽ giúp học sinh nắm bắt được cái “tôi” trữ tình và dạng thức tồn tại của nó, thấy được những dấu hiệu của một cái “tôi” cá nhân ý thức về ý nghĩa của đời người, của tuổi trẻ, trách nhiệm, hạnh phúc. Từ việc hiểu được cái “tôi” trữ tình, HS sẽ nắm bắt được chủ đề của bài thơ là sự thương cảm, niềm xót xa của nhà thơ đối với vợ, thương vợ nên chửi mình, chửi thói đời đen bạc…
Có thể nói đây là một bước trọng tâm khi khám phá bài thơ trữ tình. Đối với dạng câu hỏi ở khâu này đòi hỏi trong tư duy người học liên tiếp diễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ra các hoạt động tâm lí như liên tưởng và tưởng tượng, cùng với đó, HS sẽ huy động và vận dụng tối đa vốn sống, vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân, vận dụng các tri thức khoa học liên ngành để cảm thụ các hình ảnh trong bài thơ, nhằm tìm hiểu, khám phá cho được cái “tôi” trữ tình của tác giả trong bài thơ.
Cho nên, khi thiết kế hệ thống câu hỏi, GV cần bám sát những chuẩn kiến thức mà học sinh cần nắm được và kết quả cần đạt tới của bài học để xây dựng hệ thống câu hỏi sao cho thích hợp. Phải nắm được đặc trưng thể loại thơ trữ tình để tránh nhầm lẫn giữa dạy thơ trữ tình với các tác phẩm tự sự hay kịch. Hệ thống câu hỏi khi dạy các bài thơ trữ tình thường chú ý khai thác tâm trạng của nhân vật trữ tình để qua đó khái quát nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc, sự mới mẻ của thi phẩm.
Khi dạy bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương, GV cần đưa ra hệ thống câu hỏi để HS phát hiện được tâm tư sâu kín của người phụ nữ trong xã hội xưa về hạnh phúc như: Tại sao nói tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ lại được thể hiện qua thời gian và không gian?. Cho nên GV cần căn cứ vào đối tượng học sinh, nắm vững trình độ nhận thức, sự cảm thụ nghệ thuật, vốn sống, tư tưởng tình cảm cũng như điều kiện học tập của học sinh để xây dựng một hệ thống câu hỏi cho phù hợp, hài hòa và vừa sức đối với học sinh. Dạy thơ là phải thấy được ngôn ngữ thơ vốn đa nghĩa, sắc thái biểu cảm đa dạng, điều này đòi hỏi học sinh phải khám phá được tầng nghĩa mới, phát hiện được tâm trạng nhân vật và ý nghĩa của câu thơ, hình tượng thơ. Học sinh chỉ có thể hiểu được những điều vừa sức với các em, không vượt quá sự hiểu biết của các em. GV yêu cầu quá cao hay quá thấp sẽ không có tác dụng thúc đẩy các em tích cực học tập.
HS THPT đang ở lứa tuổi ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, các em đã bắt đầu xây dựng cho mình những ý kiến chủ quan trong quá trình tiếp cận TPVC. Do đó, khi giảng dạy, người GV không nên áp đặt những ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiến chủ quan của mình, mà phải đưa ra hệ thống câu hỏi để khơi gợi, dẫn dắt sao cho HS trả lời đúng trọng tâm, tránh lan man hoặc đi chệch nội dung định hướng ban đầu.
VD: Khi dạy hai câu thực trong bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương, GV có thể sử dụng câu hỏi: Khi buồn tủi, cô đơn, người xưa thường “nâng chén tiêu sầu”. Vậy ở đây, nỗi niềm tâm sự của nhà thơ có vơi bớt đi không khi tìm đến men rượu? Vì sao?
GV cần tạo không gian mở cho học sinh, phải thấy được sự đa nghĩa của tác phẩm và sự cảm thụ nhiều chiều của học sinh. Khi tổng hợp diễn biến, tâm trạng, tình cảm của Hồ Xuân Hương qua “Tự tình”, GV gợi ý để HS phát hiện ý nghĩa nhân văn toát lên từ hình tượng thơ: Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, bài thơ đã thể hiện được những ý nghĩa nhân văn sâu sắc như thế nào?
Vì vậy, GV phải đưa ra nhiều câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đón nhận của học sinh để học sinh có thể tự do bộc lộ những cảm nhận của mình. Sau đó GV thăm dò những tiếp cận khác nhau của học sinh, dự báo và nắm độ vênh trong quá trình khám phá tác phẩm văn chương của học sinh. Tạo không khí đối thoại, dân chủ, cởi mở trong dạy học.